Nên xem xét giảm lãi cho khách hàng cá nhân
Cần chính sách “mở” cho cá nhân vay trả góp
Sau chỉ đạo của Chính phủ và Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, hàng loạt các ngân hàng đã thực hiện giảm mạnh lãi suất cho vay, giãn nợ với người dân, doanh nghiệp. Tuy nhiên, hiện hầu hết ngân hàng thương mại mới có kế hoạch giãn nợ, giảm lãi suất cho khách hàng doanh nghiệp là chủ yếu, trong khi khách hàng cá nhân chưa nhận được nhiều sự quan tâm.
Khách hàng cá nhân vay tiền trả góp vẫn gặp khó trước chính sách giãn nợ, giảm lãi từ các ngân hàng. |
Theo các chuyên gia kinh tế, hiện các ngân hàng thương mại áp dụng lãi suất cho vay bằng lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 hoặc 13 tháng cộng với biên độ 3%-4%, nên nhiều người đã vay tiền mua nhà từ các năm trước hiện đang trả lãi suất rất cao (11%-12%/năm), có thể họ sẽ không gồng nổi chi phí này khi thu nhập giảm sút.
Chị Thu Thanh (ở huyện Thanh Oai, Hà Nội) chia sẻ, năm 2019, vợ chồng chị quyết định mua một căn hộ có diện tích 80m2 tại dự án ở Khu đô thị Thanh Hà với trị giá hơn 1 tỉ đồng. Vì là vợ chồng trẻ, nên để mua được căn hộ này, vợ chồng chị Thanh đã phải vay ngân hàng 60% giá trị căn hộ với kỳ hạn 20 năm, chưa kể các khoản vay khác từ gia đình, bạn bè.
Theo chị Thanh, với công việc là giáo viên mầm non, chồng chị là tài xế taxi, trước khi quyết định mua căn hộ vợ chồng anh chị đã tính toán rất kỹ bài toán tài chính. Theo đó, gia đình chị quyết định chọn căn hộ phù hợp với khả năng tài chính của gia đình. Theo tính toán, hàng tháng chị Thanh sẽ dành phần lương của mình ra để trả gốc và lãi cho ngân hàng, phần chi phí sinh hoạt, học hành của con sẽ do chồng chị lo. Thế nhưng, khi dịch bệnh bùng phát, chị Thanh thất nghiệp, thu nhập của chồng gặp khó.
"Mỗi tháng gia đình tôi phải trả khoản tiền cả gốc và lãi khoảng 6-7 triệu đồng, bình thường không sao, nhưng từ khi dịch bệnh xảy ra vợ chồng tôi gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán tiền với ngân hàng. Sau khi nghe thông tin ngân hàng triển khai giãn nợ, giảm lãi chúng tôi có liên hệ đến nhân viên giao dịch của ngân hàng, nhưng theo tìm hiểu, việc giãn nợ chỉ có lợi đối với những người vay ngắn hạn, còn vay dài hạn việc hỗ trợ hầu như không đáng là bao”, chị Thanh chia sẻ.
Cũng giống như chị Thanh, anh Trọng ở (Kiến Hưng, Hà Đông) cho biết, hiện gia đình anh vừa vay gói tiêu dùng mua nhà, vừa "cắn răng" vay thêm gói tiêu dùng để mua xe ô tô chạy kinh doanh, mỗi tháng vợ chồng anh chị phải trả khoản tiền cả lãi và gốc lên đến 15 triệu đồng. Nhưng giờ ảnh hưởng của dịch Covid-19, anh Trọng không chạy taxi được, trong khi đó vợ anh là đầu bếp tại một nhà hàng cũng phải nghỉ việc. Thất nghiệp, tiền ngân hàng vẫn phải trả, nhưng theo anh Trọng, nếu như ngân hàng giãn nợ gốc, giảm lãi theo mức hợp lý thì người vay sẽ bớt khó khăn hơn, nhất là trong giai đoạn này.
“Tôi đã tìm hiểu và được biết, hiện ngân hàng thực hiện giảm lãi suất cho vay chủ yếu là với các gói vay mới. Đối với các gói vay tiêu dùng mua nhà, mua xe như chúng tôi thì chính sách cũng có, nhưng rất ít. Đặc biệt, việc giãn nợ gốc chỉ có lợi cho những người vay ngắn hạn. Trong khi đó, lãi suất giảm không đáng là bao. Đối với các khoản vay dài hạn như chúng tôi để mua nhà, thì ngân hàng chỉ thực hiện giãn nợ trong thời gian này, nhưng sau đó lại dồn nợ lại. Thời hạn vay không đổi, lãi suất giảm cũng không đáng kể”, anh Trọng cho hay.
Có thể thấy, việc vay tiền mua nhà của gia đình anh Trọng, chị Thanh không phải trường hợp đặc biệt mà nhiều người vay tiêu dùng, vay trả góp ngân hàng đang rơi vào tình cảnh "không có tiền để trả đúng hạn". Đó là chưa kể đến vô số loại tiền, phí phải chi trả như điện nước, sinh hoạt, tiền gửi xe…
Ngân giảm lãi giảm sâu nhưng khách hàng cá nhân vẫn gặp khó
Hiện thực hóa Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ và Chỉ thị số 02/CT-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) về các giải pháp cấp bách của ngành Ngân hàng nhằm tăng cường phòng, chống và khắc phục khó khăn do dịch Covid-19, đầu tháng 4/2020 nhiều ngân hàng đã tung ra các gói vay nghìn tỷ với lãi suất giảm sâu. Trong đó, nhiều ngân hàng thương mại đã công bố các gói vay lãi suất thấp hơn từ 0,5-2%, có nơi đến 4,5% so với giai đoạn trước dịch nhằm hỗ trợ các cá nhân, tổ chức chịu thiệt hại bởi Covid-19.
