Có hay không việc “đi đêm” để xây nhà trên đất nông nghiệp?
Từ phản ánh của người dân, nhóm phóng viên và CTV của Báo Lao động Thủ đô đã đến phường Khương Đình để tìm hiểu rõ sự việc.
Sau nhiều ngày thâm nhập thực tế, chúng tôi đã ghi nhận đúng là có tình trạng nhiều ngôi nhà kiên cố, cao tầng được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp. Thậm chí, nhiều người dân, thậm chí là chủ nhân của một số ngôi nhà còn khẳng định rằng, để xây dựng được nhà trên đất này thì cần phải “đi đêm” từ vài chục đến vào trăm triệu đồng.
Đưa ra thông tin này, phóng viên không có ý khẳng định là có chuyện “đi đêm” với lãnh đạo địa phương để được “bật đèn xanh” xây dựng trái phép. Nhưng thực tế là, không hiểu vì sao, sau nhiều ngày phóng viên tìm hiểu thì thấy rằng những công trình xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở đây vẫn được tồn tại, nhiều ngôi nhà khác vẫn được thi công một cách công khai, giữa ban ngày ban mặt…
Đất nông nghiệp được đổ đất, xây móng, dựng tường rào |
Trong vai người có nhu cầu mua đất để xây nhà giá rẻ, chúng tôi đến ngõ 207 và 271 (đường Bùi Xương Trạch, Khương Đình), nơi được coi là “thiên đường nhà đất giá rẻ”. Sở dĩ gọi như vậy là bởi chuyện mua bán đất nông nghiệp để rồi xây dựng thành nhà kiên cố diễn ra một cách công khai, dễ dàng với giá chỉ bằng 1/3, ¼ đất thổ cư cùng khu vực.
Thấy chúng tôi ngỏ ý muốn mua đất nông nghiệp để xây nhà ở, một bà bán nước ngay đầu ngõ 271 cho biết: Đất ở đây thì nhiều lắm, đa phần là đất nông nghiệp, chưa có sổ đỏ. Theo chị thì em nên mua nhà đã xây dựng rồi mà ở, đừng mua đất vì “thủ tục” xây nhà rách việc lắm, muốn “đi đêm” phải có người “đưa đò” mới thành công. Chứ cứ tự mình gặp chính quyền “làm việc”, không có quan hệ thì còn lâu mới xây được. Nếu em thích mua nhà trên dưới 1 tỷ thì để chị giới thiệu cho mà mua.
“Mua đất không sổ đỏ giá rẻ thì dễ, nhưng muốn xây dựng thì mình phải thế nào mới làm được. Như cái nhà ở ngách 271/12/14 kia kìa, chủ nhà mua đất, vừa xây được cái móng, dựng cột đã bị chính quyền đến lập biên bản, đập bỏ ngay. Nghe nói sau này phải nhờ “cò” dẫn dắt “đi đêm” mới xây được như thế đấy”, người đàn ông tên H. ngồi uống nước bên cạnh tôi vừa nói, vừa chỉ vào ngôi nhà 4 tầng đang trong giai đoạn hoàn thiện.
Sang ngõ 271, Khương Đình, hỏi mua đất nông nghiệp để xây nhà, nhiều người cũng nhiệt tình tư vấn, giới thiệu địa chỉ để mua. Gía đất ở đây thường chỉ 30 triệu đồng/m2.
“Mua đất thì dễ, nhưng nếu muốn xây nhà thì nhất thiết phải gặp cái T. “gà” nhờ nó “đi đêm” cho mới làm được”, một người dân ở đây cho biết.
Cũng theo người dân này, sở dĩ có biệt danh là “gà”, bởi trước đây T. làm nghề buôn bán gà vịt. Nhưng mấy năm nay thì chuyển sang làm “cò” đất, kinh doanh bất động sản và “làm luật” trong xây dựng trái phép.
Theo lời giới thiệu, chúng tôi đã tiếp cận được ông Th. “gà” (chồng của bà T. “gà” – PV) để nhờ vả mua nhà. Sau vài phút thăm dò bằng hàng loạt câu hỏi, dường như đã tin tưởng, ông Th. dẫn chúng tôi vào hẻm 207/77/9 để xem ngôi nhà 4 tầng đã hoàn thiện. “Ngôi nhà này hơn 30 m2, giá 1 tỷ 35, không giảm. Nếu không thích thì anh dẫn đi xem chỗ khác”, ông Th. nói.
Theo người dân, muốn xây nhà trên đất nông nghiệp thì phải "đi đêm" từ vài chục đến vài trăm triệu đồng |
Theo quan sát của phóng viên, ngoài ngôi nhà của ông Th. đã được hoàn thiện, xung quanh có vài chục ngôi nhà khác đã thành hình, đang trong giai đoạn hoàn thiện. Cũng như, có rất nhiều khu đất đã được đổ đất, đang đào móng, dựng cột để xây dựng…
Theo người dân ở ngách 77, ngõ 207, Bùi Xương Trạch cho biết, năm 2009, nơi đây chỉ có khoảng 5 ngôi nhà, xung quanh là ruộng rau muống, hoa màu. Nhưng nay, đã được thay bằng những ngôi nhà kiên cố, cao tầng, hoặc đã được đổ đất, quây tường với biển rao bán. Nhiều người dân sống lâu năm ở đây đã khẳng định, trong ngõ 207 và 271 có cả trăm ngôi nhà 2 – 3 tầng, thậm chí 4 – 5 tầng được xây dựng trên đất nông nghiệp nên đều chưa có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất?!.
Như đã nói ở phần trên, mặc dù người dân khẳng định việc mua bán đất nông nghiệp là có, muốn xây nhà thì phải “đi đêm” nếu không sẽ bị xử lý ngay như mọi người nói là đúng hay sai, chúng tôi chưa kết luận. Nhưng thực tế, hàng loạt ngôi nhà đang mọc trái phép trên đất nông nghiệp mà vẫn tồn ở phường Khương Đình là có thật. Còn vì sao xây dựng được, thì đó là điều mà chúng tôi đang tìm câu trả lời về mặt pháp lý.
Báo Lao động Thủ đô sẽ tiếp tục thông tin về vụ việc đến bạn đọc.
Ngô Hùng – Quang Khánh
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Cảnh giác cao điểm dịch sốt xuất huyết
Đại biểu đề nghị tăng chi đầu tư phát triển cho y tế và giáo dục
Sau lãi kỷ lục, Tập đoàn xây dựng Hòa Bình trúng thầu dự án gần 1.900 tỷ đồng
Techcombank Visa Eco: Thẻ xanh đầu tiên theo dõi dấu chân carbon cho bạn
Lộ diện khu đô thị mới nơi “vùng lõi” định hình tương lai đáng sống ở Thủy Nguyên
Nhận định, dự đoán tỷ số Real Madrid và AC Milan: Mbappe tỏa sáng giúp Real giành 3 điểm
Tu sửa hè đường: Giải pháp nào giảm ảnh hưởng dân sinh?
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05