Người áp giải Tổng thống Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng quân Cách mạng:

Chuyện bây giờ mới kể

Nhiều người vẫn biết, Trung tướng Phạm Xuân Thệ một trong những người đầu tiên tiến vào Dinh độc lập và áp giải Tổng thống chế độ Việt Nam cộng hòa Dương Văn Minh đọc tuyên bố đầu hàng quân cách mạng, trên Đài phát thanh Sài Gòn ngày 30/4/1975. Thế nhưng, ít ai biết đằng sau giây phút lịch sử ấy, Trung tướng Phạm Xuân Thệ còn có một câu chuyện tình đầy thú vị.  
chuyen bay gio moi ke Cố Tổng bí thư Trường Chinh và chuyên bây giờ mới kể
chuyen bay gio moi ke Bác sĩ về tuyến dưới - chuyện bây giờ mới kể

Chuyện chưa kể trong giây phút lịch sử

Sinh năm 1947, tại Khả Phong, Kim Bảng, Hà Nam, nhưng nhìn ông hiện tại vẫn còn rất khỏe. Chính vì thế, khi biết chúng tôi gặp ông là để nghe ông kể về những những phút giây lịch sử 42 năm trước, ông tỏ ra rất hào hứng. Bên tách trà nóng, tướng Thệ trầm ngâm: “Với tôi cho đến bây giờ hồi ức về ngày 30/4 vẫn như ngày đầu.

chuyen bay gio moi ke
Trung tướng Phạm Xuân Thệ

Khi chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử bắt đầu, những phát pháo hỏa lực đầu tiên của Quân đoàn 2 và Sư đoàn 304 bắn vào căn cứ và trường sĩ quan bộ binh của địch. Đến 7 giờ sáng ngày 30/4/1975, lực lượng quân đội tiếp tục tiến thẳng vào nội đô Sài Gòn. Đến ngã tư Hàng Xanh, vì không biết đường và nội đô nên xe chúng tôi dừng lại để hỏi đường vào Dinh Độc lập.

Sau khi vượt cầu Thị Nghè đến Thảo Cầm Viên có một người vác lá cờ Giải phóng chạy vội ra phía xe chúng tôi. Ông ta khoảng chừng 40 tuổi, tôi hỏi ông ta đường vào Dinh Độc lập phải đi lối nào, thế là ông mời mọi người lên xe để chỉ đường. Cứ như vậy, chiếc xe Jeép của tôi chạy thẳng theo một con đường rất lớn. Khi xe chúng tôi cách ngã 3 còn khoảng 100m và phía trước một tòa nhà rất rất to, người đàn ông chỉ tay và nói to: Đó, Dinh Độc lập đó.

chuyen bay gio moi ke
Trung tướng Phạm Xuân Thệ, cùng đồng đội bắt tổng thống Dương Văn Minh đọc bản tuyên bố đầu hàng vô điều kiện tại Đài phát thanh Sài Gòn

Chỉ nghe đến đó, chiếc xe Jeép của tôi nhanh chóng lách vượt qua những xe tăng và xe chở bộ binh lao lên, cách hàng rào khoảng 50m. Sau khi chiếc xe tăng húc đổ hàng rào trước cổng Dinh Độc lập, chiếc xe chúng tôi cũng theo sau thẳng tiến vào, chúng tôi nhanh chóng xuống xe. Đồng chí Đào Ngọc Vân với tay lấy lá cờ của người đàn ông đi theo chỉ đường.

Người đàn ông thấy vậy liền bảo: đây là cờ của tôi chứ? Thấy vậy, tôi hô: Cờ của ai cũng cứ mang lên mà cắm. Thế là tôi cùng các đồng chí khác nữa tay cầm súng trong tư thế sẵn sàng chiến đấu tiến vào tòa nhà lớn và chạy lên tầng trệt của Dinh Độc lập.

