Chọn những khâu đột phá để phát triển
Cải cách hành chính: Bước đột phá để phát triển | |
Thanh Trì chung tay bảo vệ sông Om | |
Công đoàn Công ty TNHH Như Ý: “Mái ấm” của công đoàn viên |
Nhân kỷ niệm 62 năm Ngày Giải phóng huyện Thanh Trì, PV Báo Lao động Thủ đô đã có buổi trao đổi với Phó Bí thư - Chủ tịch UBND huyện Thanh Trì Vũ Văn Nhàn xung quanh những điểm nhấn này.
Từ thành công 3 khâu đột phá…
* PV: Thưa Chủ tịch, hiện toàn Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Thanh Trì đang ra sức thực hiện các Nghị quyết: Đại hội Đảng toàn quốc; Đảng bộ TP. Hà Nội và Đảng bộ huyện lần thứ XXIII (nhiệm kỳ 2015 - 2020). Vậy nhìn lại chặng đường 5 năm qua trên cương vị Chủ tịch huyện, ông đánh giá thế nào về bức tranh kinh tế - xã hội của huyện?
Chủ tịch Vũ Văn Nhàn: Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và Thủ đô, trong giai đoạn 2010 - 2015, kinh tế - xã hội của huyện Thanh Trì đã phát triển một cách toàn diện và đạt được những kết quả quan trọng. Điều đáng nói, nhờ bám sát đúng chủ trương, chính sách của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố, xét trong hoàn cảnh cụ thể của huyện, Ban Thường vụ huyện ủy, UBND đã lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành kinh tế - xã hội theo đúng định hướng phát triển; trong đó có tính đến những lĩnh vực trọng tâm, trọng điểm làm khâu đột phá để tạo động lực đưa kinh tế Thanh Trì phát triển nhanh, nhưng phải bền vững.
Nhìn lại 5 năm qua, trong bức tranh chung của kinh tế huyện Thanh Trì , tôi có thể đúc kết ra 3 khâu đột phá được cho là thành công nhất của huyện.
Về xây dựng nông thôn mới (NTM), theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXII thì đến năm 2017, Thanh Trì sẽ cơ bản hoàn thành kế hoạch xây dựng NTM. Song đến năm 2015, tất cả các xã trên địa bàn huyện đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM, hoàn thành trước 2 năm so với kế hoạch đề ra. Hiện Huyện ủy, UBND đang tiến hành làm các thủ tục để Trung ương công nhận Thanh Trì là huyện đã hoàn thành mục tiêu xây dựng NTM.
Điều tôi muốn nhấn mạnh, nếu quá trình xây dựng NTM chỉ cố gắng phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ đề ra để báo cáo thành tích thì sẽ không giải quyết được gốc rể của vấn đề, mà quan trọng việc xây dựng NTM phải giải quyết được 2 nội dung lớn.
Xử lý ô nhiễm hệ thống ao, hồ là một trong những thành công của huyện Thanh Trì. |
* Cụ thể là gì thưa Chủ tịch?
- Đó là chuyển đổi mô hình kinh tế gắn với cải thiện đời sống người nông dân. Với sự chỉ đạo quyết liệt của Huyện ủy, sự điều hành năng động, kịp thời của UBND huyện, đến nay trong quá trình xây dựng NTM, Thanh Trì đã không để xảy ra những vấn đề dân sinh bức xúc. Điển hình, như nợ đọng xây dựng cơ bản (XDCB) hiện đang là vấn đề phức tạp nhất trong quá trình xây dựng NTM trên phạm vi cả nước, song đối với Thanh Trì cương quyết không để xảy ra tình trạng này. Cụ thể, khi tiến hành xây dựng NTM, quan điểm chỉ đạo của huyện là đầu tư đến đâu, gọn đến đấy.
Điểm nhấn thứ 2 trong xây dựng NTM là quá trình dồn điền, đổi thửa. Đến nay, huyện đã hoàn thành việc dồn điền, đổi thửa và đang tiến hành cấp đổi, cấp lại Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ nông dân. Huyện phấn đấu đến hết tháng 10 năm 2016 sẽ cấp xong. Điều đáng ghi nhận, quá trình thực hiện việc dồn điền, đổi thửa để tạo ra những cánh đồng lớn đưa tiến bộ khoa học - cộng nghệ vào sản xuất nhằm tăng năng suất cây trồng, vật nuôi đã tạo ra sự đồng thuận trong nhân dân. Và đến nay, điều đáng mừng là không có bất kỳ vụ khiếu kiện nào liên quan đến thực hiện việc dồn điền, đổi thửa.
