Cải cách hành chính: Bước đột phá để phát triển
Giảm mức thấp nhất thủ tục hành chính cho dân | |
Thực hiện hiệu quả công tác CCHC: Quan trọng là yếu tố con người |
Cũng chính từ kết quả công tác CCHC thời gian qua, đã góp phần phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao vị thế của Thủ đô.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng kiểm tra tại bộ phận một cửa UBND huyện Phúc Thọ. |
Xây dựng chính quyền điện tử
Thành phố Hà Nội tiếp tục nằm trong top 10 trong 63 tỉnh, TP trực thuộc TƯ dẫn đầu về CCHC. Công tác CCHC của TP khá toàn diện và có nhiều chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, không bằng lòng với những kết quả đã đạt được, với quyết tâm cao, nhằm thay đổi định kiến lâu nay của doanh nghiệp, người dân về thái độ phục vụ của các cơ quan công quyền, Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XVI tiếp tục chọn CCHC là một trong 3 khâu đột phá của nhiệm kỳ mới.
Đặc biệt từ đầu năm 2016 đến nay, TP Hà Nội tập trung kiện toàn, sắp xếp bộ máy tinh gọn, hiệu quả, nâng cao chất lượng thực thi công vụ, đơn giản các thủ tục hành chính. Việc triển khai cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính được thực hiện đồng bộ và nề nếp theo hướng công khai, minh bạch.
Hướng dẫn người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến tại phường Nhân Chính, Thanh Xuân. |
Quá trình ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công đã được Thành phố quan tâm đẩy mạnh. Trong đó TP tăng cường kỷ cương, kỷ luật hành chính trên tinh thần 5 rõ: “Rõ người, rõ việc, rõ quy trình, rõ trách nhiệm và rõ hiệu quả”, “một việc - một đầu mối xuyên suốt”.
Chương trình công tác số 08 của Thành ủy Hà Nội về "Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 - 2020" đã đặt ra chỉ tiêu đến cuối năm 2017 cung cấp từ 40% đến 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 và đến năm 2020 cung cấp 70% đến 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 tại tất cả sở, ban, ngành, cấp huyện và cấp xã.
Với việc tinh giản biên chế đi đôi với cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, đổi mới tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, giảm bớt chi phí hành chính. Các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, công chức sẽ trách nhiệm và làm việc hiệu quả hơn để cùng xây dựng đơn vị, Thủ đô và đất nước ngày càng văn minh giàu đẹp. |
Đi kèm đó, Hà Nội đang tập trung đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động quản lý, điều hành, cung cấp dịch vụ công trên quan điểm thiết lập một hệ thống công nghệ thông tin dùng chung, đồng bộ, hướng tới mục tiêu xây dựng Thành phố thông minh, đi đầu cả nước về xây dựng chính quyền điện tử, đã và đang mang lại hiệu quả cao.
Từ ngày 10.8, Hà Nội đã thực hiện dịch vụ công trực tuyến cấp độ 3 tại 144 phường. Hệ thống dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đã bảo đảm cả 3 tiêu chí CCHC, đó là giảm thời gian giải quyết, giảm số lượt đi lại của người dân và giảm hồ sơ giấy tờ.
Ngoài giảm thời gian so với quy định, người dân có thể đăng ký các dịch vụ này ngay tại nhà mà không phải mất thời gian đến phường. Không chỉ dừng lại ở việc triển khai dịch vụ công mức độ 3, từ trung tuần tháng 8, nhiều phường tiếp tục nâng cấp thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4, tức là trả kết quả tại nhà cho công dân.
Dự kiến đến hết năm 2016 TP sẽ triển khai tại tất cả 584 xã, phường. Việc triển khai hệ thống dịch vụ công mức độ 3 cấp phường không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi trong thực hiện thủ tục hành chính, mà còn nâng cao khả năng quản lý, điều hành nhanh chóng, khoa học cho chính quyền cơ sở.
Không chỉ trong lĩnh vực tư pháp, những lĩnh vực khác như đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan, giáo dục - đào tạo, quản lý đất đai, xây dựng, điện, quản lý dân cư... cũng đang được “số hóa”, đẩy mạnh ứng dụng trực tuyến, liên thông một cửa. Phòng Đăng ký kinh doanh số 1 (Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội) đã dành riêng một khu vực, bố trí các máy tính kết nối mạng để phục vụ doanh nghiệp tới đăng ký.
Sau khi kê khai các thông tin qua mạng tại bất cứ đâu, doanh nghiệp chỉ cần cầm hồ sơ gốc tới để đối chiếu là được nhận Giấy đăng ký Thành lập doanh nghiệp. Thực hiện CCHC, công tác xây dựng hệ cơ sở dữ liệu dân cư của cơ quan CA cũng dễ dàng.
Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, 7 tháng đầu năm 2016, tỉ lệ TTHC thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông toàn Thành phố đã thực hiện được 98%, trong đó các sở, cơ quan ngang sở là 98%, cấp quận huyện là 94% và cấp xã đạt 96%.
TP đã thực hiện đơn giản hoá TTHC được 8 nhóm lĩnh vực, bao gồm: Đầu tư, đất đai, xây dựng, giao thông vận tải, du lịch, văn hóa, công nghiệp, tiêu dùng, thông tin và truyền thông. TP đã cắt giảm thời gian hồ sơ 114 TTHC.
