Xử lý ô nhiễm sông trên địa bàn thành phố Hà Nội:

Vẫn là bài toán khó!

Thời gian qua, dù Hà Nội đã nỗ lực cải tạo, nạo vét hệ thống sông, nâng cao chất lượng nước nhưng tình trạng vi phạm và xả bừa bãi nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm vẫn diễn ra. Thực trạng này cho thấy, ngoài nỗ lực của các cơ quan chức năng, sự đóng góp của cộng đồng là rất quan trọng trong việc cải thiện chất lượng nước, làm sạch môi trường.
van la bai toan kho Ô nhiễm sông Cầu Đá: Bao giờ ước mơ cống hóa thành hiện thực?
van la bai toan kho Quyết liệt giải quyết ô nhiễm môi sinh
van la bai toan kho Giải quyết triệt để ô nhiễm sông, hồ Hà Nội: Cần có chế tài đủ mạnh

Ô nhiễm bủa vây

Theo các chuyên gia môi trường, Thủ đô Hà Nội có hệ thống sông ngòi dày đặc, ngoài một số sông lớn bao quanh Thành phố như: sông Hồng, sông Nhuệ, sông Đáy... hệ thống sông trong nội đô như Tô Lịch, sông Kim Ngưu, Sông Lừ, sông Sét... cũng từng là những tuyến cảnh quan mặt nước hấp dẫn trong quá trình phát triển của Hà Nội. Tuy nhiên, một thực tế đáng lo ngại là đến nay, những dòng sông này chủ yếu chỉ tồn tại với chức năng… thoát nước thải. Hệ thống cảnh quan môi trường đi kèm phần lớn đã xuống cấp hoặc không đủ đáp ứng nhu cầu phục vụ người dân.

Theo ghi nhận thực tế, dọc hai bờ sông Tô Lịch hiện có hàng trăm ống xả thải của các hộ dân sống ven bờ. Hệ thống cống xả của các nhà hàng, quán ăn ngày đêm hoạt động, nhiều chỗ nước thải dồn bọt trắng xóa trên sông. Đáng nói, tình trạng ô nhiễm nước sông Tô Lịch từ lâu là vấn đề nan giải song vẫn chưa được khắc phục triệt để.

van la bai toan kho
Cải tạo hệ thống sông trên địa bàn Hà Nội rất cần sự chung tay góp sức của cộng đồng. Ảnh: Đinh Luyện

Không riêng gì Tô Lịch, nhiều đoạn của những con sông khác trên địa bàn Hà Nội cũng không khác nào sông chết. Sông Kim Ngưu là một ví dụ. Theo nghiên cứu, cứ 1km sông Kim Ngưu lại có 7 ống cống xả thải trực tiếp ra lòng sông. Qua tìm hiểu, sông Kim Ngưu hiện cũng đang phải gánh đồng thời một lượng nước thải lớn. Do nước thải được xả thẳng, không qua xử lý từ các tuyến đường như Lò Đúc, Trần Khát Chân... nên gây ô nhiễm nặng, đặc biệt là ô nhiễm không khí. Dễ thấy nhất là vào mùa hè, không khí oi nóng hòa lẫn với mùi hôi thối bốc lên từ lòng sông khiến hàng nghìn hộ dân sống dọc hai bên bờ cảm thấy ngột ngạt.

Tương tự, sông Cầu Đá (quận Bắc Từ Liêm) chảy qua nhiều phường như Xuân La, Xuân Đỉnh đến Cổ Nhuế rồi đổ vào sông Nhuệ. Tuy nhiên, nhiều năm nay con sông đã bị ô nhiễm nặng nề. Ảnh hưởng nặng nhất từ con sông ô nhiễm là người dân ở các ngõ 579, ngõ 599, ngõ 521 đường Phạm Văn Đồng. Để sống chung với ô nhiễm, nhiều hộ dân phải ứng phó bằng cách căng bạt ven sông, lắp cửa kính kín mít… nhưng cũng không mấy hiệu quả. Vào những ngày nắng nóng, một số nhà sống hai bên bờ sông buộc phải sơ tán sang nhà họ hàng ở các phường lân cận. Nhà nào không có anh em họ hàng thì chỉ còn cách đóng kín cửa.

