Cơ thể chúng ta cầm cự được bao lâu khi nhịn ăn?
Thiền nhịn ăn 49 ngày, lợi và hại | |
Nhịn ăn trước khi xét nghiệm máu: Những điều cần biết |
Thời gian gần đây, người trẻ không khỏi xôn xao trước việc một bạn trẻ bị ung thư dạ dày vì nhịn ăn, hoặc ăn uống thất thường do công việc bận rộn.
Trước đây, khi trào lưu nhịn ăn để giảm cân, thanh lọc cơ thể hay nhịn ăn do nhịp sống hối hả, bận rộn đã được nhiều chuyên gia sức khỏe cảnh báo. Mặc dù theo các nhà khoa học thể trạng, cân nặng và môi trường của bạn ảnh hưởng đến thời gian bạn có thể sống mà không có thức ăn. Tuy nhiên việc nhịn ăn khác với việc ăn chay bởi ăn chay trong một thời gian nhất định thường có lợi ích sức khỏe như giảm nguy cơ béo phì, kiểm soát bệnh tiểu đường. Nhưng nếu nhịn ăn hoàn toàn sẽ có những tác động xấu tới sức khỏe, thậm chí để lại những biến chứng nguy hiểm.
Có bao giờ bạn đặt câu hỏi, liệu con người có thể sống sót bao nhiêu ngày mà không ăn gì cả và cơ thể của bạn sẽ bị biến đổi như thế nào chưa?
Theo các số liệu thống kê ghi nhận được, thời gian sống lâu nhất mà không có thức ăn là trên 70 ngày của một tù nhân chính trị Ireland trong cuộc tấn công 74 ngày của Terence MacSwiney. Ngoài ra hầu hết các đồng nghiệp của ông ấy đã chết trong khoảng thời gian từ 46 đến 73 ngày. Có thể thấy tùy thuộc vào tình trạng thể lực, môi trường, sức khỏe để con người có thể sống sót quãng thời gian khác nhau mà không cần tới thức ăn.
Người trung bình nên giữ an toàn trong 2 ngày mà không ăn
Trên thực tế, trung bình, chúng ta chỉ nên nhịn ăn không quá 2 ngày để đảm bảo an toàn bởi sau 2 ngày không ăn gì, các biểu hiện mệt mỏi, suy nhược cơ thể bắt đầu tăng lên không ngừng với điều kiện vẫn uống nước. Có người có thể cầm cự được khá lâu khi họ nhịn ăn, nhưng cũng có nhiều người cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt chỉ sau vài giờ không ăn gì.
Với những người có thể trạng yếu và môi trường sống khắc nghiệt thì con số 2 ngày này thậm chí còn thấp hơn. Còn nếu vừa nhịn ăn vừa nhịn uống, cơ thể ra mồ hôi mà không được bù nước thì bạn sẽ cảm thấy đuối sức chỉ sau 4 giờ đồng hồ. Các nhà khoa học cho biết tình trạng sức khỏe (lượng chất béo, vitamin, khoáng chất dự trữ)), trọng lượng cơ thể và điều kiện môi trường sống (thời tiết) có ảnh hưởng lớn đến khoảng thời gian hay giới hạn chịu đựng của cơ thể khi không còn được nạp thức ăn.
Trung bình, chúng ta chỉ nên nhịn ăn không quá 2 ngày để đảm bảo an toàn. Ảnh minh họa: Internet |
Quá nóng hoặc quá lạnh đều đẩy bạn gần đến với cái chết hơn, tuy nhiên, bạn sẽ chết vì nguyên nhân khác, chứ không phải chết đói. Nhưng đứng trên góc độ tiêu thụ, nhiệt độ càng cao thì quá trình tiêu thụ năng lượng càng nhanh, trong khi đó, nhiệt độ càng thấp, cơ thể chúng ta càng phải tiêu hao nhiều năng lượng để giữ cho nhiệt độ trung tâm ở mức ổn định. Nếu may mắn có được mức nhiệt vừa đủ, có thể bạn sẽ sống được lâu hơn khi bị buộc phải nhịn đói.
Điều gì xảy ra khi cơ thể không được nạp thức ăn?
Thứ tự sử dụng các dạng năng lượng của cơ thể là như sau: đường sẽ là nguồn năng lượng được sử dụng đầu tiên, sau đó là tới mỡ - điều này giải thích tại sao những người béo lại có thể sống sót lâu hơn nếu bị bỏ đói. Protein là nguồn nguyên liệu bị tiêu hao cuối cùng. Nhưng nếu đã đạt tới cột mốc này, bạn đã ở rất gần với chiếc vé 1 chiều sang thế giới bên kia. Về cơ bản, cơ thể bạn đang tự gặm nhấm nốt những gì còn sót lại trong mình.
