Chất lượng nước uống đóng chai: Thả nổi đến bao giờ ?
![]() | Công bố danh sách cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đạt chuẩn |
![]() | Thêm 7 cơ sở nước uống đóng chai không đạt chất lượng |
Loạn nước uống đóng chai
Trong những năm gần đây, thị trường nước đóng chai ở Việt Nam đang bùng nổ nhanh chóng với hàng loạt nhãn mác, thương hiệu khác nhau khiến người tiêu dùng không biết đâu mà lần. Hiện tại, trên mọi ngõ ngách của Hà Nội, không khó để chúng ta có thể mua được một chai nước tinh khiết đóng chai; từ những đại lý, tạp hóa lớn, cho đến những cửa hàng chuyên cung cấp gas và nước uống đóng bình, đến các quán nước nhỏ vỉa hè… người tiêu dùng dễ dàng mua được sản phẩm nước đóng chai với sự đa dạng mẫu mã, thương hiệu như: Aqualia, Apolo, Bonaqua, ATLATA, Praha, CaWa… Theo số liệu đưa ra từ Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, hiện cả nước chỉ có 150 sản phẩm nước đóng chai có thương hiệu. Trong khi đó, trên thị trường hiện tại xuất hiện hàng trăm, hàng nghìn cơ sở sản xuất, kinh doanh nhỏ lẻ sản phẩm này, vì thế vấn đề kiểm soát là rất khó.
![]() |
Sức khỏe người tiêu dùng ra sao khi uống phải những loại nước như thế này?. |
Theo tìm hiểu của phóng viên, cùng một loại nước uống đóng chai có dung tích 19l - 20l nước, sản phẩm Aqualia chỉ có giá bán từ 13.000 đồng – 15.000 đồng; tuy nhiên sản phẩm của Ale, lại có giá từ 15.000 đồng – 20.000 đồng; thậm chí nước đóng chai của Lavi có giá 50.000 – 60.000 đồng… “Quá nhiều thương hiệu nước đóng chai, nhưng chỉ có một số sản phẩm thường quảng cáo trên tivi như Lavi, Aquafina là tôi còn biết, hầu hết các sản phẩm khác đều quá lạ. Điều quan trọng là chất lượng nó như thế nào, có đảm bảo ATTP hay không thì người tiêu dùng không thể biết được” – anh Việt ở phố Hồ Tùng Mậu, quận Cầu Giấy, cho hay.
Sự hoài nghi của người tiêu dùng là hoàn toàn có cơ sở, bằng chứng vào đầu tháng 5, thông tin từ Chi cục ATVSTP Hà Nội cho biết, trong tổng số 64 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai và 15 cơ sở sản xuất nước đá dùng liền được kiểm tra, thì có tới 19 cơ sở vi phạm mẫu nước, không đảm bảo VSATTP; ngay sau đó, ngày 17.5, Chi cục ATVSTP Hà Nội lại tiếp tục công bố thêm 7 cơ sở sản xuất nước đóng chai khác vi phạm vấn đề ATTP, một số mẫu nước nhiềm khuẩn Coliform gây ảnh hưởng đến đường ruột, tiêu chảy…
Tăng cường xử lý, kiểm tra vi phạm
16 thương hiệu nước đóng chai đạt chuẩn do các doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố sản xuất và thuộc quản lý Nhà nước chuyên ngành của Chi cục ATVSTP Hà Nội công bố bao gồm (không kể các thương hiệu nước đóng chai lớn do Bộ Y tế cấp phép): Haru, KơNia, Atlanta,Aviana,Ofami, Fresh, Praha, Việt Hưng, Diamond Rain, Mineral, Super, Phúc Lợi; Rooster, LanKa, Alibaba,An Sinh. |
Sau khi hàng loạt cơ sở sản xuất, thương hiệu một số sản phẩm nước đóng chai không đảm bảo chất lượng được đưa ra, rất nhiều người tiêu dùng cảm thấy bất bình và cho rằng, vì sao đến thời điểm này các sản phẩm nước đóng chai mới được kiểm tra chất lượng, phải chăng cơ quan chức năng buông lỏng quản lý?. Anh Mạnh Hà (phố Nguyễn Khánh Toàn, quận Cầu Giấy) bức xúc: “Nhiều sản phẩm, nhãn mác nước uống đóng chai đã xuất hiện trên thị trường từ nhiều năm nay, thế nhưng vì sao đến thời điểm này họ mới bị xử phạt? Trong khi đó, thông tin mà cơ quan chức năng đưa ra là vi phạm ATTP, nhưng lại không nêu cụ thể chỉ số chất lượng như thế nào là đủ, là an toàn. Thế nên, khi mua nước, kể cả cơ sở sản xuất có ghi chỉ số chất lượng, người tiêu dùng cũng không biết đúng hay sai”.
Trước bức xúc của dư luận, chia sẻ với phóng viên Báo LĐTĐ, ông Nguyễn Thanh Phong - Cục trưởng Cục ATVSTP - cho biết: Việc để có quá nhiều cơ sở sản xuất nước uống đóng chai không đảm bảo ATTP, chắc chắn cũng có một phần trách nhiệm của cơ quan chức năng, bởi họ là cơ quan quản lý trực tiếp và hiểu rõ nhất các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn mình, vì thế, cần phải thường xuyên kiểm tra, xử lý, thậm chí là giám sát kỹ nếu thấy sai phạm là xử lý ngay. Nếu kiểm soát chặt chẽ được ngay từ gốc, từ các cơ sở khi họ mới hình thành, thậm chí, làm mạnh tay với sản phẩm đã xuất hiện ngoài thị trường mà chưa đạt chuẩn, thì sẽ hạn chế được nước đóng chai không đủ chất lượng.
Cũng theo ông Phong, quy trình để sản xuất nước đóng bình đảm bảo chất lượng, thì bắt buộc phải trải qua các bước cụ thể như: Nước thô được lọc qua than hoạt tính để khử mùi, sau đó trao đổi ion khử các loại khoáng, tạp chất và vi sinh…một sản phẩm nước đóng chai muốn được chứng nhận đảm bảo ATVSTP, thì cần phải được kiểm định 14 tiêu chí về lý, hóa, vi sinh. Ngoài ra, sau khi nước được xử lý bằng thiết bị lọc, thì phải đảm bảo 28 tiêu chí trước khi chiết vào bình. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều cơ sở sản xuất nước đóng chai không thực hiện đầy đủ quy trình này, ảnh hưởng đến chất lượng nước uống và sức khỏe người tiêu dùng.
Với thị trường nước đóng chai phong phú như hiện nay, chắc chắn để lựa chọn được sản phẩm an toàn là rất khó, thế nhưng, không phải là không thể tìm ra nếu người tiêu dùng quan tâm hơn đến vấn đề ATTP, kiên quyết không lựa chọn các sản phẩm nước đóng chai, đóng bình không có địa chỉ, không công bố chất lượng sản phẩm rõ ràng, cũng như không đảm bảo đủ các điều kiện về ATVSTP được Bộ Y tế quy định. Theo công bố mới nhất từ Chi cục ATVSTP Hà Nội, hiện tại trên địa bàn Thành phố đã công bố 16 cơ sở sản xuất nước uống đóng chai đạt chuẩn, phù hợp với quy định ATTP. Đây là con số còn khá khiêm tốn so với nhu cầu chung của người tiêu dùng, trước mắt người tiêu dùng vẫn phải tự bảo vệ mình.
Đạt Đỗ
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Ngoại hạng Anh 2024/25: Cuộc đua Champions League nghẹt thở đến phút chót