Theo những người dân sống trong khu vực, chính quyền các phường Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế 1 đã rất tích cực phối hợp với các đơn vị phụ trách tiêu thoát nước trên địa bàn nhằm xử lý, khơi thông, nạo vét rãnh thoát nước, thu gom, vớt rác trên các tuyến kênh tiêu và sông Cầu Đá chảy qua địa bàn. Nhờ vậy, tình trạng vứt rác bừa bãi xuống mặt sông cơ bản đã được hạn chế. Tuy nhiên, cho đến nay tình trạng xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông vẫn tồn tại. Đây cũng là nguyên nhân chính khiến sông bốc mùi hôi thối.

Giải pháp nào thiết thực?

Về vấn đề cải tạo sông hồ, giảm thiểu ô nhiễm nước trên địa bàn Thành phố không phải đến bây giờ mới được đề cập. Dễ thấy là, Hà Nội đã triển khai nhiều đề án cải tạo, nạo vét các dòng sông, ao, hồ bị ô nhiễm trên địa bàn. Tuy nhiên, hiện kết quả vẫn chỉ dừng lại ở bê-tông hóa và cống hóa. Riêng phần gốc là xử lý nguồn nước ô nhiễm, làm sạch nước thải, hạn chế xả thải từ kênh, mương ra sông, hồ thì chưa được triển khai đồng bộ. Sông Cầu Đá là một ví dụ. Khi bàn đến giải pháp hạn chế ô nhiễm, người dân và cả chính quyền địa phương đều rất trăn trở về vấn đề này.

van la bai toan kho

Ông Trần Trung Tuyển – Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh cho biết, để khắc phục ô nhiễm, chính quyền địa phương ngoài công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường đến từng người dân, không vứt rác bừa bãi và xả nước thải sinh hoạt trực tiếp xuống lòng sông, UBND phường cũng đã tổng hợp các ý kiến phản ánh của người dân về vấn đề nêu trên gửi các cấp, ngành chức năng đề xuất sớm có giải pháp khắc phục. “Chúng tôi đang kiến nghị lên các cấp có thẩm quyền về việc cống hóa con sông này, đặc biệt là đoạn chảy qua ngõ 323 của phường Xuân Đỉnh” - Chủ tịch UBND phường Xuân Đỉnh chia sẻ.

Đánh giá về công tác cải tạo, hồi sinh sông hồ trên địa bàn Hà Nội, tại tọa đàm đề xuất ý tưởng chỉnh trang đô thị và cải tạo môi trường sông Kim Ngưu, do Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam tổ chức, ông Trần Ngọc Chính - Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam cho biết: Chúng ta thường quan tâm đến vấn đề giao thông, kẹt xe, nhà siêu mỏng, siêu méo, quảng cáo lộn xộn... còn vấn đề ô nhiễm các dòng sông có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người dân lại chưa được quan tâm nhiều.

Bởi vậy, nếu ý tưởng cải tạo môi trường sông Kim Ngưu được đưa vào thực hiện thì trước hết sẽ cải tạo được môi trường không khí cho người dân xung quanh và tổ chức lại các hoạt động công cộng để làm sống động lại khu vực sống tạo thành một nơi vui chơi, thương mại, dịch vụ.

Tuy nhiên, cũng ngay tại tọa đàm, nhiều ý tưởng đề xuất cống hóa sông đã bị các chuyên gia bác bỏ. Bởi các chuyên gia cho rằng, về cốt lõi là cải tạo, phục hồi và trả lại giá trị nguyên bản của sông chứ không phải là cống hóa và dần xóa bỏ.

Khách quan nhìn nhận, ý tưởng phục hồi các dòng sông cũng đã được thể hiện trong Quy hoạch chung Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn 2050. Cụ thể, quy hoạch định hướng hình thành 3 lưu vực chính gồm hai bên sông Đáy, khu vực phía Bắc Hà Nội và khu vực Hà Nội cũ tạo ra hệ thống tiêu thoát liên hoàn, đặc biệt là khu đô thị trung tâm có hệ thống thoát nước đạt 90%, tiến tới 100%.

