Chuyện về chiếc cổng làng đẹp nhất Kinh kỳ

(LĐTĐ) Nằm ven bờ Hồ Tây thơ mộng, ít ai biết rằng Thụy Khuê – một con phố vừa hiện đại, vừa sầm uất lại chứa đựng biết bao báu vật của kinh thành Thăng Long xưa. Trong đó, với kiến trúc độc đáo, cổ kính, những chiếc cổng làng ở làng Hồ Khẩu từng được ví là một trong những chiếc cổng làng đẹp nhất xứ Kinh kỳ xưa.
chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804 Chàng trai Kinh kỳ “giữ lửa” cho nghệ thuật lân, sư, rồng
chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804 Người phụ nữ gói miền ký ức ở mảnh đất Kinh kỳ
chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804 Tinh túy đất kinh kỳ

Tích xưa một thủa…

Đặt chân đến làng Hồ Khẩu, phố Thụy Khuê (phường Bưởi, quận Tây Hồ, Hà Nội) không khó để chúng ta bắt gặp những chiếc cổng làng cổ kính, nhưng chứa đựng biết bao tích xưa. Đặc biệt hơn, khi gặp những người con ở làng Hồ Khẩu, được trò truyện cùng họ và được lắng nghe những câu truyện xưa xung quanh những chiếc cổng làng, chúng ta mới biết được người dân ở đây họ tự hào về “báu vật” ngàn năm của mình như thế nào.

chuyen ve chiec cong lang dep nhat kinh ky 91804
Cổng làng Hồ Khẩu từng được mệnh danh là cổng làng đẹp nhất kinh kỳ.

Anh Lê Đình Dũng, một người dân sinh ra và lớn lên ở phường Bưởi kể, ngay từ những ngày anh biết nhận thức về cuộc sống thì làng Hồ Khẩu đã có nhiều cổng làng như hiện nay. Ngày nhỏ, mỗi lần rảnh rỗi anh lại được nghe các cụ, các ông kể cho nghe những câu chuyện cổ, những sự tích liên quan đến làng mình. Theo lời kể, xưa kia để đi vào làng người Hồ Khẩu phân biết rất rõ từng cổng, từng đối tượng. Cổng nào dành cho người dân thường đi, cổng nào dành cho quan chức… tuyệt nhiên, không ai được xâm phạm.

“Làng Hồ Khẩu có nhiều cổng, nhưng dân làng chủ yếu đi qua 3 cổng chính là cổng 370, 372 và 376. Trong đó, theo các cụ kể lại, trước đây cổng số 372 chỉ dành cho quan triều đình đi lại. Vì thế, ngày nay mỗi khi làng tổ chức hội, thì kiệu sẽ được rước qua cổng này. Cổng số 376 nằm ngay bên cạnh, là cổng dành cho mọi người dân, đây cũng là cổng được người dân lựa chọn đi lại nhiều nhất. Ngoài ra còn có cổng chùa ở ngõ 370”, anh Dũng kể.

Điều đặc biệt tiếp theo tạo nên sự khác biệt đó chính là những câu đối ở hai bên cổng làng, mỗi chiếc cổng đều có ghi lại câu đối, mô tả vẻ đẹp hoặc tính cách của người làng. Như cổng 376 ghi: “Cổ vãng kim lai hành chính đạo/ Nam du Bắc ngoạn ngưỡng Tây Hồ.” Nghĩa là từ xưa đến nay đây là con đường chính để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Hồ Tây.

Câu đối ở cổng chính (ngõ 372) ghi, lịch sử của Làng Hồ gắn liền với thời Hùng Vương. Chuyện kể lại rằng, ngày xưa 2 đức Thánh làng Hồ Khẩu giúp vua Hùng đánh thắng quân thù, mở hội khải hoàn ca ở cổng làng và ghi 2 câu đối ở cổng giữa.

Câu đối đại ý rằng: Nơi đây cởi bỏ áo giáp, còn nghe rõ tiếng sóng kình vọng tới,còn nghe cả tiếng ngựa hí/ Đến nay trẻ già còn truyền lại sự việc đó. Tích ấy còn lưu lại ở gò Long Tản và miếu Quy Đôi, gió mưa đã được che chở từ xưa…

Chia sẻ về những câu chuyện xung quanh những chiếc cổng ở làng Hồ Khẩu, chị Phạm Thanh Hương, người dân sinh sống ở ngõ 378 cho biết, tất cả những tập tục truyền thống của cha ông để lại, giờ đây người làng Hồ Khẩu vẫn giữ nguyên, đặc biệt là những điều kiêng kỵ. Ví dụ như cổng dành cho quan chỉ để dành cho quan và rước kiệu.