Trong khi đang tìm đường lên cắm lá cờ thì tôi gặp một người xưng là chuẩn tướng Nguyễn Hữu Hạnh - phụ tá của Tổng thống Dương Văn Minh. Đồng thời người đàn ông này cho biết, toàn bộ nội các của chính quyền Dương Văn Minh đang trong phòng họp, mời chúng tôi vào làm việc”, Trung tướng Phạm Xuân Thệ nhớ lại.

Sau khi được giới thiệu, ông Minh bước lại gần tôi và nói: Chúng tôi đã biết quân giải phóng tiến công vào nội đô, chúng tôi đang chờ quân giải phóng vào để bàn giao. Theo phản ứng tự nhiên, ông Thệ nghiêm mặt, hô to: Các anh là kẻ thất bại, các anh phải tuyên bố đầu hàng vô điều kiện, không có bàn giao gì cả.

Nghe xong, ông Dương Văn Minh thoáng chút bối rối thể hiện trên nét mặt và nói xin được bắt tay với Quân giải phóng, tuy nhiên, tôi đã gạt tay đi. Lúc này, các thành viên của nội các đã tản dần ra ngồi ở ghế, nhưng tôi vẫn kiên quyết bắt Dương Văn Minh phải ra đài phát thanh để tuyên bố đầu hàng.

Cùng thời gian trên, đồng chí Đào Ngọc Vân vác lá cờ giải phóng chạy lên ban công sảnh tầng 2 Dinh Độc lập phất cờ báo hiệu quân ta đã chiếm được Dinh Độc lập (còn người cắm cờ trên nóc Dinh Độc lập là chiến sỹ Thận- PV). Sau một lúc bàn bạc, ông Minh cùng một số tùy tùng đã chấp nhận đến Đài phát thành Sài Gòn đọc lời tuyên bố đầu hàng do tôi chắp bút”.

Nói về giây phút trong Dinh Độc lập và chắp bút văn kiện tuyên bố đầu hàng, Trung tướng Phạm Xuân Thệ cho biết: “Tâm trạng lúc bấy giờ cũng như mọi người thôi. Đó là niềm kiêu hãnh của người chiến thắng. Tôi không ngờ mình là một trong những hàng triệu con người đi qua cuộc chiến này lại có sự may mắn được chứng kiến thời khắc cuối cùng của chế độ ngụy Sài Gòn”.

Chưa muốn lấy vợ vì còn muốn đi chiến đấu

Kết thúc câu chuyện khi kể về giây phút lịch sử ngày 30/4/1975, ông nhìn vợ mình với ánh mắt trìu mến rồi bảo: “Với gia đình, không có gì bằng sự hi sinh của người vợ. Tôi cưới bà ấy chưa được 20 ngày, đã xách bà lô và đi biền biệt, thỉnh thoảng mới nhận được lá thư thăm hỏi. Ở nhà, bà ấy cứ ở vậy chờ tôi về mà không biết chồng có vượt qua được khói lửa, trận mạc hay không”.

Nói về duyên gặp được người vợ, ông cho biết, sau trận đánh ở bên bờ sông Thạch Hãn, tháng 7/1972, ông bị thương ở bắp chân phải và gáy bên phải, đơn vị cho người đưa về trạm giao liên chờ đưa ra tuyến sau điều trị. Lần này, tuy về điều trị ở hậu phương nhưng tâm trạng của ông vẫn còn nỗi day dứt nhớ đồng đội, nhớ đơn vị khôn nguôi.

Theo tướng Thệ, trong thời gian nghỉ phép về quê, vì gia đình neo người, mẹ ông lại thường xuyên ốm đau, bệnh tật. Thêm vào đó, chiến tranh loạn lạc không biết ngày nào ông Thệ mới trở về. Vì thế, gia đình, họ hàng đã thúc giục và giới thiệu cho ông gặp người vợ của mình bây giờ.

