Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô

Chiều 12/4, tại huyện Thanh Oai, Sở Du lịch Hà Nội phối hợp với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tổ chức tọa đàm "Giải pháp phát triển tuyến du lịch trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, thúc đẩy kết nối các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội".
Chuyển đổi số chất lượng du lịch Thủ đô bứt phá Khởi động loạt sự kiện kích cầu du lịch Thủ đô

Tọa đàm nhằm không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”, đồng thời thúc đẩy kết nối với các điểm đến di tích, di sản và làng nghề trên địa bàn Thành phố.

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô
Toàn cảnh Toạ đàm.

Phát biểu đề dẫn Tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, chương trình nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU ngày 26/6/2016 của Ban Thường vụ Thành ủy về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 - 2020 và những năm tiếp theo; Chương trình số 06-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy về “Phát triển văn hoá, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh giai đoạn 2021 - 2025”; Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hoá trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Bên cạnh đó, từng bước đầu tư hoàn thiện, nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch và đa dạng hoá các sản phẩm du lịch trải nghiệm gắn với di sản, di tích, làng nghề, góp phần tạo điểm đến du lịch chất lượng cao, tiêu biểu của thành phố Hà Nội; phát huy tính liên kết, hợp tác của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực du lịch theo hướng bảo tồn và phát triển du lịch bền vững, dịp này, Sở Du lịch triển khai xây dựng tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hoà - Mỹ Đức với chủ đề “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”.

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô
Ông Phùng Quang Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam phát biểu tại Toạ đàm.

“Đây là tuyến du lịch nội đô chính thức đầu tiên được công bố trong kế hoạch phát triển hệ thống các tuyến du lịch kết nối trung tâm Hà Nội với các địa phương ở ngoại thành Hà Nội và xa hơn là kết nối với các tỉnh, thành phố khác trong vùng Thủ đô Hà Nội, vùng Đồng bằng sông Hồng. Định hình nên các tuyến du lịch nội đô, trên cơ sở đó, các đơn vị, doanh nghiệp du lịch sẽ đẩy mạnh việc xây dựng và phát triển đa dạng các sản phẩm du lịch, cung cấp các dịch vụ có chất lượng phục vụ du khách trong nước và quốc tế, đặc biệt sẽ hình thành các chương trình du lịch đa dạng với chủ đề khác nhau, kết nối các điểm du lịch trên một hay nhiều tuyến du lịch”, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết.

Tại Tọa đàm, ông Phùng Quang Thắng, Chi hội trưởng Chi hội Du lịch Xanh Việt Nam chia sẻ: “Trước đây, các hướng dẫn viên có nói với tôi là tuyến này mọi người rất ít đi. Tuy nhiên, việc xây dựng tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hoà - Mỹ Đức sẽ trở thành dấu ấn cho du lịch Thủ đô trong một giai đoạn mới. Hôm nay, đoàn khảo sát đang chỉ dừng lại ở mỗi địa phương 1 địa điểm đặc trưng. Hy vọng các doanh nghiệp du lịch sẽ tính toán lựa chọn thêm các sản phẩm khác.

Gỡ khó, kích cầu phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô
Các bên ký Bản ghi nhớ hợp tác.

Từ đó, có thể nhân rộng ra khai thác các giá trị của địa phương. Đặc biệt, địa phương rất cần sự hỗ trợ của các doanh nghiệp, vì mỗi doanh nghiệp nắm được những thị trường khách du lịch khách nhau để đa dạng được các dịch vụ. Tôi mong rằng, với sự nỗ lực của các bên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”, qua đó, quảng bá, xúc tiến, đẩy mạnh du lịch vùng phát triển”.

Còn ông Phạm Hải Quỳnh, Viện trưởng Viện Phát triển Du lịch châu Á nhận định: “Tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long Hà Nội” đi qua nhiều làng nghề với giá trị văn hóa bản địa đặc sắc. Làm thế nào để tuyến này có sức hút thì là câu chuyện cần phải bàn. Du khách đến các điểm du lịch thì họ rất cần sự trải nghiệm, và giá trị nằm ở sự trải nghiệm. Mỗi làng nghề cần tạo ra một không gian riêng biệt, ví dụ như làng nghề Quảng Phú Cầu, ở Ứng Hòa, cần có một không gian để du khách được trải nghiệm làm nghệ nhân và xung quanh có dịch vụ phục vụ khách du lịch. Hay ở Mỹ Đức, làng dệt lụa Phùng Xá thì chỉ có nghệ nhân Phan Thị Thuận làm được. Ví dụ trải nghiệm đi hái lá dâu về cho tằm ăn, chúng ta cần quy hoạch bãi trồng dâu. Chúng ta rất cần một hợp tác xã làng nghề để cùng chung tay hỗ trợ nhau làm du lịch”.

