Chuyện chàng trai đất đỏ Tây Nguyên giành học bổng toàn phần Hà Lan và Mỹ
Đôi nét về Đỗ Liên Quang Sinh năm 1993 tại Đắk Lắk - Học hết lớp 11 tại trường THPT Krông Ana, Đăk Lăk - Tốt nghiệp trường United World College Maastricht, Hà Lan - Tốt nghiệp ĐH Duke, Mỹ Thành tích và hoạt động nổi bật: - Học bổng toàn phần Các Trường Liên Kết Thế Giới (UWC) Hà Lan và Đại học Duke, Mỹ - Lãnh đạo hiệp hội sinh viên quốc tế tại Duke - Lãnh đạo hội đồng tư vấn sinh viên ĐH Duke Kunshan - Sáng lập hội Sinh viên quốc tế tại ĐH Duke Kunshan - Lãnh đạo và cố vấn dự án Southeast Asian Service Leadership Network - SEALNet Việt Nam 2013, 2014 - Đồng sáng lập và tổ chức Diễn đàn Tuổi trẻ Tây Nguyên (sáng lập năm 2011) - Tham gia các hội nghị về lãnh đạo ở các trường đại học Macalester, Notre Dame, Duke - Tham gia chương trình phục vụ cộng đồng DukeEngage 2013 và tình nguyện với tổ chức Social Entrepreneur Corps ở Guatemala - Tư vấn nghề nghiệp cho sinh viên đại học Duke. |
Sau học bổng toàn phần tại Hà Lan năm lớp 11, Đỗ Liên Quang từng được 5 ĐH Mỹ mời học, trong đó có suất học bổng 70.000 USD/năm từ ĐH Duke (Mỹ). |
Hành trình vươn ra thế giới
Đó dường như là chuyến hành trình thử thách nhất cuộc đời mình của người cha ấy. Trong suốt 50 năm qua, cuộc sống của ông chỉ vỏn vẹn từ nhà lên rẫy và từ rẫy về nhà bất chấp gió sương. Ông biết về thế giới bên ngoài duy nhất chỉ qua chiếc ti vi bé nhỏ.
“Khi bố nhận được tin ông có thể đến Mỹ để dự lễ tốt nghiệp của tôi, ông đã rất vui mừng nhưng cũng lại lo lắng. Cuối cùng thì bố tôi cũng bay, và chuyến bay đó thực sự đã đáng sợ đối với ông. Ông suýt nữa bị lạc và bị lừa tiền bởi một tài xế taxi tại sân bay JFK ở New York”, Quang kể.
Từ một trường cấp 3 tại Đắk Lắk, Đỗ Liên Quang bước ra thế giới bằng học bổng toàn phần tại Hà Lan và sau đó là Mỹ. Sinh ra ở một tỉnh nhỏ, khi phương tiện tiếp cận thông tin còn khá nghèo nàn, Quang rất ham thích đọc báo vì đó là cách để anh chàng khám phá một thế giới rộng hơn. Tuy nhiên, chính Quang cũng thừa nhận rằng, bản thân chưa bao giờ “mơ” tới việc đi du học vì khi nào cậu cũng nghĩ, du học chỉ dành cho các bạn rất giỏi và nhà giàu.
Lên cấp 3, ngoài việc học trên trường, Quang luôn tìm cách tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để có cơ hội tiếp xúc với các bạn học sinh đến từ các vùng, huyện khác để học hỏi những điều hay từ họ và luyện tập kỹ năng lãnh đạo của bản thân.
Quang trong mặc áo dài truyền thống của Việt Nam một hoạt động giao lưu văn hóa quốc tế. |
Vô tình một lần đọc được thông tin về học bổng các trường liên kết thế giới (UWC) dành cho học sinh lớp 11, Quang quyết định nộp hồ sơ ngay lập tức dù tiếng Anh được học ở trường không đủ để cậu diễn tả được ý mình.
Thay vì bỏ cuộc, Quang quyết định tự viết với sự hỗ trợ của hai công cụ là google dịch cùng một cuốn từ điển. Việc dịch như vậy khiến văn phong “rất gượng” nhưng dù sao cậu cũng hoàn thành bộ hồ sơ.
Kết quả, Đỗ Liên Quang được trường UWC Hà Lan gọi phỏng vấn tại Hà Nội. “Vài ngày sau, mình may mắn nhận được học bổng để đi học 2 năm ở Hà Lan. Tin học bổng được gọi về nhà mình thì lúc đó bố mẹ mình mới biết chuyện gì xảy ra. Còn mình khi bố mẹ nhận được tin vui thì vẫn đang say trên chuyến xe 2 ngày từ Hà Nội về nhà”, Quang kể.
Tiếp tục cố gắng sau 2 năm học ở UWC Hà Lan, anh chàng nộp hồ sơ vào các trường đại học ở Mỹ và được nhận vào 5 trong 6 trường mình nộp hồ sơ. Quang quyết định chọn học Đại học Duke – ngôi trường danh tiếng cấp học bổng 70.000 USD/ năm cho chàng trai Việt.