Vì thế, khi trong làng có đám cưới, đám hỏi, đám xin… thì đại kỵ việc đi qua cánh cổng này. Chị Hương khẳng định, chưa từng có bất kỳ một đám nào được đi qua chiếc cổng ngõ 372. Dân làng không ai biết tại sao, nhưng người nọ truyền người kia, ông bà bảo lại con cháu nên nhà nào có đám cũng chỉ đi cổng làng ở ngõ 376.

Xã hội phát triển, sau này người dân sử dụng xe may nhiều về làng nhiều, vì thế khi đi qua chiếc cổng làng khó khăn do vướng bậc tam cấp, dân làng Hồ Khẩu đã mở thêm một con ngõ nhỏ ở số 378 để xe máy vào làng.

Hỏi người dân làng này, khi có những chiếc cổng bậc tam cấp gây bất tiện thế, liệu dân có phiền lòng? Đa phần họ đều khẳng định, họ tự hào được sống trong làng này, tự hào có những chiếc cổng làng đã có gần cả nghìn năm tuổi. Chỉ tiếc chiếc cổng không còn nguyên vẹn như vài trăm năm trước đây khi phải gánh lên nó trách nhiệm xã hội.

Hiện nay, con phố Thụy Khuê ngày một sầm uất lên, nghề làm giấy dó truyền thống của làng vì thế cũng bị mất đi, nhà nhà đều chuyển dần sang kinh doanh và buôn bán nhiều mặt hàng khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân. Họ dần chiếm lĩnh chiếc cổng làng làm nơi buôn bán.

Ngay cả chiếc cổng ở ngõ 372 người làng cũng biến thành chợ cóc. Có lẽ ít người tin, bên ngoài là những xô bồ, là Hồ Tây đắt giá và hiện đại thì chỉ cần bước qua cánh cổng làng này, phiên chợ của một làng quê được tái hiện thanh bình và yên ả đến mức không ai dám nghĩ mình đang ở giữa khu đất vàng của Thủ đô.

Cổng làng “đẹp nhất Kinh kỳ”

Chia sẻ về những chiếc cổng ở làng Hồ Khẩu, ông Vũ Văn Luân, nguyên là Trưởng ban Di tích của làng cho biết, xưa kia những chiếc cổng làng Hồ Khẩu được ví như đẹp nhất kinh kỳ bởi rất nhiều lý do. Đầu tiên phải kể đến là những chiếc cổng này nằm ở những vị thế rất đẹp, trước mặt là dòng sông uốn lượn, sau lưng là một góc của Phượng Thành (một tên gọi cũ của Thăng Long).

Điều đặc biệt tiếp theo tạo nên sự khác biệt đó chính là những câu đối ở hai bên cổng làng, mỗi chiếc cổng đều có ghi lại câu đối, mô tả vẻ đẹp hoặc tính cách của người làng. Như cổng 376 ghi: “Cổ vãng kim lai hành chính đạo/ Nam du Bắc ngoạn ngưỡng Tây Hồ.” Nghĩa là từ xưa đến nay đây là con đường chính để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của Hồ Tây.

Câu đối ở cổng chính (ngõ 372) ghi, lịch sử của Làng Hồ gắn liền với thời Hùng Vương. Chuyện kể lại rằng, ngày xưa 2 đức Thánh làng Hồ Khẩu giúp vua Hùng đánh thắng quân thù, mở hội khải hoàn ca ở cổng làng và ghi 2 câu đối ở cổng giữa. Câu đối đại ý rằng: Nơi đây cởi bỏ áo giáp, còn nghe rõ tiếng sóng kình vọng tới,còn nghe cả tiếng ngựa hí/ Đến nay trẻ già còn truyền lại sự việc đó. Tích ấy còn lưu lại ở gò Long Tản và miếu Quy Đôi, gió mưa đã được che chở từ xưa…

