Chuẩn giáo viên: Bao giờ đáp ứng được yêu cầu?
Ít thực hành, thời gian thực tập ngắn, không được chú trọng đào tạo tâm lý học, giáo dục học, khả năng nghiệp vụ sư phạm để đứng lớp chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục… là những nhận xét chung của nhiều hiệu trưởng các trường phổ thông về các cử nhân sư phạm hiện nay. Bà Nguyễn Thị Hiền - Hiệu trưởng Trường Đoàn Thị Điểm (Hà Nội) cho biết, dù tuyển dụng được những sinh viên tốt nghiệp loại giỏi của các trường đại học sư phạm nhưng hầu hết chúng tôi đều phải đào tạo lại từ kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm cho tới kỹ năng giao tiếp, ứng xử trong môi trường học đường. Nguyên nhân của thực trạng này theo bà Hiền là do thời gian thực tập của sinh viên sư phạm hiện nay quá ít và ngắn. “Ngày xưa chúng tôi đi học sư phạm thì năm thứ hai đã bắt đầu xuống trường phổ thông làm quen, năm thứ ba bắt đầu dạy thực tập 1 tháng, năm thứ tư thực tập ở trường rồi. Do vậy, tăng thời gian thực tập của sinh viên sư phạm là điều phải quan tâm hàng đầu khi tiến hành đổi mới đào tạo giáo viên"- bà Hiền khuyến nghị.
Ảnh minh họa. |
Đồng quan điểm, bà Trần Hải Yến - Giám đốc điều hành Trường THCS Alpha (Hà Nội) cho hay, phần lớn cử nhân sư phạm mới ra trường hay các giáo viên trẻ khi tham gia phỏng vấn tuyển dụng của trường chúng tôi đã không phân biệt hay trả lời được câu hỏi: làm sao để đánh giá kiến thức, kỹ năng, năng lực của học sinh. Trong khi đó, đây là mục tiêu đào tạo trong đổi mới giáo dục phổ thông hiện nay.
Theo bà Nguyễn Thị Bình- nguyên Phó Chủ tịch nước phát biểu tại một cuộc hội thảo gần đây cho hay hiện nay, các trường sư phạm còn nặng về dạy chữ, chưa quan tâm đúng mức đến đào tạo những nhà giáo dục. So với các khoa, bộ môn khác thì ngành Tâm lý, Giáo dục học ở nhiều trường sư phạm chưa phải là thế mạnh. Trong khi đòi hỏi thực tiễn giáo dục hiện nay thì cử nhân sư phạm không chỉ đơn thuần là một giáo viên bộ môn, mà còn phải là một nhà giáo dục học. Tức là giáo viên ngoài việc dạy kiến thức còn phải biết nắm bắt tâm lý, giáo dục các em cả về thể chất, đạo đức, lối sống. Đưa ra những yêu cầu mà thực tế đòi hỏi ở mỗi nhà giáo, nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Bình cho rằng: “Là nhà giáo, chúng ta chỉ thực hiện được sứ mạng dạy làm người khi chuyển hóa được giáo dục thành tự giáo dục trẻ em, để các em phát triển một cách tích cực nhất những tiềm năng sẵn có của mình. Muốn như vậy, người thầy phải khơi dạy được sự phát triển hoàn toàn tự thân của mỗi đứa trẻ”. Công việc đó có tính khoa học và nghệ thuật, đòi hỏi nhà giáo phải giàu lòng yêu người, yêu nghề, hiểu biết về đời sống, văn hoá và có trách nhiệm đối với xã hội. Chính vì vậy, các trường sư phạm phải đào tạo ra được những thầy giáo, cô giáo có hiểu biết sâu sắc về con người, về nghề dạy học dựa trên nền tảng kiến thức vững chắc về kiến thức, văn hóa, xã hội của đất nước.
Trao đổi về vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD- ĐT) Phùng Xuân Nhạ cho biết, hiện nay Bộ đang chỉ đạo xây dựng chuẩn giáo viên và quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm, gắn kết các trường sư phạm với các Sở GD- ĐT thành một chuỗi các trường sư phạm. Do đó, chương trình đào tạo sư phạm các cấp tiến tới một chương trình thống nhất và đạt chuẩn. Để làm được việc này, Bộ sẽ mời các giáo sư, các thầy cô giáo có kinh nghiệm chuẩn bị, phản biện để xây dựng chương trình chuẩn gắn với chương trình sách giáo khoa mới để áp dụng trong toàn quốc. Các trường sư phạm phải bám vào chương trình này để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng, đào tạo lại sinh viên, đội ngũ giáo viên. Bên cạnh đó, Bộ GD - ĐT sẽ sử dụng các chuẩn để đánh giá và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng những năng lực còn yếu, còn thiếu của giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, gắn với đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục đào tạo và đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.
Đặc biệt, Bộ GD - ĐT chỉ giao một số trường có uy tín, chất lượng, tránh tình trạng có một số trường hiện nay không có chức năng sư phạm nhưng mở thêm khoa đào tạo giáo viên. Đặc biệt, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh sự cần thiết phải quy hoạch mạng lưới các trường sư phạm để tạo ra một hệ thống trường có chất lượng với vai trò đầu tàu. Bộ trưởng cũng yêu cầu các trường đại học sư phạm nhanh chóng tiếp cận các chuẩn/tiêu chuẩn về giảng viên sư phạm, giáo viên và hiệu trưởng phổ thông, khung trình độ quốc gia, nội dung chương trình sách giáo khoa mới để xây dựng chương trình đào tạo, bồi dưỡng có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới trong giáo dục.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tin khác
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Giáo dục 22/11/2024 19:28
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Giáo dục 22/11/2024 19:01
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36