Chia sẻ gánh nặng chi phí cho ngân hàng

Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, trong tinh thần chung, tất các cả bộ, ngành đều phải nỗ lực chia sẻ thì đề xuất giảm phí cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng là hoàn toàn phù hợp.
chia se ganh nang chi phi cho ngan hang Lao động đi làm việc tại Hàn Quốc phải ký quỹ 100 triệu đồng
chia se ganh nang chi phi cho ngan hang Nên xem xét giảm lãi cho khách hàng cá nhân
chia se ganh nang chi phi cho ngan hang Ngân hàng đồng loạt tung các gói vay nghìn tỷ lãi suất giảm sâu

Cước phí dịch vụ ngân hàng đang bị đội giá cao

Tại Công văn gửi tới Bộ Thông tin và Truyền thông, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam cho biết, thực hiện Chỉ thị số 11-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, ngành Ngân hàng đã triển khai nhiều chính sách và giải pháp cụ thể hỗ trợ cho các đối tượng, DN bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, trong đó có các chương trình miễn, giảm phí giao dịch thanh toán điện tử nhằm hỗ trợ trực tiếp cho người sử dụng.

Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế như TS. Võ Trí Thành, ngân hàng là một trong những ngành không chỉ sớm đưa ra quyết sách mà các giải pháp triển khai trong thực tế khá nhanh và bước đầu nhận được phản ứng tích cực của thị trường như cơ cấu nợ, giảm lãi suất cho vay và chính sách giảm phí.

Đơn cử như chính sách miễn, giảm phí, đến nay đã có 44/45 ngân hàng thực hiện miễn, giảm phí thanh toán cho khách hàng, chiếm 99,7% thị phần đã miễn giảm phí; nhiều loại phí được giảm từ 75-100% mức phí cũ. Thông tin về tình hình giảm phí cho khách hàng, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cho biết, hiện các mức phí giao dịch thanh toán điện tử của ngân hàng đều đưa về 0 đồng.

chia se ganh nang chi phi cho ngan hang

Việc giảm cước nhắn tin sẽ giảm bớt áp lực tài chính cho ngân hàng

Tuy nhiên, các TCTD cho biết, việc giảm phí của họ đang gặp phải trở ngại do chi phí dịch vụ tin nhắn viễn thông dành cho các ngân hàng đang cao hơn nhiều lần so với những tin nhắn thông thường. Cụ thể, MobiFone và VinaPhone đang áp dụng mức 820 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng. Tương tự, Viettel là 500 đồng/tin nhắn (không phân biệt loại tin nhắn) và từ năm 2019, Viettel đã nâng mức giá cước lên 785 đồng đối với tin nhắn giao dịch tài chính. Vietnammobile, Beeline áp dụng 280-400 đồng/tin nhắn giao dịch tài chính, 500 đồng/tin nhắn quảng cáo chăm sóc khách hàng.

Trường hợp sử dụng đầu số thuê bao cung cấp dịch vụ tin nhắn - SMS Branding của đơn vị trung gian, các ngân hàng đều phải chịu mức cước là 800 đồng/tin nhắn và tuỳ theo phân khúc, khối lượng tin nhắn phát sinh mà các ngân hàng được chiết khấu với mức khác nhau. Nhưng sau khi trừ chiết khấu, mức giá cước trung bình vẫn khoảng 720 đồng/tin nhắn.

Trong khi đó tin nhắn giữa các cá nhân đơn lẻ chỉ ở mức 250 - 300 đồng/tin nhắn. Có nghĩa mức giá cước tin nhắn mà các DN viễn thông đang áp dụng đối với các ngân hàng cao gấp gần 3 lần so với tin nhắn thông thường.

Giảm áp lực tài chính cho ngân hàng

Mặc dù hiện nay, ngoài tin nhắn SMS ngân hàng cũng đang có một số kênh khác để tương tác thông tin tới khách hàng với chi phí thấp như tin nhắn thông báo trên ứng dụng, tạo ứng dụng tự sinh OTP... Tuy nhiên, tin nhắn SMS vẫn là phương thức thông báo được đa số các ngân hàng, khách hàng lựa chọn, đặc biệt là tin nhắn SMS-Brandname với nhận diện riêng của ngân hàng, để tránh kẻ gian giả mạo, lừa đảo khách hàng. Việc duy trì, sử dụng tin nhắn SMS cho thấy là một nhu cầu thiết yếu để đảm bảo an toàn cho khách hàng và bản thân ngân hàng chứ không nhằm mục đích kinh doanh. Do vậy, các công ty viễn thông thu mức phí cao gấp nhiều lần so với mức thông dụng là chưa hợp lý.

Trong khi đó, hiện hầu hết các ngân hàng đã áp dụng miễn, giảm phí giao dịch thanh toán cho khách hàng, nên với mức cước như trên, các ngân hàng đều phải bù lỗ khi chi trả phí dịch vụ tin nhắn viễn thông. “Điều này tạo ra áp lực rất lớn cho các ngân hàng trong việc thực hiện chính sách giảm phí dịch vụ thanh toán và mở rộng thanh toán không dùng tiền mặt theo chủ trương của Đảng và Nhà nước”, Công văn của Hiệp hội Ngân hàng nhấn mạnh.