Không chỉ có vậy, một trong những lý do nữa kiến cổng làng Hồ Khẩu được coi là đặc biệt và đẹp nhất kinh kỳ bởi, giữa các cổng làng được nối với nhau bằng những chiếc cầu, người làng gọi là gian cầu. Theo đó, trước đây cứ cách một cổng làng là những chiếc cầu nhỏ cong cong. Người làng đi lại trên cầu tấp nập càng làm tôn lên vẻ kiêu kỳ của chiếc cầu, của cổng làng và không gian Hồ Khẩu… Ngày nay, theo thời gian và sự đô thị hóa, những chiếc cầu này đã không còn tồn tại. Đây cũng là một trong những điều tiếc nuối nhất của người dân làng Hồ Khẩu, bởi lẽ, chính sự mai một ấy đã làm mất đi vẻ đẹp của những chiếc cổng làng từng được mệnh danh đẹp nhất kinh kỳ xưa.

Theo nhiều người dân ở làng Hồ Khẩu chia sẻ, trước đây mọi người vẫn thương gọi là làng phát quan, bởi trước ở làng có rất nhiều người đỗ đạt ông nghè, cử nhân, được người làng trọng vọng đón rước. Nhưng kể từ khi một người con rể của làng đỗ đạt, những người già trong làng cho rằng làng nhiều quan nên không cần sửa sang đường xá để đón với nghi thức võng anh đi trước, võng làng theo sau. Điều này khiến người con rể tức giận đã xoay đình quay lưng lại cổng làng. Làng Hồ Khẩu mất quan từ đấy…

Hồ Khẩu mất quan, nhưng người dân làng vẫn chung tay giữ gìn những chiếc cổng làng, để mỗi khi hội hè, đình đám, người già lại tụ hội, kể lại những câu chuyện liên quan đến chiếc cổng làng khi xưa, nhắc lại cổng dành cho quan đi và rước kiệu phải đặc biệt lưu tâm.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

Quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt hơn nhờ ứng dụng công nghệ ánh sáng và IoT

(LĐTĐ) Internet vạn vật (IoT) mở ra những tiềm năng lớn trong việc tạo ra các quy trình sản xuất thông minh, linh hoạt và hiệu quả. IoT không chỉ làm thay đổi cách mà các nhà máy hoạt động, mà còn tạo ra một môi trường sản xuất linh hoạt và kết nối, giúp tăng năng suất và giảm chi phí.
Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

Khánh Hoà: Xác định vi khuẩn khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn bị ngộ độc thực phẩm

(LĐTĐ) Chi cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm tỉnh Khánh Hoà vừa có báo cáo xác định vi khuẩn Staphylococcus aureus là nguyên nhân khiến nhiều học sinh miền núi Khánh Sơn (Khánh Hoà) ngộ độc thực phẩm.
Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

Sơn Tây: Phát động cuộc thi tìm hiểu Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 26/4, Thị ủy Sơn Tây tổ chức Lễ phát động Cuộc thi tìm hiểu "Thị xã Sơn Tây - Lịch sử hình thành và phát triển”; sưu tầm, trao tặng hiện vật, xây dựng Phòng Truyền thống thị xã và hưởng ứng Cuộc thi tìm hiểu chủ đề 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ:  Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô  đông "như nêm"

Người dân bắt đầu rời Hà Nội về quê nghỉ lễ: Các hướng ra cửa ngõ Thủ đô đông "như nêm"

(LĐTĐ) Chiều nay (26/4), sau khi kết thúc ngày làm việc cuối cùng, măc thời tiết tại Hà Nội nắng nóng gay gắt, nhưng hàng vạn người dân lỉnh kỉnh đồ đạc rời Thủ đô về quê nghỉ lễ 30/4 và 1/5. Do lưu lượng phương tiện tăng cao đột biến nên đã xảy ra ùn ứ cục bộ ở các của ngõ Thủ đô.
Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Agribank - Chi nhánh Cầu Giấy tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

(LĐTĐ) Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) – Chi nhánh Cầu Giấy có nhu cầu tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024.
Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

Huyện Hoài Đức hưởng ứng Tháng Công nhân năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 26/4, UBND và Liên đoàn Lao động huyện Hoài Đức đã tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động với chủ đề: “Tăng cường đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc và chuỗi cung ứng”; Tháng Công nhân với chủ đề: “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết’’.
Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

Hơn 700 đoàn viên, người lao động ngành Xây dựng Hà Nội tham dự hội khỏe CNVCLĐ năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí thi đua lao động sản xuất sôi nổi của công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) ngành Xây dựng Hà Nội chào mừng Tháng Công nhân, Tháng An toàn vệ sinh lao động năm 2024, sáng 26/4, Sở Xây dựng Hà Nội, Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội tổ chức Hội khỏe trong CNVCLĐ ngành Xây dựng năm 2024.