Quá trình chuyển hóa là yếu tố then chốt trong thử thách này. Chuyển hóa chính là quy trình biến đổi thức ăn thành năng lượng. Quy trình chuyển hóa càng chậm, tốc độ sử dụng thức ăn càng chậm, và bạn càng có cơ hội kéo dài khoảng thời gian của mình. Nếu đang nhịn đói, cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh chu trình chuyển hóa và tự động làm chậm chu trình này lại. Về cơ bản, cơ thể bạn đang làm tất cả những gì có thể để giữ cho bạn sống sót.
Cụ thể: Nhịn đói sau 48 tiếng (2 ngày), lượng đường huyết trong cơ thể sẽ bị cạn kiệt, glycogen trong cơ bắp và gan sẽ được lấy ra dần từ để chuyển hóa thành glucose tạo năng lượng duy trì hoạt động của cơ thể. Và sau 72 tiếng (3 ngày) cơ thể bắt đầu lấy protein dự trữ ra để duy trì hoạt động, dẫn đến mất cơ, giảm mật độ xương, thậm chí gây ra các vấn đề về thận và tim.
Cơ thể bị bỏ đói lâu ngày hoặc lượng thức ăn ăn vào quá ít có thể dẫn đến suy đa tạng và nhiễm độc máu, cuối cùng là tử vong. Khi chỉ số khối cơ thể BMI giảm còn từ 12 đến 12,5, nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và tử vong do các biến chứng liên quan sẽ tăng cao hơn. Trong khi chỉ số BMI của người khỏe mạnh từ 18,5 đến 24,9. Sau khi những nguồn này cạn kiệt, chất béo lipolysis và cuối cùng là protein trong các tế bào, khối cơ bắt đầu được đem ra sử dụng. Quá trình tiêu hao này đều có tác dụng không tốt cho sức khỏe của bạn.
Hậu quả của việc nhịn ăn?
Nhiều người vẫn nghĩ rằng đây là điều đơn giản. Nếu chưa từng trải qua màn tra tấn kinh hoàng này, có lẽ bạn nên mong rằng mình sẽ không bao giờ bị đem ra làm vật thí nghiệm. Bởi nếu nhịn ăn trong vòng 48 giờ (2 ngày), khiến cho cơ thể phải phá vỡ và lấy đi các nguồn khác để tạo năng lượng, thì một số hệ quả kéo theo gồm có:
- Mệt mỏi, đuối sức, có thể khiến bạn bị ngất xỉu
- Mất cơ
- Giảm mật độ xương, khiến xương bị khô và giòn, loãng xương
- Vấn đề về tim do cơ tim suy yếu, không đủ sức để bơm máu đi khắp cơ thể
- Huyết áp thấp do lực bơm của tim giảm
- Mạch chậm
- Viêm loét do máu lưu thông kém
- Suy thận do mất nước nghiêm trọng
- Rụng tóc và mọc lông tơ trên cơ thể để giữ nhiệt cho cơ thể
Đói lâu ngày do nhịn ăn sẽ gây ra các biến chứng nghiêm trọng hoặc thậm chí gây tử vong.
Nguyên nhân tử vong khi nhịn ăn quá lâu là do:
- Suy đa tạng
- Tim bơm máu kém có thể dẫn đến mất ý thức hoặc tử vong ngay sau đó
- Nhiễm trùng máu nặng, hệ miễn dịch của cơ thể bị quá tải trong quá trình chống lại sự nhiễm trùng.
Bên cạnh việc nhịn ăn hoàn toàn thì những người biếng ăn do mắc bệnh hoặc chủ động ăn ít đến nỗi gần như không có giá trị dinh dưỡng gì thì nguy cơ nhồi máu cơ tim, suy tạng cũng có thể xảy ra, và khả năng tử vong là rất cao. Những người ăn chay trong thời gian ngắn, hạn chế hấp thụ calo có thể mang lại hiệu quả đối với những người không mắc chứng biếng ăn hoặc bệnh tật gì.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng ăn chay có thể làm giảm nguy cơ các bệnh về chuyển hóa như béo phì, tiểu đường bằng cách cải thiện insulin, tăng mức cholesterol tốt và giảm mức chất béo triglyceride, thậm chí có thể bảo vệ não khỏi lão hóa nhanh.
Do đó hãy ăn uống một cách hợp lý để đem lại lợi ích cho sức khỏe thay vì nhịn ăn dù mục đích của bạn là gì.
Theo N. Hà/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46