Với vấn đề cải tạo sông trên địa bàn Hà Nội, các nhà khoa học, chuyên gia về môi trường đã nêu ra nhiều biện pháp xử lý với tham vọng “cứu” sông, hồ Thủ đô. Từ việc tác động làm thay đổi nhận thức của người dân, các doanh nghiệp đến những việc làm thiết thực như khảo sát, nạo, vét các hồ trên địa bàn... chung tay góp sức xây dựng Hà Nội xanh, sạch, đẹp đang được nhanh chóng triển khai, hiệu quả. Nhiều cơ quan chức năng đã vào cuộc và ứng dụng các phương pháp khác nhau để xử lý nước hồ ô nhiễm...

Mặt khác, Thành phố cũng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường trên địa bàn nhằm nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trong đó, tập trung công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm các cơ sở trên lưu vực sông nhằm giảm tối đa nguy cơ xả nước thải vượt tiêu chuẩn cho phép ra sông… tuy nhiên, về lâu dài, nếu vẫn cứ đặt người dân nằm ngoài cuộc, không huy động được sức mạnh tổng thể của cộng đồng như hiện tại thì các giải pháp hồi sinh sông ô nhiễm vẫn chỉ là những kế hoạch nằm trên giấy.

Theo báo cáo của cơ quan chức năng, tính đến đầu năm 2018, bình quân mỗi ngày đêm người dân Hà Nội đưa ra môi trường tự nhiên khoảng 650.000 - 700.000 m3 nước thải và hơn 1.000 m3 rác. Do năng lực của hệ thống xử lý nước thải có hạn nên đến nay vẫn có khoảng 1/3 số nước thải nói trên không qua xử lý mà đổ thẳng vào các ao hồ, sông ngòi… của Hà Nội.

Nhiều sông đang bị ô nhiễm chảy qua địa bàn Hà Nội như: Sông Tô Lịch, sông Sét, sông Lừ, sông Nhuệ, sông Kim Ngưu… Kết quả phân tích nước tại các dòng sông này cho thấy tình trạng ô nhiễm nguồn nước đều đang ở mức đáng báo động; nhiều hàm lượng vượt gấp nhiều lần so với quy chuẩn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Giang Nam

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 43 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 15 và 16/7/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 43. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

Đã thông qua nghị quyết về thu hồi đất tái định cư liên quan Quốc lộ 6

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Thị Tuyến đã tiếp xúc cử tri huyện Chương Mỹ sau Kỳ họp thứ 17, Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

Cụm thi đua số 1 MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội: Thi đua sôi nổi, đạt được nhiều kết quả tốt

(LĐTĐ) Ngày 16/7, tại Quận ủy Hai Bà Trưng, Cụm thi đua số 1 Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội nghị sơ kết phong trào thi đua 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm.
Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

Dấu ấn Hội khỏe CNVCLĐ, lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024

(LĐTĐ) Chiều 16/7, tại Trung tâm Văn hoá - Thông tin, Thể thao và Du lịch quận Cầu Giấy, Hội khoẻ công nhân, viên chức, lao động (CNVCLĐ) lực lượng vũ trang và sinh viên quận Cầu Giấy năm 2024 chính thức bế mạc. Hội khỏe đã để lại dấu ấn, khơi dậy khí thế, nhiệt huyết của đông đảo đoàn viên, người lao động quận Cầu Giấy.
Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

Tập huấn sử dụng tiện ích, tính năng của ứng dụng “Công dân Thủ đô số - iHanoi”

(LĐTĐ) Tính đến ngày 15/7/2024, ứng dụng iHanoi đã hơn 52.000 tài khoản, tiếp nhận 338 phản ánh kiến nghị của người dân. Hiện ứng dụng đã lọt top 7 trên Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Apple và top 12 Bảng xếp hạng Mạng xã hội của Android.
Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