Về thực hiện văn minh đô thị gắn với bảo vệ môi trường: Bên cạnh việc thiết lập trật tự xây dựng, bảng biển quảng cáo và an toàn giao thông, huyện đã tiến hành triệt để thực hiện thí điểm các tuyến phố văn minh kiểu mẫu như: Ngọc Hồi; Ngũ Hiệp - Đông Mỹ; Kim Giang; Phan Trọng Tuệ - Cầu Bươu… Những tuyến phố này thực sự đã tạo ra điểm nhấn về văn minh cho bộ mặt đô thị huyện Thanh Trì.
* Trong quá trình trao đổi, Chủ tịch nhắc nhiều đến vấn đề bảo vệ môi trường. Vậy Thanh Trì đã làm gì để giải quyết vấn đề môi trường, thưa Chủ tịch?
- Vấn đề bảo vệ môi trường là một trong những thành công nhất của Thanh Trì. Như chúng ta đã biết, đô thị hóa cao sẽ ảnh hưởng đến chất lượng do vấn nạn ô nhiễm môi trường (khí thải, ao, hồ nhiễm bẩn). Thanh Trì cũng không là ngoại lệ, bên cạnh hệ thống kênh mương bị ô nhiễm thì hệ thống ao hồ cũng bị san lấp, thập chí là nơi chứa nước thải dẫn đến ô nhiễm khá trầm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân.
Với phương châm phát triển kinh tế phải gắn với bảo vệ môi trường, nhờ công tác xã hội hóa, huyện Thanh Trì đã phối hợp với các đối tác là tổ chức, doanh nghiệp tiến hành cải tạo môi trường và thành quả là: Hai bên bờ sông Tô Lịch (sông Om) đã được phát quang, dòng sông chết năm nào nay đã trở lại màu xanh và người dân nơi đây nói vui “dòng sông bẩn đã trở thành dòng sông quê hương”. Đặc biệt, hệ thống ao, hồ trên địa bàn huyện vốn không ít nơi trước đây từng là “bể phốt nổi”, thì nay đã trở lại những ao sạch, người dân nhiều nơi thậm chí còn xuống tắm được. Bên cạnh đó, cũng liên quan đến môi trường và an toàn thực phẩm, Thanh Trì là huyện đầu tiên của Thành phố xóa bỏ được các điểm giết mổ gia súc nhỏ lẻ trong khu dân cư, đưa vào giết mổ trong một khu tập trung.
Thời gian tới, huyện cần nỗ lực hơn nữa, tận dụng thời cơ để phát triển. Từ huyện đến xã, các ban, ngành, đoàn thể cần phải vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đề ra các giải pháp đột phá mạnh mẽ để thực hiện cho được các chương trình, mục tiêu mà Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp đã đề ra. Đồng thời, cần tập trung làm tốt hơn nữa công tác xây dựng Đảng; tiếp tục thực hiện tốt hơn Chỉ thị 08 về Năm trật tự văn minh đô thị. Trích phát biểu của UVBCT- Bí thư Thành ủy Hoàng Trung Hải tại buổi làm việc với Huyện ủy Thanh Trì ngày 23.8.2016 |
… đến phấn đấu thành quận vào năm 2020
*Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII và cũng như tại buổi làm việc với UVBCT - Bí thư Thành ủy Hà Nội Hoàng Trung Hải mới đây - Thanh Trì đề ra mục tiêu đến năm 2020 sẽ đưa huyện thành quận. Vậy, điểm nhấn kế hoạch 5 năm (2016 - 2020) trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện?
