Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa khu phố cổ Hà Nội
![]() | Ngõ nhỏ, nét độc đáo của riêng Hà Nội |
![]() | Thưởng thức nét độc đáo ẩm thực đường phố Hà Thành |
![]() | Vườn hoa Hàng Đậu, không gian xanh giữa lòng phố cổ |
Kỳ I: Sức sống phố cổ
Không phải tự nhiên khi các cụ xưa có câu “Giàu nhà quê không bằng ngồi lê thành phố”, từ nghìn xưa, khu phố cổ Hà Nội tự thân đã “sống” và sống khỏe khi là “thị” phần sản xuất nhiều ngành hàng phục vụ nhu cầu của nhân dân trong khu vực và các vùng lân cận. Những năm gần đây, chính quyền và nhân dân khu phố cổ cũng đã không ngừng làm “sống động” thêm những giá trị vật thể và phi vật thể, qua đó nâng cao đời sống nhân dân và chất lượng đô thị khu vực nội đô.
Phố cổ vẫn luôn vận động
Những giá trị của Phố cổ Hà Nội đã được khẳng định cùng thời gian. Đó là tổng hòa giữa những kiến trúc nhà ở, các công trình tôn giáo, nghề cổ, nếp sống người Hà Nội, các tập tục, lễ hội gắn với các di tích, phố nghề...
Trong đó, mỗi phố nghề lại gắn với một hay nhiều làng nghề như: Nghề đúc bạc, đổi bạc (phố Hàng Bạc), gốc ở làng Châu Khê (Bình Giang - Hải Dương); nghề kim ngân (phố Hàng Bạc) gốc làng Đồng Sâm (Thái Bình) và làng Định Công (Thanh Trì - Hà Nội); nghề gò đồng (phố Hàng Đồng) gốc làng Đại Bái (Gia Lương - Bắc Ninh); nghề nhuộm điều (Hàng Đào) gốc ở Đan Loan (Hải Dương); nghề in mộc bản (phố Hàng Gai), gốc thợ Liễu Chàng (Gia Lộc, Hải Dương); nghề làm quạt (phố Hàng Quạt) gốc làng Đào Xá (Ân Thi, Hưng Yên)…
![]() |
Nét hiện đại pha trộn trong sự cổ kính của khu phố cổ Hà Nội. |
Cùng với công cuộc đô thị hóa, khu phố cổ Hà Nội cũng đã chuyển mình và thay đổi rất nhiều so với trước đây nhưng vẫn giữ các giá trị truyền thống điển hình. Phố Hàng Mã, nơi ngày xưa chủ yếu bán giấy và đồ hàng mã, đồ hàng giấy để trang trí như hoa giấy, đèn giấy các kiểu... và đồ mã để cúng lễ như mũ Thổ thần, mũ ông Táo, vàng giấy... Phố Hàng Bạc là nơi tập trung những người thợ tinh xảo trong kỹ thuật chế tác đồ vàng bạc của đất kinh kỳ xưa.
Giờ đây vẫn là phố buôn bán trao đổi vàng bạc đông đúc của người dân Thủ đô. Tại phố Lò Rèn, vẫn có thể bắt gặp những người thợ cặm cụi chế tác vật dụng cho cuộc sống thường ngày… Tuy vậy, các mô hình nghề cổ truyền dưới tác động của cơ chế thị trường cũng có nhiều thay đổi, lối sống truyền thống cũng bị mai một, thay vào đó là phong cách sống mới theo nhịp độ nền kinh tế thị trường.
Hiện nay, cùng với chợ đầu mối Đồng Xuân – Bắc Qua, các con phố trong khu phố cổ đều tham gia vào hoạt động dịch vụ, buôn bán tạo nên một “chợ trời” khổng lồ giữa trung tâm đô thị lịch sử. Các mặt hàng tuy theo phố nhưng không hẳn cố định, được linh hoạt thay đổi, thích ứng. Kiến trúc các khu nhà cũng vì thế mà thay đổi theo. Từ chỗ cấu trúc công trình gồm cả cửa hiệu, nơi ở, xưởng sản xuất đến nay bán buôn, bán lẻ các mặt hàng nhập từ khắp nơi thì công trình lại phá bỏ cả không gian sân trong để có được diện tích lớn nhất.
