Con cái hay điện thoại quan trọng hơn!
Áp dụng kỷ luật không nước mắt với con trẻ | |
Chuyên gia chỉ ra sai lầm của bố mẹ Việt trong việc nuôi dạy con | |
Tranh thủ dạy con kỹ năng sống khiến con hào hứng mà hiệu quả |
Dạo ấy, tôi vừa đổi chiếc điện thoại mới và thú thật là mê mẩn vô cùng với vô vàn tiện ích công nghệ số. Dẫu đã tự nhủ và tự hứa với chính mình sẽ không quá chú tâm vào màn hình di động mà bỏ rơi cô con gái bé bỏng nhưng thỉnh thoảng tôi vẫn quên điều đó, cứ mắt lướt, tay trượt điện thoại trong vô thức. Và tiếng hét của con gái làm tôi giật mình. Con gái hay điện thoại quan trọng hơn? Câu trả lời mãi mãi vẫn chỉ có đáp án duy nhất.
Vậy là một thỏa thuận giữa hai mẹ con được ký kết: Có mặt con gái, mẹ không dùng điện thoại bừa bãi. Con sẽ giám sát việc lướt mạng của mẹ, nhắc nhở nghiêm khắc khi mẹ lỡ... quên. Thời gian bên nhau của hai mẹ con sẽ dành trọn cho việc cùng chơi, cùng học, cùng cười...
Dành thời gian cho con, lắng nghe con trẻ mỗi ngày dường như trở thành điều xa xỉ trong xã hội hiện đại này. Internet, công nghệ số và muôn nỗi lo cơm áo gạo tiền đang cuốn phăng chúng ta vào vòng xoáy của công việc cùng nhiều thú vui riêng. Một hình ảnh ta dễ dàng bắt gặp khắp nơi là những khuôn mặt cắm cúi, say sưa với thế giới ảo. Bố mải mê chinh chiến cùng các chiến hữu trong trận địa không hồi kết của game online. Mẹ xúng xính chụp ảnh, đăng đàn câu like mọi lúc mọi nơi...
Bữa cơm gia đình hóa lặng thinh trong lòng con trẻ. Bài tập của con không lời hồi đáp thắc mắc. Bài kiểm tra điểm cao cũng chẳng ai thèm quan tâm động viên, khen thưởng. Những đứa trẻ cô đơn trong chính gia đình mình, cô đơn ngay bên cạnh bố mẹ mình. Bố mẹ cứ mải co cụm trong thế giới riêng, vô tình quên mất rằng mình có những đứa con đang cần được trò chuyện, cần hỏi han, cần quan tâm và cần yêu thương.
Để rồi một lúc nào đó, ta giật mình nhận ra con cái và bố mẹ đang ngày càng xa cách nhau. Nhận ra con trẻ đã thay đổi, cũng nghiện game, cũng chat chít giống bố, giống mẹ. Nhận ra rằng ta đã sai trong cách dạy con, sai vì nêu gương xấu và sai vì đã ích kỷ với thú vui riêng của chính mình.
Tôi biết có không ít bố mẹ đã giật mình vì lời cầu xin khắc khoải của con trẻ: "Con xin bố mẹ... hãy bỏ điện thoại, iPad xuống... được không ạ?". Tôi biết có cô giáo từng bật khóc trên trang viết của học trò tiểu học về mơ ước: "Con ước mình là một chiếc smartphone để được bố mẹ quan tâm nhiều hơn".
Lắng nghe con trẻ, tưởng khó mà dễ vô cùng! Hãy loại trừ nguy cơ biến mình thành nô lệ của công nghệ bằng cách xây dựng một thời gian biểu sinh hoạt hợp lý, cân đối. Dành một khoảng thời gian vừa đủ cho mạng xã hội và nghiêm túc tuân thủ giới hạn đó. Lời khuyên này dành cho tất cả chúng ta, người lớn và trẻ em, bố mẹ và con cái!
Theo Trang Nguyễn/ nld.com.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12