Trước thực tế trên, để đồng hành, chia sẻ, giảm bớt gánh nặng chi phí cho ngân hàng khi thực hiện chính sách miễn, giảm phí dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho nền kinh tế, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các DN viễn thông xem xét giảm mức giá cước tin nhắn xuống tương đương với mức giá cước tin nhắn thông thường (áp dụng cho dịch vụ nhắn tin giữa các cá nhân đơn lẻ) hoặc ít nhất giảm 50% mức giá cước tin nhắn hiện đang áp dụng với các ngân hàng.

Đứng trên giác độ các ngân hàng, Tổng giám đốc OCB Nguyễn Đình Tùng cũng kiến nghị, nếu được giảm phí cước dịch vụ viễn thông, ngân hàng giảm áp lực tài chính vì phí thanh toán điện tử ngân hàng liên quan chặt chẽ đến cước phí thanh toán viễn thông. Việc giảm phí cước cũng sẽ giúp ngân hàng có thể có thêm nguồn lực tài chính để tính toán giảm lãi suất cho vay cho khách hàng.

Theo quan điểm của TS. Võ Trí Thành - Thành viên Hội đồng tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ quốc gia, trong tinh thần chung, tất các cả bộ, ngành đều phải nỗ lực chia sẻ thì đề xuất giảm phí cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng là hoàn toàn phù hợp. “Mức giảm bao nhiêu các nhà mạng tính toán hài hoà hợp lý nhưng vì cái chung cố gắng càng giảm được nhiều càng tốt. Thời gian áp dụng ưu đãi giảm phí nên là 5 tháng, hoặc đến khi hết dịch trên toàn cầu và có thể là đến hết năm. Quan trọng là thời gian thực hiện hỗ trợ càng sớm càng tốt để ý nghĩa của chính sách sớm được lan toả, mang lại hiệu quả cao”, TS. Võ Trí Thành đưa ra quan điểm.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, tại thời điểm này việc giảm phí cước tin nhắn là rất cần thiết. Vì số lượng tin nhắn giao dịch qua các công ty viễn thông tại ngân hàng là rất lớn. Nếu giảm được 50% là tốt nhất, còn nếu tốt hơn nữa có thể giảm bằng cước phí tin nhắn cho các cá nhân. Điều đó không chỉ tốt đối với ngân hàng mà thể hiện sự chung tay đóng góp cùng nền kinh tế sớm vượt qua đại dịch này. Đặc biệt nên kéo dài đến hết năm 2020. Bởi giả sử đến hết quý II dịch bệnh này được kiểm soát, thì hệ thống ngân hàng cần ít nhất 6 tháng để củng cố ổn định lại hoạt động, gia tăng khả năng sinh lời. Vì vậy, việc giảm phí ít nhất đến cuối năm. “Tác động của dịch bệnh thay đổi từng ngày, thậm chí dự báo kịch bản xấu từ tác động dịch bệnh là cuộc khủng hoảng vô tiền khoáng hậu. Với đề xuất hợp lý như vậy thì càng phải sớm triển khai. Trong bối cảnh này mỗi thành phần kinh tế đều phải có sự chung tay góp sức giảm gánh nặng cho toàn xã hội”, TS. Hiếu nhấn mạnh.

Theo Hà Thành - Thời báo ngân hàng

https://thoibaonganhang.vn/chia-se-ganh-nang-chi-phi-cho-ngan-hang-100362.html

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11/2024, giá dầu thế giới ghi nhận mức tăng mạnh hơn 3% sau khi OPEC+ đưa ra quyết định trì hoãn kế hoạch tăng sản lượng thêm một tháng. Cụ thể, giá dầu WTI đạt 71,68 USD/thùng (tăng 3,19%), trong khi giá dầu Brent ở mức 75,30 USD/thùng (tăng 3,04%).
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm

(LĐTĐ) Sáng nay 5/11, tỷ giá trung tâm đồng Việt Nam với USD tại Ngân hàng Nhà nước công bố mức 24.253 VND/USD, tăng 11 VND. Trên thị trường Mỹ, chỉ số US Dollar Index (DXY) hiện ở mức 103,89 điểm, giảm 0,39%.
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh

(LĐTĐ) Hôm nay 5/11, thị trường vàng trong nước chứng kiến sự giảm giá mạnh mẽ trong khi thị trường vàng quốc tế vẫn đang ổn định, chờ đợi các sự kiện kinh tế quan trọng sắp tới.
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội

(LĐTĐ) Các chuyên gia đã giải đáp trực tiếp nhiều câu hỏi liên quan đến các vấn đề như: Tiền lương, tiền thưởng, chế độ bảo hiểm xã hội, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, những quy định mới của Luật Thủ đô năm 2024,... từ đó giúp đoàn viên, người lao động thuộc Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội có thể hiểu và nắm vững các quy định của pháp luật có liên quan đến bản thân mình.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi

(LĐTĐ) Với tình yêu dành cho Hà Nội, họa sĩ Nguyễn Văn Luận (quận Đống Đa, Hà Nội) đã sử dụng bút bi để vẽ lại những khoảnh khắc đời thường một cách chân thực và sống động. Những bức tranh phong cảnh đặc trưng của Hà Nội như hàng hoa, phố cổ,… khiến người xem không khỏi ngạc nhiên vì chúng được vẽ hoàn toàn bằng bút bi, loại bút vốn rất hạn chế về màu.
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét

(LĐTĐ) Dự báo khu vực Hà Nội sáng sớm có mưa rào, sau không mưa, nhiệt độ từ 19 - 24 độ C, trời chuyển rét.
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.

Tin khác

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

Siết chặt quản lý thuế các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới

(LĐTĐ) Tổng cục Thuế khẳng định, công tác quản lý thuế đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cả trong nước và sàn TMĐT có yếu tố xuyên biên giới mà hoạt động kinh doanh tại Việt Nam đều được cơ quan thuế Việt Nam thực hiện quản lý thuế chặt chẽ, đảm bảo thu đúng, thu đủ, công bằng, minh bạch theo đúng quy định pháp luật thuế của Việt Nam.
Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

Hà Nội: Thu ngân sách 10 tháng năm 2024 đạt 425,2 nghìn tỷ đồng

(LĐTĐ) Theo Cục Thống kê thành phố Hà Nội, tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn trong 10 tháng năm 2024 đã đạt 425,2 nghìn tỷ đồng, vượt 4,1% so với dự toán cả năm và tăng 21,8% so với cùng kỳ năm 2023.
Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

Giá vàng hôm nay (31/10): Tiếp tục tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay (31/10), song hành với giá vàng thế giới, giá vàng trong nước vẫn tiếp tục tăng lên mức 90 triệu đồng/lượng.
Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Khuyến cáo người nộp thuế không cung cấp thông tin cá nhân cho đối tượng không rõ danh tính

Tổng cục Thuế đã nhiều lần đưa ra khuyến cáo, người nộp thuế khi nhận được các tin nhắn, cần kiểm tra kỹ nội dung, không vội vã trả lời hay thực hiện theo nội dung hướng dẫn trong tin nhắn. Đặc biệt không cung cấp thông tin cá nhân cho các đối tượng không rõ danh tính.
Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

Nhiều chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 11/2024

(LĐTĐ) Một loạt chính sách liên quan đến vấn đề kinh tế như hỗ trợ phát triển hợp tác xã, thông tư quy định về giao dịch chứng khoán và loạt thông tư quy định về mức lãi suất của tổ chức, cá nhân... sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 11/2024.
Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

Giá vàng hôm nay (28/10): Giá vàng duy trì quanh mức 89 triệu đồng/lượng, giá vàng nhẫn tăng cao

(LĐTĐ) Giá vàng hôm nay 28/10, Công ty SJC đang duy trì niêm yết giá mua - bán ở mức 87 - 89 triệu đồng/lượng nhưng giá vàng nhẫn tăng cao.
Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

Hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa tiếp cận tài chính số toàn diện

(LĐTĐ) Tài chính toàn diện cũng là một trong những giải pháp quan trọng để tiến tới mục tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững, phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Ngành Ngân hàng luôn trăn trở việc làm thế nào để hỗ trợ người dân vùng sâu, vùng xa có sự hiểu biết về tài chính và có thể tiếp cận tài chính một cách bình đẳng.
Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

Bảo vệ người tiêu dùng trước các rủi ro sử dụng tài chính số

(LĐTĐ) Sự bùng nổ các giải pháp tài chính công nghệ trong tài chính số đã tác động đáng kể đối với lĩnh vực tài chính, ngân hàng, làm gia tăng cơ hội mở rộng tiếp cận tài cho người dân, góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện. Tuy nhiên đi cùng với đó là những rủi ro, cần có những biện pháp bảo vệ người tiêu dùng.
Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

Nhiều vi phạm trong kinh doanh thương mại điện tử

(LĐTĐ) Sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử (TMĐT) không chỉ tạo ra cơ hội lớn trong việc mở rộng thị trường và nâng cao sức cạnh tranh mà còn mang đến những thách thức mới trong công tác quản lý thuế.
Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

Đã đến lúc điều chỉnh chính sách tài khóa trở lại trạng thái bình thường

(LĐTĐ) Có thể thấy, việc triển khai chính sách tài khóa mở rộng trong một thời gian khá dài từ 2020 - 2024 một mặt đã có tác động tích cực giúp nền kinh tế phục hồi và bước vào quỹ đạo trăng trưởng cao, mặt khác cũng khiến chúng ta đối mặt với áp lực kiểm soát lạm phát. Vì vậy, chính sách tài khóa trong năm tới dự kiến sẽ cơ bản chuyển về trạng thái bình thường.
Xem thêm
Phiên bản di động