Ông kể: “Thực sự thời điểm đó tôi chưa muốn vợ, vì ý định của tôi là khi sức khỏe hồi phục, tôi sẽ xin trở về đơn vị để cùng đồng chí, đồng đội tiếp tục chiến đấu. Chiến tranh còn kéo dài, nếu lấy vợ tôi sợ lại thêm một người nữa phải chờ đợi. Thật sự lúc đấy tôi rất khó xử”.

Sau khi được sự động viên và muốn bố mẹ yên tâm khi trở lại chiến trường, ông đã lên xóm trên gặp bà Dung. Bà Dung khi đó kém ông Thệ đến 7 tuổi (ông Thệ 26 còn bà Dung mới 19 - pv), đã học xong cấp 2 và đang công tác tại cửa hàng lương thực huyện Kim Bảng.

Ngay lần gặp đầu tiên, bà đã để lại trong ông ấn tượng tốt về một người con gái đảm đang, thùy mị, nết na… Ông Thệ nhớ lại: “Khi ấy tôi đã cảm thấy mình có một tình cảm đặc biệt, càng về sau, ngày nào không gặp được bà Dung là lòng dạ tôi lại bồn chồn và thiếu thiếu gì đó”.

Đang là thời chiến, gia đình ông cũng khó khăn nên đám cưới diễn ra rất bình dị. Ông nhớ, ngày cưới mẹ ông phải đi vay hàng xóm một chiếc chăn hoa, sau này mẹ ông phải dành dụm mấy tháng trời mới trả hết nợ.

Bây giờ chiếc chăn hoa ấy được ông bà cất giữ như một kỷ vật. “Trong suốt những năm tháng chiến đấu, để hoàn thành nhiệm vụ, tôi luôn cảm ơn người vợ đã hi sinh cho tôi rất nhiều. Các con tôi được trưởng thành như ngày hôm nay, phần lớn do một tay bà ấy chăm sóc, dạy dỗ”, ông Thệ nhìn vợ âu yếm.

Sau mấy mươi năm công tác trong ngành quân đội ở nhiều vị trí, năm 2009 ông được nghỉ hưu. Xúc động khi nói về những mất mát, hi sinh của đồng đội, ông không muốn nhắc quá nhiều đến chiến công của mình.

Với ông, bây giờ mong muốn lớn nhất là góp được một phần công sức tìm lại thân nhân cho các liệt sĩ, cho những ngôi mộ “Chưa biết tên”, cho những thân nhân đang ngày đêm tìm kiếm hài cốt của chồng, cha, ông của mình đang nằm đâu đó ở trên đất nước này. Cầm cuốn sổ được đóng dày và rất cẩn thận, rõ ràng, trong tay ông đang có hàng nghìn trường hợp mà các thân nhân mong tìm lại hài cốt.

Khi nói về đồng đội, giọng ông như chùng xuống. Có lúc chúng tôi thấy ông nghẹn ngào xúc động, có những lúc ông không thốt thành lời. Chia tay ra về, ông bảo: Đời người có hai thứ, một thứ là trời cho và một thứ là đời cho. Về vật chất, tiền tài, danh vọng là đời cho, cái này thì rồi cũng có lúc hết. Nhưng tinh thần, đạo đức, cái tình người, là những thứ trời cho thì không chỉ kết thúc cho đến khi hết cuộc sống này mà là mãi mãi.