Bà Hoàng Thị Mai, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Khám phá châu Á cho hay: “Tôi là người con Ứng Hòa, nhưng lần đầu tiên đến với Thanh Oai và Mỹ Đức. Chúng ta đã liên kết được tuyến du lịch này, nó có sự độc đáo về văn hoá cội nguồn. Để thực sự liên kết với tuyến du lịch từ trung tâm Hà Nội đến các làng nghề phía Nam Thủ đô và thu hút khách du khách quốc tế thì cần nỗ lực hơn nữa. Ví dụ, vấn đề môi trường xanh, sạch, đẹp cần quan tâm hơn nữa và cần giữ gìn cốt cách của người dân bản địa”.

Không thể phủ nhận khu vực phía Nam của Thủ đô Hà Nội với đậm đặc các làng nghề, di tích văn hóa, lịch sử,… gắn với sự phát triển nông nghiệp của vùng Đồng bằng sông Hồng, lịch sử đất nước và đặc biệt là lịch sử của Thăng Long - Hà Nội. Kết nối trung tâm Hà Nội với ba huyện: Thanh Oai, Ứng Hòa và Mỹ Đức thông qua trục quốc lộ 21B sẽ tạo ra những nét đầu tiên của bức tranh du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”; kết hợp với nhiều tuyến du lịch đường bộ, đường thủy, thậm chí là đường sắt trong khu vực phía Nam Hà Nội, từ đó, chúng ta sẽ có đầy đủ chi tiết và sắc màu cho bức tranh phát triển du lịch phía Nam của Thủ đô.

Kết luận buổi Tọa đàm, Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội Trần Trung Hiếu cho biết, những ý kiến của đại biểu, chuyên gia, đại diện các đơn vị lữ hành tham dự chương trình đã góp ý và chia sẻ để Sở Du lịch cùng với Ủy ban nhân dân các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Mỹ Đức tiếp tục nghiên cứu và phát triển tuyến du lịch. Qua đó, góp phần đưa tuyến du lịch trở thành hoạt động du lịch bền vững trên “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội”, hòa quyện cùng sự phát triển kinh tế - xã hội chung trong khu vực, tạo nên những điểm sáng trong phát triển công nghiệp văn hóa của Thủ đô.

Tại Tọa đàm, đại diện Chi hội Du lịch xanh Việt Nam, Chi hội Lữ hành Hà Nội và Hội Du lịch cộng đồng Việt Nam đã cùng ký Bản ghi nhớ hợp tác với đại diện lãnh đạo của một số điểm đến du lịch trọng điểm trên tuyến du lịch Trung tâm Hà Nội - Thanh Oai - Ứng Hòa - Mỹ Đức, nhằm không ngừng phát triển và nâng cao chất lượng tuyến du lịch “Con đường di sản Nam Thăng Long - Hà Nội - Điểm về nguồn cội”, đồng thời thúc đẩy kết nối với các điểm đến di tích - di sản và làng nghề trên địa bàn Thành phố.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Ý kiến bạn đọc

Nên xem

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Hạn chế phương tiện lưu thông qua Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục từ 7/4

Sở Xây dựng Hà Nội vừa ban hành thông báo về việc thí điểm điều chỉnh tổ chức giao thông khu vực Quảng trường Đông Kinh - Nghĩa Thục thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm. Phương án thí điểm nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông, giảm thiểu ùn tắc và cải thiện môi trường đô thị tại khu vực trung tâm của Thủ đô.
Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Nghị quyết mới sẽ mở đường cho phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa Thủ đô

Thủ đô Hà Nội đang chuẩn bị xây dựng phát triển hệ sinh thái sáng tạo khi dự thảo Nghị quyết về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa đang được lấy ý kiến rộng rãi của người dân và cộng đồng.
Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Yêu cầu người dân và du khách ra khỏi khu vực “cà phê đường tàu” khi tàu chạy qua

Trước thực trạng người dân và du khách tập trung chụp ảnh, check-in tại khu vực cà phê đường tàu, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông, mới đây, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã triển khai mô hình “Vành đai an toàn đường sắt” nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông tại khu vực này.
8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

8 hoạt động trọng tâm của LĐLĐ thành phố Hà Nội trong Tháng Công nhân năm 2025

Theo Kế hoạch về việc tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2025 trong các cấp Công đoàn thành phố Hà Nội của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội, LĐLĐ Thành phố sẽ tổ chức 8 hoạt động trọng tâm trong Tháng Công nhân.
Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Lấy ý kiến nhân dân về khu phát triển thương mại và văn hóa

Thành phố Hà Nội đang lấy ý kiến góp ý của nhân dân về Dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân Thành phố về khu phát triển thương mại và văn hóa, (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô).
Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Bị áp thuế là cơ hội cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Sáng 6/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương, thảo luận về nhiều nội dung quan trọng.
"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

"Cánh đồng hoang" - Kiệt tác điện ảnh Việt với chi phí chưa đến 300 ngàn đồng

Chương trình "Cine 7 - Ký ức phim Việt" tuần này đã giới thiệu bộ phim "Cánh đồng hoang" của đạo diễn NSND Nguyễn Hồng Sến. Tác phẩm được nhà văn Nguyễn Quang Sáng viết kịch bản và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc phim, từng giành nhiều giải thưởng danh giá như Bông Sen Vàng tại Liên hoan phim Việt Nam 1980 và Huy chương Vàng tại Liên hoan phim quốc tế Moskva 1981.