Cụ thể, đối với ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank), từ ngày 01/4/2020 VietinBank tiếp tục triển khai chương trình tín dụng lãi suất trong nhóm thấp nhất thị trường có quy mô lên đến 60.000 tỷ đồng với lãi suất cho vay giảm đến 2%/năm so với các chương trình tín dụng đã từng triển khai trước thời điểm có dịch. Trong đó, VietinBank đặc biệt ưu đãi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh cung ứng các mặt hàng thiết yếu phục vụ cho người dân trong giai đoạn đại dịch Covid-19.
Có thể thấy, với những động thái tích cực từ phía các ngân hàng trong việc tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp, cũng như việc thực hiện giãn nợ, giảm lãi đang triển khai là một tín hiệu rất vui trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo ý kiến của khách hàng, các ữu đãi này phần lớn vẫn dành cho các doanh nghiệp và các khoản vay mới. Trong khi đó, với các khách hàng cá nhân vay trả góp, đối tượng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, các chương trình giảm lãi, giãn nợ như thế “có cũng như không”. |
Ngoài ra, VietinBank tiếp tục triển khai các chương trình tín dụng không giới hạn quy mô như: Đồng hành cùng khách hàng doanh nghiệp; Ưu đãi lãi suất cho vay cố định; Vay ưu đãi lãi tri ân dành cho khách hàng bán lẻ...với lãi suất cho vay thấp hơn từ 1,2%-3%/năm so với thông thường.
Cũng như ViettinBank, ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) công bố tiếp tục giảm lãi suất cho vay đối với khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Trong đó, đối với dư nợ hiện hữu: BIDV sẽ cơ cấu lại nợ, giãn thời gian trả nợ gốc, lãi và giảm đến 2%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực, ngành nghề bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19. Mức giảm cụ thể tùy thuộc từng lĩnh vực, ngành nghề và mức độ bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 của doanh nghiệp.
Đồng thời, giảm đến 1%/năm (đối với các khoản vay bằng VND) cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng tín chấp trả nợ bằng lương do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm ảnh hưởng đến thu nhập. Đặc biệt, trường hợp người lao động mất việc được hưởng trợ cấp 1,8 triệu đồng theo định hướng của Chính phủ, BIDV sẽ giảm 2% lãi suất, đồng thời ân hạn chưa thu gốc và lãi đến hạn của các khách hàng này trong thời gian còn dịch.
Đối với nhu cầu vay mới, BIDV có các gói tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 có nhu cầu vay mới với lãi suất giảm 2% so với lãi suất cho vay cùng loại ngày 31/12/2019. Thời gian triển khai giảm lãi suất cho vay (gồm cả dư nợ hiện hữu và dư nợ mới) áp dụng đến ngày liền kề sau 3 tháng kể từ ngày Thủ tướng Chính phủ công bố hết dịch Covid-19…
Có thể thấy, với những động thái tích cực từ phía các ngân hàng trong việc tung ra các gói vay ưu đãi lãi suất thấp, cũng như việc thực hiện giãn nợ, giảm lãi đang triển khai là một tín hiệu rất vui trong khi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp. Tuy nhiên, theo ý kiến của khách hàng, các ữu đãi này phần lớn vẫn dành cho các doanh nghiệp và các khoản vay mới. Trong khi đó, với các khách hàng cá nhân vay trả góp, đối tượng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh dường như vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí, các chương trình giảm lãi, giãn nợ như thế “có cũng như không”.
Đề cập vấn đề này, chuyên gia tài chính, T.S Đinh Thế Hiển cho rằng, hiện cá nhân đang vay ngân hàng thật sự rất khó khăn trong khi các chính sách hỗ trợ hiện nay mới tập trung nhiều vào doanh nghiệp, mà chưa có hướng cụ thể hỗ trợ khách hàng cá nhân - đối tượng có tỉ trọng tín dụng ngày càng tăng trong tổng dư nợ nền kinh tế. Theo ông Hiển, việc hỗ trợ doanh nghiệp là đúng, nhưng cũng cần quan tâm đến cá nhân nhiều hơn.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Tài chính 23/12/2024 11:37
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Tài chính 23/12/2024 06:10
Hôm nay (22/12): Giá vàng nhẫn tăng nhẹ
Tài chính 22/12/2024 06:02
6,8 triệu cổ phiếu BMK chào sàn UPCoM ngày 26/12
Tài chính 21/12/2024 22:33
Năm 2025, lãi suất cho vay nhà ở xã hội giảm xuống 4,7%/năm
Tài chính 21/12/2024 22:32
Prudential và HSBC hợp tác lấy trải nghiệm của khách hàng làm trọng tâm
Tài chính 21/12/2024 17:35
Cơ hội đầu tư nào sẽ khởi sắc trong năm 2025?
Tài chính 19/12/2024 16:33
Tăng cường các giải pháp điều hành lãi suất, tín dụng
Tài chính 19/12/2024 11:42
Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam: Cầu nối đóng góp vào sự phát triển lớn mạnh của thị trường bảo hiểm
Tài chính 19/12/2024 09:36
100% Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thành lập Ban chỉ đạo Tổng kiểm kê tài sản công
Tài chính 19/12/2024 08:55