Từ 1.9, việc đăng ký thủ tục kinh doanh tại TP sẽ tiến hành qua mạng điện tử… Hà Nội cũng là đơn vị đầu tiên trong cả nước xây dựng được hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung trên địa bàn với 7,5 triệu dân cư.
CCHC cũng đổi mới tích cực trong việc cấp Giấy phép đầu tư. Hiện tại, đăng ký thành lập DN mới qua mạng chỉ trong 2 ngày làm việc, giảm 1 ngày so với quy định. Quy trình giao dịch liên thông trên mạng cũng đã cắt giảm 40% thủ tục hành chính về đầu tư.
Tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng công việc
Bên cạnh cải cách mạnh mẽ các thủ tục hành chính, TP cũng quyết tâm triển khai hiệu quả Nghị quyết số 39-NQ/TƯ ngày 17.4.2015 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức từ nay đến năm 2021.
Thành ủy đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 12 về rà soát sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đề án vị trí việc làm tại các cơ quan Đảng, mặt trận tổ quốc, tổ chức chính trị- xã hội và triển khai tới các cơ quan ban ngành.
Thành ủy yêu cầu, từng cơ quan, tổ chức, đơn vị của các cấp ủy đảng, chính quyền, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập từ Thành phố đến cơ sở phải xây dựng lộ trình tinh giản biên chế cụ thể trong 7 năm (2015-2021) và từng năm trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt để tổ chức thực hiện. Tỉ lệ tinh giản biên chế đến năm 2021 tối thiểu là 10% biên chế của đơn vị.
Trong đó, thực hiện Đề án số 06 - ĐA/TU ngày 24.9.2013 của Thành ủy Hà Nội về việc “Kiện toàn, sắp xếp tổ chức Đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị trên địa bàn dân cư, tổ dân phố, thôn, xóm ở xã, phường, thị trấn thuộc TP Hà Nội”, đến nay TP đã giảm gần 1.000 chi bộ, 2.400 tổ dân phố, thôn, cùng hàng nghìn vị trí cán bộ ở cơ sở.
Đặc biệt, Ban cán sự UBND Thành phố đã chủ động sắp xếp lại bộ phận văn phòng, cắt giảm từ 12 phòng xuống 7 phòng. Trước đó, 57 cán bộ chủ chốt các quận, huyện, thị xã thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý đã tình nguyện nghỉ khi không đủ 30 tháng tái cử.
Theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung, từ đầu năm đến nay, TP đã sắp xếp xong bộ máy 22 sở, sau sắp xếp, đã giảm được 46 phòng (giảm 22,5%); giảm từ 401 đơn vị sự nghiệp còn 280 đơn vị sự nghiệp. Dự kiến, tháng 9 sẽ tiếp tục sắp xếp lại các BQL dự án, cụ thể sẽ giảm từ 70 xuống còn 36 BQL.
Đặc biệt, theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, việc tinh giản biên chế không đơn thuần là giảm được bao nhiêu người, mà quan trọng hơn là nâng cao chất lượng công việc, xây dựng bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Mục tiêu của việc triển khai kế hoạch này không chỉ là tinh giản ngay về số lượng công chức, viên chức mà quan trọng hơn là qua việc này để sắp xếp tổ chức bộ máy, cơ cấu lại bộ máy để nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động, nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ công chức viên chức, hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ được giao.
Với việc tinh giản biên chế đi đôi với cải cách hành chính, cải cách chế độ công vụ, đổi mới tổ chức bộ máy của cả hệ thống chính trị và phương thức lãnh đạo của Đảng sẽ góp phần nâng cao chất lượng cán bộ, công chức, giảm bớt chi phí hành chính.
Các cơ quan, đơn vị và mỗi cán bộ, công chức sẽ trách nhiệm và làm việc hiệu quả hơn để cùng xây dựng đơn vị, Thủ đô và đất nước ngày càng văn minh, giàu đẹp.
Trần Vũ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Hà Nội thí điểm mô hình thu gom rác trực tiếp
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Tin khác
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành khu tái thiết Làng Nủ
Tin mới 22/12/2024 16:11
Chính thức vận hành tuyến metro số 1
Tin mới 22/12/2024 11:48
Tết Dương lịch 2025: Hà Nội bắn pháo hoa tại những điểm nào?
Tin mới 21/12/2024 09:54
TP.HCM: Cháy nhà trọ cho thuê, 16 người thương vong
Tin mới 20/12/2024 15:12
Chủ tịch HĐND Thành phố chỉ đạo khắc phục vụ cháy tại quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 18:16
Trả gộp 2 tháng lương hưu, trợ cấp dịp Tết Nguyên đán
Tin mới 19/12/2024 17:16
Hưng Yên cơ bản hoàn thành GPMB dự án đường Vành đai 4- Vùng Thủ đô
Tin mới 19/12/2024 17:15
Quân đội nhân dân Việt Nam - Niềm tự hào dân tộc
Tin mới 19/12/2024 14:40
Thủ tướng yêu cầu xử lý nghiêm đối tượng đốt quán cà phê trên đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:47
Bí thư Thành ủy Bùi Thị Minh Hoài thăm hỏi nạn nhân vụ cháy quán cà phê đường Phạm Văn Đồng
Tin mới 19/12/2024 10:25