Quang quyết định học ngành chính là não bộ học (Neuroscience) vì tò mò, muốn tìm hiểu thêm cách não bộ hoạt động và tạo ra tâm lý, hành động con người.
“Các lớp mình chọn học tập trung nhiều hơn về ứng dụng của não bộ học vào các vấn đề khác của xã hội như kinh tế, luật, marketing… Trong một lớp bọn mình học về thuốc phiện và những ảnh hưởng của nó tới xã hội, giáo sư của bọn mình đã mời những người đã cai nghiện thành công tới để chia sẻ về trải nghiệm của họ.
Chỉ tới khi gặp người thật việc thật mình mới nhận ra là nghiện thuốc là một vấn đề với nguyên nhân và cách chữa trị rất phức tạp mà những người làm chính sách không nên đánh đồng tất cả những người nghiện thuốc là một”, Quang hào hứng kể.
Bố Quang bay sang Mỹ để chứng kiến ngày lễ tốt nghiệp của con trai tại ĐH Duke. |
Xóa bỏ tự ti, khẳng định giá trị bản thân
Tại Duke, Quang lãnh đạo 35 bạn đến từ 22 nước khác nhau để tổ chức các hoạt động và sự kiện liên quan tới văn hoá, học tập, nghề nghiệp, chính sách nhằm đẩy mạnh đa dạng văn hoá ở Duke, kết nối các nhóm học sinh đến từ các nền văn hoá khác nhau, và đại diện cho tiếng nói của học sinh quốc tế ở Duke. Đồng thời, cậu giúp đỡ tư vấn hướng nghiệp cho học sinh từ cách sửa CV, thư giới thiệu, chuẩn bị phỏng vấn… và tình nguyện dạy kèm học sinh tiểu học ở Mỹ.
Quang vừa tốt nghiệp ĐH Duke vào tháng 5 vừa qua, người cha “một nắng hai sương” của Quang đã bay sang Mỹ để chứng kiến ngày nhận bằng của con trai. Đó là một chuyến đi đầy thử thách với ông – lần đầu tiên đi máy bay, lần đầu tiên ra nước ngoài một mình. Sau lễ tốt nghiệp, Quang dẫn bố đi thăm thủ đô Washington và thành phố New York.
“Bố mình đã được làm rất nhiều việc ông chưa làm bao giờ, ví dụ như chơi quần vợt, ăn các món ăn từ các nước khác nhau, thăm Nhà Trắng. Có một kỉ niệm nhỏ là bố mình nghiện thuốc lá nặng và dù mẹ mình đã khuyên rất nhiều lần, bố vẫn chưa bỏ được. Trong 2 tuần ở Mỹ, mình nói dối bố mình rằng ở Mỹ cấm hút thuốc lá. Bố mình tin và đã không hút thuốc trong suốt 2 tuần, mình đang tiếp tục động viên để bố mình bỏ hẳn thuốc lá”, Quang tâm sự.
Liên Quang dự định sẽ học tiếp về kinh doanh, luật hoặc quản lý công tại Mỹ. |
Sắp tới, Quang sẽ tham gia chương trình đào tạo quản lý của công ty Nike ở Mỹ. Sau khi đi làm được 2-3 năm, Quang dự định học tiếp về kinh doanh, luật hoặc quản lý công.
“Ước mơ lớn của mình là sớm quay về Việt Nam, sử dụng những gì mình đã học được để góp phần xây dựng những công ty, tổ chức mà có thể thay đổi được cuộc sống của người dân Việt Nam, mà trước tiên là nơi mình sống”, Quang chia sẻ.
Từ câu chuyện chân thực của chính mình, Quang muốn nhắn nhủ tới nhiều bạn trẻ thông điệp “mơ ước và dám mạo hiểm”.
Quang nói: “Sự tự ti đến từ rào cản về ngôn ngữ và khoảng cách giàu nghèo này là một khó khăn lớn vì nó có thể ngăn cản bạn tiến tới việc hoà nhập. Bây giờ khi đã tốt nghiệp đại học, mình không cảm thấy e dè trước những bạn ăn nói sành điệu, gia đình khá giả nữa, mà mình cảm thấy nể những bạn dám ước mơ lớn và làm những việc mạo hiểm.
Trong suốt quá trình đó, Quang đã luôn nhắc mình làm 2 việc: Một là, học cách chia sẻ với bạn bè xung quanh, lần đầu là một người, lần sau là hai người, cứ thế tăng lên. Hai là, học cách để dạy bản thân mình rằng, giá trị của mỗi chúng ta phụ thuộc vào kiến thức, tầm nhìn, ước mơ và những việc chúng ta làm thay vì phụ thuộc vào những gì chúng ta có”...
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Dư âm đẹp từ Giải bóng đá thường niên Tổng Công ty Vận tải Hà Nội năm 2024
Bắt giữ đối tượng "ngáo đá" cướp ô tô, dùng xẻng đánh người
Từ 25/12: Phụ huynh bắt buộc quản lý hoạt động mạng xã hội của trẻ em dưới 16 tuổi
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40