- Vấn đề đặt ra, muốn đẩy mạnh việc phát triển kinh tế để thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ XXIII cũng như tiến tới đưa Thanh Trì thành quận vào năm 2020, bước đi có tính đột phá là chuyển đổi mô hình tăng trưởng gắn với phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng đô thị (giao thông, xây dựng). Cụ thể, từ cơ cấu kinh tế CN- TTCN, thương mại - dịch vụ và nông nghiệp chiếm 63% hiện nay, trong 5 năm tới sẽ chuyển đổi theo hướng dịch vụ - thương mại; CN - TTCN và nông nghiệp. Nghĩa là tăng tỉ trọng dịch vụ - thương mại, giảm giá trị công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.
Muốn đạt mục tiêu này, huyện đã đề ra chương trình phát triển hệ thống thương mại xứng tầm, đi liền với xây dựng hệ thống các chợ dân sinh. Huyện đã xây dựng xong và đưa vào hoạt động Trung tâm thương mại và chợ Cầu Bươu với diện tích khoảng 2 ha; đi kèm đó mỗi xã (sau này là phường) đã được xây dựng từ 1- 3 chợ. Song song với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, huyện sẽ tập trung xã hội hóa để phát huy mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Ngoài hình thức đầu tư BT (xây dựng- chuyển giao); đổi đất lấy hạ tầng huyện cũng sẽ đẩy mạnh đầu tư theo hình thức PPP (hợp tác công - tư).
Về nông nghiệp, huyện sẽ tập trung chỉ đạo sản xuất nông nghiệp theo các vùng quy hoạch sau dồn điền, đổi thửa và theo tiêu chuẩn VietGAP… Áp dụng tiến bộ khoa học vào sản xuất để đạt giá trị gia tăng trên một héc ta đất cao hơn. Cố gắng trong thời gian sớm nhất, Thanh Trì sẽ cân đối được ngân sách.
“Mưu sự tại nhân”, nếu mục tiêu có thế nào đi chăng nữa mà chất lượng nguồn nhân lực không tốt thì rất khó thành công. Do đó, ngoài việc tập trung phát huy các thế mạnh được coi là lợi thế của huyện, vấn đề có tính chất mở ra chìa khóa thành công là yếu tố con người. Do đó, 5 năm tới, Thanh Trì sẽ tiếp tục quyết liệt hơn trong cải cách hành chính và nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Quyết tâm xây dựng một nền hành chính chuyển từ quản lý sang phục vụ nhân dân, vì mục tiêu cuối cùng: Huyện càng ngày đẹp, giàu, văn minh; người dân được sống trong môi trường trong sạch, thanh bình…
* Trân trọng cảm ơn Chủ tịch.
Mẫn Nhuệ - Lê Hà (Thực hiện)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hợp tác, liên kết du lịch giữa 3 tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Ninh Thuận
Thái Lan công bố các môn thi đấu chính thức tại SEA Games 33
Bảo vệ sức khỏe từ sớm, từ xa vì kỷ nguyên vươn mình
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Tin khác
Điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, Đồng Nai
Trật tự đô thị 20/11/2024 11:18
Quyết liệt dẹp “điểm đen” về trật tự an toàn giao thông tại phố cổ
Trật tự đô thị 19/11/2024 10:33
Rà soát cây xanh bị nghiêng, gãy đổ chưa được khắc phục
Trật tự đô thị 18/11/2024 16:35
Quyết liệt xử lý tình trạng họp chợ, lấn chiếm lòng đường
Trật tự đô thị 18/11/2024 14:32
Cần làm rõ “trường hợp cần thiết” áp dụng ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước
Trật tự đô thị 17/11/2024 20:36
Hà Nội: Xử lý 2.397 trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông qua phản ánh từ Zalo
Trật tự đô thị 09/11/2024 17:36
Hà Nội có thêm 14 dự án đủ điều kiện đưa vào kinh doanh
Trật tự đô thị 04/11/2024 15:34
Hà Nội quyết liệt xử lý tình trạng nhà “siêu mỏng, siêu méo”
Trật tự đô thị 01/11/2024 17:22
TP.HCM: Mục tiêu giảm trên 75% công trình vi phạm trật tự xây dựng
Trật tự đô thị 30/10/2024 16:26
Thanh Trì: Chú trọng công tác hỗ trợ, tái định cư các dự án trọng điểm
Trật tự đô thị 30/10/2024 14:04