Tuấn Minh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

Hà Nội: Khích lệ tinh thần hiếu học của trẻ em có hoàn cảnh khó khăn

(LĐTĐ) Chương trình "Gặp mặt trẻ em Thủ đô tiêu biểu vượt khó học tốt” được tổ chức thường niên là hoạt động có ý nghĩa thiết thực của thành phố Hà Nội nhằm động viên những trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, khích lệ tinh thần hiếu học của các em, động viên các em nỗ lực vươn lên thành con ngoan, trò giỏi.
Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

Tháng 11, cảm xúc và hoài niệm

(LĐTĐ) Tháng 11 mang theo gió lạnh nhưng lại rất ấm áp với những kỷ niệm, niềm vui giản dị và sự kết nối tình thân. Hạnh phúc được là một hành trình khi có lòng biết ơn hiện tại và tận hưởng từng khoảnh khắc bình an.
Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

Phố Hàng Mã rực rỡ sắc màu dịp Halloween

(LĐTĐ) Phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã “khoác màu áo mới” với đa dạng các loại phụ kiện, đồ chơi độc lạ chào đón lễ hội hóa trang trong ngày cuối cùng của tháng 10.
Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

Tổ chức khóa học Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ thành phố Vinh

(LĐTĐ) Ngày 30/10, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) thành phố Vinh phối hợp cùng Trung tâm Đào tạo và Nâng cao năng lực phụ nữ thuộc Học viện Phụ nữ Việt Nam tổ chức khóa học “Kỹ năng lãnh đạo cho phụ nữ”.
Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024: Lan tỏa thông điệp ý nghĩa

(LĐTĐ) Trong 2 ngày 26 - 27/10/2024, tại Hà Nội đã diễn ra chương trình Ngày hội "Gia đình trẻ hạnh phúc" năm 2024 với chủ đề "Bên nhau, mình là Nhà".
Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

Nhiều tên miền giả mạo nhằm mục đích lừa đảo

(LĐTĐ) Theo báo cáo của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), từ tháng 1/2021 - 10/2024, có khoảng 12.838 website tên miền bị lạm dụng, được sử dụng để vi phạm pháp luật; các tên miền quốc tế có tỷ lệ lạm dụng cao (81%).
Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

Hà Nội chú trọng chăm sóc sức khỏe người cao tuổi

(LĐTĐ) Công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đã được thành phố Hà Nội và các địa phương đặc biệt chú trọng. Đến hết năm 2025, Hà Nội phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn triển khai các hoạt động hỗ trợ người cao tuổi được chăm sóc sức khỏe, tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao nâng cao sức khỏe tinh thần tại cộng đồng.
Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

Tin bão mới nhất: Bão số 6 quần thảo Biển Đông gây mưa lớn ở khu vực miền Trung

(LĐTĐ) Theo chuyên gia khí tượng, nhiều khả năng do tương tác với không khí lạnh ở phía Bắc di chuyển vào phía Nam, khiến cho bão số 6 duy trì tương đối lâu trên biển trong thời gian dài, dẫn đến tình trạng khu vực giữa và Nam Biển Đông hình thành một dải hội tụ nhiệt đới gây mưa kéo dài cho khu vực Trung Bộ; một số tỉnh có lượng mưa phổ biến từ 300-500mm trong vòng 3 ngày.
Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

Nâng cao kiến thức pháp luật về an sinh cho đồng bào dân tộc thiểu số

(LĐTĐ) Sáng nay (25/10), Báo Kinh tế & Đô thị, Tổ chức ActionAid Quốc tế tại Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ chương trình, dự án an sinh xã hội Việt Nam (AFV) phối hợp tổ chức Chương trình tư vấn chính sách, pháp luật về an sinh xã hội, quyền của đồng bào dân tộc thiểu số cho 200 đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Khánh Thượng, huyện Ba Vì, Hà Nội.
Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

Hỗ trợ các gia đình khó khăn tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn chịu ảnh hưởng bởi bão lũ

(LĐTĐ) Trong hai ngày (23-24/10/2024), đoàn công tác của Hội Chữ thập đỏ thành phố Hà Nội phối hợp với Hội Chữ thập đỏ 2 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn tổ chức các chương trình trao quà hỗ trợ các gia đình có hoàn cảnh khó khăn chịu ảnh hưởng do cơn bão số 3 và hoàn lưu sau bão gây ra trên địa bàn với tổng trị giá 217 triệu đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động