Khai mạc đàm phán TPP tại TP. HCM
Các bên tham gia đàm phàn kỳ vọng cuộc họp lần này sẽ có tiến triển khi Mỹ - Nhật tiến gần hơn đến việc giải quyết các vấn đề song phương. Theo Japan Times, sau phiên họp này, các bộ trưởng sẽ tới Singapore tiếp tục bàn thảo trong hai ngày 19 và 20/5 để giải quyết các vấn đề từ thuế nhập khẩu, quyền sở hữu trí tuệ đến cải tổ doanh nghiệp nhà nước.
Các thành viên TPP đã không thể đạt thỏa thuận chung trong kỳ họp gần nhất hồi tháng 2 tại Singapore, do bất đồng của Mỹ và Nhật Bản về khả năng gia nhập thị trường của nhóm hàng nông nghiệp, ôtô. Đây là vấn đề lớn nhất giữa hai nước.
Việt Nam sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt may và gia dày. Ảnh: Thanh niên. |
Các quốc gia còn lại đều giữ thái độ quan sát và chờ đợi. Tuy nhiên, một số nguồn tin cho biết cuộc đàm phán có thể có tiến triển sau khi Tokyo và Washington vượt qua bất đồng tháng trước. Thủ tướng Nhật Bản – Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ - Barrack Obama cho biết sau cuộc gặp gỡ tháng 4 tại Tokyo, họ đã “tìm ra lối đi” cho các vấn đề song phương, đánh dấu “dấu mốc quan trọng” trong TPP.
Thông tin các nước tham gia vào việc đàm phán Hiệp định đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã bắt đầu vòng đàm phán mới nhất tại TP HCM trước đó hoàn toàn được giữ kín. Nội dung cuộc họp và các nước tham gia đàm phán cũng không được tiết lộ cho báo giới.
Bộ Công Thương cho biết hiện Việt Nam đã đàm phán 19 phiên chính thức, nhiều phiên giữa kỳ, 4 phiên cấp Bộ trưởng. Hiện còn gần 20 lĩnh vực vẫn trong vòng đàm phán như mở cửa thị trường hàng hóa, quy tắc ứng xử, sở hữu trí tuệ, môi trường, thương mại điện tử...
TPP dự báo sẽ hình thành mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại và đầu tư. Bên cạnh đó, việc cạnh tranh với các nền kinh tế phát triển trong TPP cũng đặt ra nhiều thách thức rất lớn cho nền kinh tế Việt Nam nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Tuy nhiên, Bộ Công Thương cho rằng, đây vừa là động lực, vừa là sức ép để các doanh nghiệp, các ngành và nền kinh tế Việt Nam tự điều chỉnh để hoàn thiện mình. TPP sẽ giúp doanh nghiệp định hình lại chiến lược trong hoạt động sản xuất-kinh doanh trong bối cảnh đất nước hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng khẳng định sẽ đàm phán quyết liệt với Mỹ về mở cửa thị trường dệt may và da giày. Theo Bộ trưởng Hoàng, khi Việt Nam mới tham gia TPP, các nước khác lo ngại Việt Nam sẽ là cản trở lớn nhất, vì "có nền kinh tế yếu kém và còn nhiều vấn đề”. Nhưng hiện nay, Việt Nam đã trở thành quốc gia có vị trí trung bình trong 12 nước TPP.
Nguồn VnE
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Thị trường 23/12/2024 08:58
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Thị trường 23/12/2024 07:08
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Gắn kết tự nhiên và phát triển bền vững nhờ nông nghiệp sinh thái ở Tây Bắc
Kinh tế 22/12/2024 18:31
Doanh nhân Vũ Minh Châu được vinh danh vì sự nghiệp phát triển ngành mỹ nghệ kim hoàn đá quý Việt Nam
Doanh nhân 22/12/2024 18:16
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35