Chuẩn bị tốt nhất cho Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày giải phóng Thủ đô

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Ban Chỉ đạo Chương trình số 01-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (khóa XVII) về “Tăng cường công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị thành phố trong sạch, vững mạnh; đẩy mạnh cải cách hành chính giai đoạn 2021 - 2025”, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024.
LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

LĐLĐ huyện Hoài Đức kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam

(LĐTĐ) Sáng 16/7, Liên đoàn lao động (LĐLĐ) huyện Hoài Đức tổ chức Kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Công đoàn Việt Nam (28/7/1929 - 28/7/2024), 45 năm thành lập Công đoàn huyện Hoài Đức (28/7/1979 - 28/7/2024) và phát hành cuốn "Lịch sử phong trào công nhân viên chức lao động và Công đoàn huyện Hoài Đức giai đoạn 1979 - 2024".

Tin khác

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

Thời tiết ngày 16/7/2024: Hà Nội mưa to và dông, trời mát

(LĐTĐ) Dự báo ngày 16/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa vừa, mưa to và dông, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

Thời tiết ngày 15/7: Khu vực Hà Nội có mưa dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 15/7, khu vực Hà Nội trời nhiều mây, có mưa, mưa vừa và dông, cục bộ có mưa to, gió đông nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

Thời tiết ngày 14/7: Khu vực Hà Nội ngày nắng, chiều tối có nơi mưa rào

(LĐTĐ) Dự báo ngày 14/7, khu vực Hà Nội nhiều mây, ngày nắng, chiều tối có lúc có mưa rào và dông, trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

Liên tục xảy ra động đất, chuyên gia nói gì?

(LĐTĐ) Theo thống kê, trong khoảng thời gian từ 1/1 đến ngày 10/7, đã có 142 trận động đất có độ lớn dao động trong khoảng từ 2,5 đến 4,1 độ richter theo thang Mô men trên lãnh thổ và vùng biển Việt Nam. Trong đó, có 24 trận động đất có độ lớn M ≥ 3,5 đã được thông báo đầy đủ trên các phương tiện thông tin. Đặc biệt, ngày 25/3/2024, trận động đất có độ lớn 4 độ richter đã xảy ra tại ở khu vực huyện Mỹ Đức (Hà Nội).
Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

Thời tiết ngày 13/7: Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam cấp 2 - 3

(LĐTĐ) Dự báo ngày 13/7, khu vực Hà Nội chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, ngày nắng, gió đông nam cấp 2-3.
Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

Hãy chung tay bảo vệ những “lá phổi xanh” của Thủ đô

(LĐTĐ) Không chỉ chú trọng tới việc khai thác lợi thế của các con sông trên địa bàn Thủ đô, mà việc giữ gìn và bảo vệ các ao, hồ cũng Thành phố đặc biệt quan tâm. Tại điều 28 của Luật Thủ đô (sửa đổi), vấn đề nghiêm cấm việc san lấp, lấn chiếm các ao hồ đã được luật hoá, để có thể hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng diện tích ao hồ của Hà Nội đang ngày càng bị thu hẹp…
Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

Dự báo thời tiết ngày 12/7: Hà Nội nắng nóng oi bức, chiều tối có dông

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 12/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, gió đông nam đến nam cấp 2-3.
Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

Thời tiết ngày 11/7: Hà Nội nắng nóng diện rộng, chiều tối mưa rào và dông

(LĐTĐ) Dự báo ngày 11/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông, nhiệt độ từ 27 - 36 độ.
Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

Dự báo thời tiết ngày 10/7: Hà Nội nắng nóng trên diện rộng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 10/7, khu vực Hà Nội ngày nắng nóng chiều tối có lúc có mưa rào và dông, đêm không mưa.
Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

Dự báo thời tiết ngày 9/7: Hà Nội tiếp tục nắng nóng

(LĐTĐ) Dự báo thời tiết ngày 9/7, khu vực Hà Nội tiếp tục nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và dông vài nơi.
Xem thêm
Phiên bản di động