Có nên cấm phá thai trên 12 tuần tuổi?
Việt Nam trong nhóm 5 nước có tỷ lệ phá thai cao nhất thế giới |
Cần phù hợp thực tế
Dự thảo Luật Dân số quy định, phụ nữ có quyền được phá thai theo nguyện vọng nếu thai dưới 12 tuần tuổi, trừ trường hợp phá thai để lựa chọn giới tính thai nhi, gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe. Còn phụ nữ mang thai từ 12 đến 22 tuần tuổi chỉ được thực hiện phá thai trong trường hợp: mang thai gây nguy hại đến tính mạng hoặc sức khỏe của thai phụ, thai nhi; do loạn luân; bị hiếp dâm; nguy cơ sinh ra trẻ có dị tật hoặc có nguy cơ phát triển không bình thường.
Theo Bà Nguyễn Thị Thanh, chủ tịch Hội phụ nữ tổ 12, phường Phú Lương, quận Hà Đông, việc quy định cấm phá thai tự do trên 12 tuần tuổi là việc nên làm vì như vậy sẽ hạn chế được tình trạng hiện nay là nhiều gia đình chọn giới tính trước sinh, bên cạnh đó còn tránh tình trạng phá thai bừa bãi.
Ảnh minh họa |
Còn theo bác sĩ Nguyễn Kim Quy, nguyên Trưởng khoa sản, Bệnh viện Giao thông vận tải, hàng năm, khoa sản bệnh viện đã xử lý, cấp cứu không ít trường hợp phá thai tại các cơ sở phá thai không an toàn khi đến bệnh viện cấp cứu đã quá muộn. Nhiều người khi được hỏi sao không vào bệnh viện nơi có đủ điều kiện để phá thai an toàn thì cho biết, vì ngại thủ tục phiền hà trong khi các cơ sở tư nhận họ rất “tạo điều kiện”. Nay nếu có thêm quy định thai nhi trên 12 tuần tuổi không được phép phá thì lại càng đẩy chị em tìm đến cơ sở phá thai không an toàn.
Hay theo ý kiến của chị Nguyễn Thị Thùy, cán bộ thuế ở Long Biên, nếu quy định cấm phá thai tự do trên 12 tuần thì sẽ rất khó cho nhiều gia đình vì hoàn cảnh khó khăn nhưng lại lỡ có bầu, để sinh thì không có điều kiện nuôi mà đi phá cũng không được.
Theo luật sư Đặng Quang Thắng, Hội luật gia Việt Nam, đây là hình thức nạo phá thai có điều kiện, quy định vô hình dung chúng ta đã hạn chế một phần quyền sinh sản của cá nhân, cặp vợ chồng, nhất là trường hợp mang thai ngoài ý muốn. Quy định như vậy sẽ phát sinh rất nhiều hệ lụy gây phức tạp trong xã hội, nhất là xuất hiện nhiều cơ sở phá thai “chui” không an toàn để đáp ứng với nhưng trường hợp không đáp ứng đủ điều kiện.
Ngoài ra, luật sư Thắng cho biết thêm, tại điều 14, Hiến pháp quy định: Quyền con người, quyền công dân có thể bị hạn chế theo quy định của luật trong trường hợp cần thiết vì lý do quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự , an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng. Như vậy quy định theo dự thảo về nạo phá thai có điều kiện đã có dấu hiệu hạn chế quyền công dân nói chung và hạn một phần quyền sinh sản của cá nhân, cặp vợ chồng..
Còn đối với quy định của dự thảo về việc được phá thai trên 12 tuần tuổi với một số trường hợp bị hiếp dâm, luật sư Thắng cho rằng, theo Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự quy định nếu vị phạm vào Khoản 1 Điều 111 chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Vậy giả sử người bị hại không có yêu cầu thì cơ quan điều tra cũng không vào cuộc thì ai sẽ xác định là bị hiếp dâm. Nhiều khi thông tin bị hiếp dâm lại có hại cho người mang thai, khiến người mang thai rơi vào tình trạng vừa đau khổ về thể xác lại ức chế về tinh thần.
Tăng cường, giám sát cơ sở phá thai “chui”
Nhiều ý kiến cho rằng, các cơ sở y tế tư nhân hiện nay quá nhiều, hoạt động dễ dàng nên người dân sinh suy nghĩ khi biết giới tính không như mong muốn thì có thể bỏ ngay. Chỉ cần khảo sát quanh các bệnh viện lớn tại Hà Nội, có rất nhiều cơ sở y tế tư nhân mọc lên. Nhiều người đặt câu hỏi về độ an toàn của các phòng khám này không có giấy phép hoạt động vẫn ngang nhiên trưng biển, chỉ khi bị kiểm tra đột xuất hoặc xảy ra những vụ đáng tiếc mới lộ tẩy.
Theo ông Nguyễn Văn Tân, Phó Tổng cục trưởng phụ trách Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), trên thực tế việc phá thai hiện nay đang theo quy định của Luật Bảo vệ chăm sóc SKND năm 1989 (tất cả phụ nữ được phá thai theo nguyện vọng). Tuy nhiên, việc quản lý phá thai còn lỏng lẻo, không có hồ sơ, tên, tuổi nên số liệu khó thu thập được. Song nếu chỉ vì khó khăn mà chúng ta không xem xét, không đưa ra quy định, trên cơ sở đó chấn chỉnh hệ thống quản lý nhà nước thì chúng ta mãi không làm được.
Ông Tân cho biết thêm, trong Đề án dự kiến trình Chính phủ, chúng tôi đề xuất có hệ thống giám sát bằng công nghệ đặt ở các cơ sở được cấp phép cung cấp các dịch vụ phá thai. Một điểm nữa là theo Luật Thanh tra 2010, công tác thanh tra được cải thiện rất nhiều khi thông qua việc kết hợp với thanh tra chuyên ngành; với khả năng hoạt động độc lập của thanh tra viên khác so với trước. Trước đây, nếu đến thanh tra cơ sở nào đều phải có kế hoạch từ trước cho cơ sở được thanh tra. Nay với Luật mới, chúng ta có quyền thanh tra đột xuất, không cần báo trước.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30