Chàng trai Kinh kỳ “giữ lửa” cho nghệ thuật lân, sư, rồng

(LĐTĐ) Với đôi bàn tay tài hoa cùng sự đam mê sáng tạo ra những chiếc đầu lân, rồng rực rỡ sắc màu, phong phú, độc đáo, võ sư, Bùi Viết Tưởng (xã Quảng Bị, Chương Mỹ, Hà Nội) trưởng đoàn võ thuật – lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường trong những năm qua đã có nhiều đóng góp vào việc giữ gìn nghề sản xuất đầu lân, rồng.  
chang trai kinh ky giu lua cho nghe thuat lan su rong Giữ lửa cho làng nghề chè lam Thạch Xá
chang trai kinh ky giu lua cho nghe thuat lan su rong Nghệ nhân khuyết tật trọn đời "giữ lửa" làng nghề mây tre đan Phú Vinh
chang trai kinh ky giu lua cho nghe thuat lan su rong "Người giữ lửa" đam mê nghệ thuật lân sư rồng

Bằng niềm đam mê, yêu thích với nghề và quyết tâm lưu giữ nét đẹp văn hóa truyền thống, võ sư Tưởng vẫn ngày ngày theo đuổi nghề, gắn bó với công việc. Kể về cơ duyên đến với nghề, võ sư Tưởng cho biết, ban đầu xuất phát từ niềm đam mê, chơi lân, dạy múa lân, khi lân hỏng, xuống cấp võ sư phải tự mày mò sửa chữa sau đó anh rút ra được kinh nghiệm.

Sau đó, tiếp tục giao lưu với những người chơi lân ở các tỉnh, thành khác, võ sư được mọi người chỉ bảo thêm nhiều, từ năm 2012, khi đã có nhiều kinh nghiệm, anh bắt đầu đi sâu vào chế tạo đầu lân. Những chiếc đầu lân do gia đình anh làm ra cung cấp cho các đội lân khắp nơi trên cả nước và xuất khẩu ra thế giới.

chang trai kinh ky giu lua cho nghe thuat lan su rong
Võ sư Tưởng vẫn ngày ngày theo đuổi nghề, gắn bó với những chú lân, rồng. (Ảnh: Hoa Nguyễn)

Ngồi quan sát võ sư Tưởng và các học trò làm những chú lân, sư, rồng mới cảm nhận được sự tỉ mỉ, trau chuốt của người làm gửi gắm vào trong từng sản phẩm. Mỗi chiếc đầu lân, đầu rồng “ra lò” được xem là cả một tác phẩm nghệ thuật. Bởi mỗi sản phẩm đó là kết tinh tình yêu văn hóa truyền thống cùng sự tài hoa của những người thợ.

Theo võ sư, để sản xuất ra một đầu lân hay đầu rồng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Từ làm khung - công đoạn khó nhất, đến cắt, may, làm phụ kiện trang trí… tất cả đều đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ đến từng chi tiết.

Võ sư Tưởng cho hay để tạo ra được một đầu lân đẹp đòi hỏi người làm phải am hiểu về lân. Nếu chỉ học để sản xuất thì sẽ chẳng thể hiểu được nguyên lý và hồn lân ra sao khi diễn. Khi vừa là người diễn, người sản xuất thì sẽ biết điều chỉnh độ dữ, hiền, độ co giật của mắt, tai, mũi, miệng lân ra sao để tạo ra sự sáng tạo phong phú, độc đáo hơn. Có nhiều bạn trẻ yêu thích nghề này nên đã tham gia phụ thầy cùng làm nghề, dạy nghề cho lứa trẻ cũng là cách để gìn giữ nghề làm đầu lân truyền thống,

Tâm huyết với nghề cùng tấm lòng thiện nguyện, nhiều năm qua Câu lạc bộ lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường của võ sư Tưởng còn là nơi thắp lửa đam mê cho nhiều môn sinh, hầu hết là thế hệ trẻ sinh sống trên khu vực.