Tin khác

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

Du lịch xanh, hướng phát triển bền vững của ngành Du lịch Khánh Hoà

(LĐTĐ) Tại Diễn đàn, nhiều diễn giả, chuyên gia đầu ngành về du lịch và môi trường đã thảo luận, đưa ra nhiều ý kiến, giải pháp để xây dựng du lịch Khánh Hòa là một ngành du lịch xanh, phát triển bền vững trong thời gian tới.
Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

Du lịch Thủ đô triển khai nhiều hoạt động, chương trình hấp dẫn dịp 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5, Sở Du lịch Hà Nội đã có văn bản chỉ đạo các đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân hoạt động du lịch trên địa bàn Thành phố nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, xây dựng các sản phẩm mới phù hợp nhu cầu, thị hiếu, đáp ứng nhu cầu của du khách.
Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Công viên Nước Hồ Tây sẵn sàng đón khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

(LĐTĐ) Với vị trí đắc địa trên đường Lạc Long Quân, quận Tây Hồ, Công viên Nước Hồ Tây được biết đến như một “Thiên đường giải trí hiện đại” đã sẵn sàng đón du khách dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Top những địa điểm du lịch miền Bắc không thể bỏ qua dịp 30/4, 1/5

Top những địa điểm du lịch miền Bắc không thể bỏ qua dịp 30/4, 1/5

(LĐTĐ) Dịp nghỉ lễ 30/4,1/5 năm nay được nghỉ 5 ngày, phù hợp với đi chơi quanh khu vực miền Bắc. Trong đó, du lịch trải nghiệm đang là lựa chọn của nhiều người trẻ. Dưới đây là một số địa điểm hấp dẫn, thú vị ở miền Bắc mà du khách có thể tham khảo cho chuyến nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay.
Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

Du lịch Khánh Hòa dịp lễ 30/4: Doanh nghiệp kỳ vọng, du khách thận trọng

(LĐTĐ) Các doanh nghiệp du lịch tại Khánh Hoà kì vọng kỳ nghỉ lễ dài ngày 30/4 và 1/5 này là “thời điểm vàng” để đón lượng lớn du khách đến tham quan, lưu trú. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội cho những chiêu trò lừa đảo như bán tour du lịch không chất lượng, giá rẻ bất thường….
Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

Cửa Lò: Khát vọng toả sáng

(LĐTĐ) Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, thị xã Cửa Lò, Uỷ ban nhân dân (UBND) tỉnh Nghê An tổ chức khai mạc Lễ hội Du lich Cửa Lò năm 2024 với chủ đề "Cửa Lò – Khát vọng toả sáng" và công bố Di sản phi vật thể Quốc gia Lễ hội Đền Yên Lương.
Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

Lễ hội sông nước TP.HCM năm 2024 sẽ diễn ra trong 10 ngày

(LĐTĐ) Lễ hội sông nước Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) lần thứ 2 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến ngày 9/6, với chủ đề “Chuyến tàu huyền thoại” nhằm quảng bá hình ảnh, vùng đất, con người, bản sắc văn hoá, du lịch đặc trưng của TP.HCM.
VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

VITM Hà Nội 2024: Cơ hội săn tour giá rẻ

(LĐTĐ) Với sự tham gia của hàng ngàn doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia, vùng lãnh thổ và 55 tỉnh, thành phố của Việt Nam, Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam – VITM Hà Nội 2024 đã thể hiện sự quyết tâm cao của Hiệp hội Du lịch Việt Nam và doanh nghiệp cả nước, đồng lòng chung tay phát triển du lịch nhanh, bền vững, hiệu quả, sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

Huế lọt 8 điểm du lịch rẻ nhất châu Á

(LĐTĐ) Nền tảng du lịch trực tuyến Agoda vừa chia sẻ các điểm đến có giá phòng trung bình thấp nhất châu Á, phù hợp với những tín đồ mê du lịch tiết kiệm. Trong đó, Huế là nơi du khách có thể tận hưởng mức giá phòng cạnh tranh nhất, đứng top 3 của danh sách này.
Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

(LĐTĐ) Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Xem thêm
Phiên bản di động