Tin khác

Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Hà Nội: Trình diễn ánh sáng laser kết hợp âm nhạc dân gian tại Lễ hội Quà tặng Du lịch 2025

Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 11 - 13/4 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và khu vực phụ cận, quận Hai Bà Trưng. Đây là hoạt động thường niên nhằm kích cầu du lịch, quảng bá hình ảnh Thủ đô là điểm đến "An toàn - Thân thiện - Chất lượng - Hấp dẫn" với thông điệp "Hà Nội - Đến để yêu".
Tăng sức hấp dẫn cho các thành phố Việt Nam từ sản phẩm du lịch độc đáo

Tăng sức hấp dẫn cho các thành phố Việt Nam từ sản phẩm du lịch độc đáo

Sáng 28/3, Hội nghị khu vực của tổ chức Xúc tiến du lịch các Thành phố toàn cầu (TPO) năm 2025 dành cho các thành viên tại Việt Nam đã diễn ra tại Hà Nội.
Ấn tượng khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Ấn tượng khai mạc Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025

Tối 25/3, Năm Du lịch quốc gia - Huế 2025 với chủ đề "Huế - Kinh đô xưa, vận hội mới" đã chính thức khai mạc tại thành phố Huế. Sự kiện văn hóa - kinh tế - xã hội và du lịch quy mô quốc gia này do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và Thành phố Huế phối hợp tổ chức.
VITM Hà Nội 2025: Khởi động hành trình du lịch xanh

VITM Hà Nội 2025: Khởi động hành trình du lịch xanh

Hội chợ Du lịch Quốc tế Việt Nam (Vietnam International Travel Mart - VITM) Hà Nội 2025 sẽ chính thức diễn ra từ ngày 10 - 13/4/2025 tại Trung tâm Triển lãm Quốc tế ICE Hanoi (91 Trần Hưng Đạo, Hà Nội).
Du lịch Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Du lịch Hà Nội đón 7,3 triệu lượt khách trong 3 tháng đầu năm

Theo báo cáo của Sở Du lịch Hà Nội, ngành Du lịch Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong quý I/2025, tạo đà cho sự phát triển trong những tháng tiếp theo.
Điều gì làm nên sức quyến rũ của Hà Giang với du khách quốc tế?

Điều gì làm nên sức quyến rũ của Hà Giang với du khách quốc tế?

Hà Giang - vùng đất tuyệt đẹp nơi địa đầu Tổ quốc không chỉ nổi danh với những thắng cảnh hoang sơ hùng vĩ mà còn bởi vẻ đẹp thuần hậu của những người dân bản địa. Nhiều du khách quốc tế đã chia sẻ những trải nghiệm tuyệt vời của mình ở nơi này.
Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Du lịch Việt Nam tăng trưởng ấn tượng trong quý I/2025

Ngành Du lịch Việt Nam đã khởi đầu năm 2025 với những tín hiệu tích cực. Trong bối cảnh ngành đang phấn đấu đạt mục tiêu đón 22 - 23 triệu lượt khách quốc tế và 120 - 130 triệu lượt khách nội địa trong năm nay, kết quả 3 tháng đầu năm cho thấy sự tăng trưởng đáng khích lệ tại nhiều địa phương.
Cửa Lò miễn phí 4 dịch vụ mùa du lịch năm 2025

Cửa Lò miễn phí 4 dịch vụ mùa du lịch năm 2025

Lần đầu tiên Cửa Lò có nhiều đổi mới trong mùa du lịch biển kể từ khi sáp nhập toàn bộ địa giới hành chính vào thành phố Vinh (từ ngày 1/12/2024).
80 gian hàng đặc sắc sẽ góp mặt tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025

80 gian hàng đặc sắc sẽ góp mặt tại Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội 2025

Theo kế hoạch, Hà Nội sẽ tổ chức Lễ hội Quà tặng Du lịch Hà Nội năm 2025 từ ngày 11-13/4/2025 tại Không gian đi bộ phố Trần Nhân Tông và phụ cận, quận Hai Bà Trưng.
Người dân nô nức chiêm ngưỡng rừng hoa ban cổ ở Mường Ảng - Điện Biên

Người dân nô nức chiêm ngưỡng rừng hoa ban cổ ở Mường Ảng - Điện Biên

Với khoảng hơn 1.000 cây hoa ban cổ thụ, vào những ngày tháng 3, khi sắc hoa ban bung nở dọc những con đường, vạt núi… đồng bào dân tộc Mông tại bản Nậm Cứm, xã Ngối Cáy, huyện Mường Ảng (tỉnh Điện Biên) và đông đảo du khách thập phương lại nô nức trẩy hội hoa ban.
Xem thêm
Phiên bản di động