Trong khoảng thời gian từ 2009 đến nay, anh vừa tiếp tục duy trì các lớp đào tạo võ cổ truyền, vừa truyền dạy chuyên môn, kỹ thuật cơ bản và nâng cao cho hàng trăm em yêu thích nghệ thuật biểu diễn lân sư rồng. Anh thường xuyên huấn luyện, giảng dạy cho hơn 100 đoàn múa lân trên địa bàn Hà Nội và các tỉnh lân cận để phát triển nghệ thuật múa lân. Hàng năm, tuy bận việc sản xuất nhưng anh vẫn cùng với các môn sinh của mình tham gia biểu diễn trong các ngày lễ, ngày hội lớn tại nhiều địa phương.

chang trai kinh ky giu lua cho nghe thuat lan su rong
Nhiều học sinh nghèo trên địa bàn được thầy trò Câu lạc bộ lân sư rồng Tưởng Nghĩa Đường tặng xe đạp.

Mặc dù bận rộn với công việc nhưng võ sư Tưởng luôn dành thời gian và tâm sức để chỉ dạy, truyền nghề cho các học trò của mình. Ngoài thời gian học văn hóa ở trường các em lại được thầy Tưởng cho tham gia biểu diễn theo đoàn tại nhiều nơi và cùng với thầy làm nên những mẫu lân, rồng mới nhất, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng khó tính.

Ngày nay sức cạnh tranh của thị trường ngày càng nhiều nhưng thầy trò võ sư Tưởng vẫn quyết tâm gìn giữ và phát triển hơn nữa nghề sản xuất đầu lân, rồng cũng như nghệ thuật múa lân, qua đó, góp phần gìn giữ và làm sống dậy những nét đẹp văn hóa truyền thống.

Điều đặc biệt hơn cả, đã thành thông lệ, sau mỗi lần đi biểu diễn về cả thầy và trò Câu lạc bộ lân sư rồng lại cùng nhau trích một phần tiền công của mình, mỗi người từ 20.000 đồng - 50.000 đồng để nuôi lợn tiết kiệm, số tiền tiết kiệm được được thầy trò võ sư Tưởng dùng để thăm hỏi các học viên trong câu lạc bộ mỗi khi đau ốm, gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn.

Cùng với đó, mỗi năm anh và các học trò sẽ trích quỹ tiết kiệm được để đi thiện nguyện, thăm tặng quà những hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật trên địa bàn như: năm 2016 thầy trò võ sư đã hỗ trợ với số tiền và quà cho bà con vùng lũ Hương Khê (tỉnh Hà Tĩnh) lên đến hơn chục triệu đồng; giúp đỡ, hỗ trợ các cháu khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam xã Văn Võ (Chương Mỹ) được học tập ở lớp học tình thương do đoàn viên thanh niên của xóm tổ chức, tặng xe đạp cho trẻ em nghèo trên địa bàn.

chang trai kinh ky giu lua cho nghe thuat lan su rong
Câu lạc bộ cũng thường xuyên tặng quà, hỗ trợ các cháu khuyết tật, nạn nhân chất độc da cam trên địa bàn huyện.

Hay một lần tình cờ, võ sư Tưởng gặp một nam thanh niên ở xã Hòa Chính (Chương Mỹ) bị tai nạn giao thông, anh đã kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu, sau đó anh đã kêu gọi, hỗ trợ ủng hộ cho nạn nhân với số tiền hơn 50 triệu đồng… Đặc biệt, hàng năm anh thường làm những chiếc đầu lân nhỏ dành tặng cho trẻ em khuyết tật trên địa bàn Hà Nội và trẻ em vùng cao ở mọi miền Tổ quốc giúp các em có thêm niềm vui trong những dịp Tết Trung thu cũng như giúp các em thêm yêu hơn môn nghệ thuật truyền thống này.

Cùng đó, trong những đợt xảy ra trận lũ lịch sử năm 2017, 2018 gây ngập úng nặng cho nhân dân các xã Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ… của huyện Chương Mỹ, thầy trò võ sư Tưởng đã tới thăm và tặng quà cho bà con nhân dân vùng bị ảnh hưởng của trận lũ.

Gần đây nhất, dịp Tết Nguyên đán năm 2019, thầy và trò võ sư dành ba phần quà hỗ trợ cho 3 gia đình có hoàn cảnh khó khăn nhất ở ba xã Thượng Vực, Hòa Chính và Hồng Phong (Chương Mỹ). Bằng những việc làm thiết thực đó, năm 2018, võ sư Tưởng đã được UBND thành phố Hà Nội, UBND huyện trao tặng danh hiệu “Người tốt việc tốt”.