Các bước cập nhật số Căn cước công dân vào ứng dụng VssID

Người gieo những mầm yêu thương trên con đường thiện nguyện

LĐLĐ quận Đống Đa khen thưởng 15 tập thể, 165 cá nhân "Giỏi việc nước, đảm việc nhà"

Miền Bắc sắp đón đợt nồm ẩm, Hà Nội mưa vào dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương

Nghệ sỹ Piano Mỹ Dung: Cống hiến hết mình vì nền âm nhạc và cộng đồng

Lãi suất vay bao nhiêu là hợp lý để người thu nhập thấp có thể mua được nhà ở xã hội?
Tin khác

CDC Hà Nội giám sát công tác phòng, chống bệnh tay chân miệng
Y tế 01/04/2025 20:24

Hà Nội ghi nhận thêm 189 trường hợp mắc sởi
Y tế 01/04/2025 10:37

Bệnh viện Nhi Hà Nội tiếp nhận điều trị gần 300 ca mắc sởi
Y tế 29/03/2025 15:50

Huyện Thanh Trì tăng cường phòng, chống dịch sởi
Y tế 29/03/2025 07:45

4 biện pháp trọng tâm phòng, chống dịch bệnh sởi hiệu quả
Y tế 28/03/2025 20:07

Hà Nội: Quyết liệt triển khai Chiến dịch tiêm vắc xin sởi cho trẻ từ 6 - 9 tháng tuổi
Y tế 28/03/2025 17:05

Hậu quả khôn lường khi do dự, chống đối tiêm vắc xin
Y tế 28/03/2025 11:10

Gia tăng bệnh nhân là trẻ em và người lớn mắc sởi nhập viện điều trị
Y tế 27/03/2025 18:38

3 nhóm đối tượng nguy cơ cao nên tiêm vắc xin phòng bệnh sởi
Y tế 27/03/2025 17:27

Hà Nội: Kiểm soát nhiễm khuẩn, phòng lây nhiễm chéo bệnh sởi trong các cơ sở y tế
Y tế 27/03/2025 15:58