Hoa Nguyễn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động

Nghệ An: Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn nghệ trong công nhân lao động

(LĐTĐ) Ngày 16/11, Nhà Văn hóa Lao động tỉnh Nghệ An phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Anh Sơn tổ chức Chương trình Tuyên truyền pháp luật, giao lưu văn hóa, văn nghệ và khám, tư vấn bệnh miễn phí cho hội viên phụ nữ, đoàn viên, công nhân lao động côn
Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11

Giá hoa tươi dự kiến tăng cao dịp 20/11

(LĐTĐ) Giá hoa tươi tại Hà Nội và các tỉnh lân cận dự kiến tăng mạnh dịp 20/11 do nhu cầu cao. Giá hoa hồng Đà Lạt, được tiêu thụ nhiều, hiện từ 3.000 đến 6.500 đồng/cành và có thể tăng mạnh hơn. Ngoài hoa tươi, các loại hoa sáp, hoa nhựa cũng được ưa chuộng.
Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

Khởi tố, bắt tạm giam 20 đối tượng trong đoàn "đua" khiến cô gái tử vong

(LĐTĐ) Liên quan đến nhóm "quái xế" chạy xe tốc độ cao, tông vào cô gái 27 tuổi tử vong trên phố Trần Hưng Đạo, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định khởi tố bị can, áp dụng biện pháp tạm giam đối với 20 đối tượng. Trong đó, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hồng Nhung và N.T.M.K về hành vi vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ và gây rối trật tự công cộng
Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

Mike Tyson vẫn đút túi 20 triệu USD dù thất bại

(LĐTĐ) Sau nhiều năm không thi đấu, huyền thoại Mike Tyson đã trở lại so găng ở một trận đấu quyền anh chuyên nghiệp với youtuber Jake Paul. Dù thất bại nhưng huyền thoại quyền anh Mike Tyson cũng nhận được số tiền lên đến 20 triệu USD.
Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

Vượt mục tiêu năm 2024 về đưa lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài

(LĐTĐ) 10 tháng qua, cả nước đã đưa được hơn 130.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt so với mục tiêu đặt ra cho năm 2024 là đưa từ 125.000 lao động trở lên đi làm việc ở nước ngoài.
Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Danh sách 56 đơn vị hành chính mới của thành phố Hà Nội sau sắp xếp

Tại phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại đã thông qua Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025, quyết định sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới tại 20 quận, huyện, thị xã.
Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

Một phụ nữ bị "bố đơn thân" giăng bẫy lừa 4 tỷ đồng qua kết bạn trên mạng

(LĐTĐ) Chị T (trú tại Hà Nội) nhận được tin nhắn làm quen trên mạng xã hội. Quá trình nói chuyện, hai người chia sẻ nhiều hơn và phát sinh tình cảm. "Bố đơn thân" gửi cho chị T một đường link, nhờ thao tác giúp. Khi đã "bay" mất 4 tỷ đồng, chị T mới nghi ngờ bị lừa và ra cơ quan Công an trình báo...

Tin khác

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

Người quản đốc yêu nghề, không ngừng sáng tạo

(LĐTĐ) Nhận thức rõ tác dụng của sáng kiến, cải tiến đối với nâng cao giá trị sản xuất, phát triển doanh nghiệp, những năm qua, anh Phạm Văn Tư - quản đốc xưởng lốp xe máy, Công ty TNHH Cao su Inoue Việt Nam luôn chú trọng tham gia các phong trào thi đua yêu nước, nhất là thi đua phát huy sáng kiến, cải tiến, thực hành tiết kiệm nhờ đó góp phần tăng hiệu quả trong sản xuất - kinh doanh đối với doanh nghiệp.
Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

Cô giáo hết lòng vì học sinh thân yêu

(LĐTĐ) Tâm huyết với nghề, hết lòng vì học sinh thân yêu, cô giáo Phạm Thị Nam - Trường Tiểu học Cẩm Yên (huyện Thạch Thất, Hà Nội) đã miệt mài, tận tâm dìu dắt các em học sinh đến với nguồn tri thức mới… đóng góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp giáo dục ở địa phương.
Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

Tiếp thêm niềm tin cho người khuyết tật

(LĐTĐ) Bà Nguyễn Thị Sen - Chủ tịch Hội Người khuyết tật huyện Thạch Thất (Hà Nội), luôn nhiệt tình, tận tâm và hết lòng vì những người kém may mắn, giúp họ từng bước hòa nhập cộng đồng. Không những tự mình đến động viên, bà còn tận tay trao tặng những món quà ý nghĩa cho người yếu thế, giúp họ có được sự cổ vũ lớn lao và niềm tin vào cuộc sống.
Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

Thầy hiệu trưởng tâm huyết, sáng tạo

(LĐTĐ) Hơn 20 năm gắn bó với sự nghiệp “trồng người”, thầy Nghiêm Hồng Trung - Hiệu trưởng Trường Trung học phổ thông (THPT) Phùng Khắc Khoan (huyện Thạch Thất, Hà Nội) được mọi người biết đến là một cán bộ quản lý giỏi, có nhiều sáng kiến hữu ích với công tác giáo dục.
Bí thư chi bộ hết mình với công việc

Bí thư chi bộ hết mình với công việc

(LĐTĐ) Mặc dù đã được nghỉ hưu nhưng do đặc thù của nghề y, bà Nguyễn Thị Liễu (ở phường Láng Thượng, quận Đống Đa) vẫn đang tham gia khám bệnh tại bệnh viện. Được lãnh đạo, đảng viên và nhân dân tín nhiệm, bà đã trúng cử vào vị trí là Bí thư chi bộ - Trưởng Ban công tác Mặt trận khu dân cư số 6, phường Láng Thượng. Bà Liễu luôn nhận thức sâu sắc về việc "Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" gắn với nhiệm vụ của Ban công tác Mặt trận trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

Nữ nông dân thành công từ mô hình nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Vân Hòa là xã có số lượng đàn bò sữa lớn của huyện Ba Vì, Hà Nội, nghề chăn nuôi bò sữa được Vân Hòa xác định là trọng điểm để phát triển kinh tế ở địa phương. Nghề này mang lại nguồn thu ổn định, thậm chí có nhiều hộ đã vươn lên làm giàu. Trong đó chị Tạ Thị Năm là một trong số 63 nông dân Việt Nam xuất sắc năm 2024 được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh.
Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

Bác sĩ trẻ tâm huyết, sáng tạo vì sứ mệnh cứu người

(LĐTĐ) "Hạnh phúc của bác sĩ là cứu chữa thành công cho người bệnh, và niềm hạnh phúc ấy sẽ nhân lên nhiều lần khi bác sĩ tìm tòi sáng tạo được những phương pháp, kỹ thuật y khoa tiến bộ để giúp người bệnh giảm thiểu đớn đau, rút ngắn thời gian điều trị, giảm thiểu chi phí". Đây là quan niệm của Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Xuân Cường - khoa Ngoại Thận - Tiết niệu, Bệnh viện Thanh Nhàn, Hà Nội.
Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

Nữ nông dân khởi nghiệp thành công từ nuôi bò sữa

(LĐTĐ) Khởi nghiệp từ mô hình nuôi bò sữa, chị Phạm Thị Thanh Huyền đã giúp cho hàng chục lao động ở địa bàn miền núi nhiều khó khăn như xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì (Hà Nội) có việc làm và thu nhập ổn định. Là 1 trong số 10 “Phụ nữ Thủ đô tiêu biểu năm 2024”, chị Huyền đại diện cho nữ nông dân dám nghĩ, dám làm, dám sáng tạo khởi nghiệp, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

Nghệ nhân tuổi 75 "vượt bão" giữ nghề đúc đồng truyền thống

(LĐTĐ) Theo chiều dài lịch sử, làng nghề Ngũ Xã (Ba Đình, Hà Nội) đã có nhiều kiệt tác cho nghệ thuật đúc đồng Việt Nam, đóng góp giá trị vào nền văn hóa Thăng Long - Hà Nội. Trải qua thăng trầm và những cơn bão của nền kinh tế thị trường, nghệ nhân Bùi Thị Minh - Giám đốc Công ty TNHH Đúc đồng truyền thống Ngũ Xã cùng các thành viên trong gia đình vẫn gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghệ thuật đúc đồng truyền thống.
Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

Chủ tịch Công đoàn cơ sở luôn hết lòng vì người lao động

(LĐTĐ) Với vai trò là Chủ tịch Công đoàn Công ty Cổ phần Xây dựng và Thương mại Hùng Nhung (Phúc Thọ, Hà Nội), anh Nguyễn Chí Công đã cùng Ban Chấp hành Công đoàn Công ty triển khai nhiều hoạt động thiết thực với phương châm vì người lao động, vì sự phát triển chung của Công ty.
Xem thêm
Phiên bản di động