Cùng đó, trước thách thức kinh tế thị trường, các hoạt động sống động về đêm không đơn điệu chỉ là các kios buôn bán dọc phố Hàng Đào – Hàng Đường – Hàng Ngang – Chợ Đồng Xuân hay ăn uống mà còn là những hoạt động văn hóa: Tái tạo các lễ hội truyền thống về phường nghề, cuộc sống xưa, hát chầu văn; Biểu diễn văn nghệ với các nhạc cụ hiện đại, dân tộc tại các nút giao thông trên các tuyến phố trong khu bảo tồn cấp 1.
Phát huy các giá trị di sản
Theo KTS. Nguyễn Phú Đức - Hội quy hoạch phát triển Hà Nội, Phố cổ Hà Nội không sống kiểu nằm yên hưởng lộc từ giá trị khu phố cổ mà chính người dân đã tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ để tiếp tục phát huy lợi thế của khu vực và thực sự phố cổ đã chuyển động mạnh, kể từ đơn vị quản lý đến nhân dân trên địa bàn.
Ấn tượng nhất là nỗ lực giải phóng mặt bằng, khôi phục các điểm di tích gắn với phố Cổ như đền Bạch Mã, đình Nam Hương, đình Yên Thái, chùa Lý Quốc Sư, chùa Bà Đá, đình Nam Hương, đền Quan Đế, đình Kim Ngân, đình Phả Trúc Lâm, chùa Kim Cổ, chùa Cầu Đông, đình Đức Môn, đình Đông Thành, đình Tú Thị, quán chùa Huyền Thiên, chùa Vĩnh Trù, đình Tân Khai, chùa Thái Cam…
Ngoài ra, để gìn giữ và phát huy các lễ hội truyền thống, UBND quận Hoàn Kiếm đã thống nhất chọn ra 14 lễ hội cần được bảo tồn và phát huy ở hai cấp độ như lễ hội đền Bạch Mã, lễ hội đình Yên Thái, lễ hội Đông Y – thuốc cổ truyền ở phố Lãn Ông, lễ hội Vua Lê đăng quang, lễ hội Trung thu phố cổ…
Thực tế cho thấy các lễ hội trên được quận, phường và các di tích tổ chức đã đi vào cuộc sống và được cộng đồng người dân phố cổ tham gia rất nhiệt tình. Đặc biệt, khi Thành phố tổ chức các tuyến phố đi bộ, mở rộng khu vực đi bộ khu vực hồ Hoàn Kiếm và vùng phụ cận đã tạo thêm công ăn việc làm cho mọi cư dân phố cổ, tạo ra không gian đi bộ cuối tuần đã nhận được sự hưởng ứng của người dân và thu hút thêm khách du lịch đến Thủ đô.
Có thể nói, sau hơn 20 năm triển khai công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản, các cơ quan quản lý và chuyên môn dường như đang đi đến những quan điểm và những chương trình hành động chung. Đó là việc nhận thức khu phố cổ là di sản chứ không phải là di tích, qua đó phát huy các giá trị cộng đồng trong bảo tồn và phát triển khu phố cổ.
Có thể kể đến, các dự án trùng tu và phục sinh những công trình xưa cũ như nhà 87 phố Mã Mây, đình ở 38C phố Hàng Đào, đình Kim Ngân ở phố Hàng Bạc, chùa Huyền Thiên - phố Hàng Giấy, đền Quán Đế - phố Hàng Buồm, đền và trường học ở 40 phố Lãn Ông, cùng những thử nghiệm về chỉnh trang mặt phố Tạ Hiện và Lãn Ông v.v… là những thành công, đồng thời là những kinh nghiệm trong ứng xử phù hợp và khả thi với cơ ngơi – di sản phố cổ.
Tuy nhiên, cũng phải nhìn nhận rằng công tác bảo tồn, tôn tạo các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể khu phố cổ Hà Nội là một công việc rất khó khăn, phức tạp và lâu dài. Đây không chỉ là nhiệm vụ của các cấp lãnh đạo chính quyền mà còn là nhiệm vụ chung của cả cộng đồng. Đặc biệt, cần có một quy hoạch chung với tầm nhìn dài hạn để vừa có thể phát huy các giá trị di sản, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, phù hợp với cuộc sống đương đại.
Tuấn Dũng
Kỳ 2: Tạo lập các giá trị mới, phù hợp
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Hàng loạt "ma men" bị xử phạt nồng độ cồn, tạm giữ phương tiện dịp nghỉ lễ

Người mẹ ở Quảng Nam sát hại con để trục lợi bảo hiểm đối mặt án phạt nào?

"Cha tôi người ở lại" tập 22: Việt nổi giận cảnh cáo Đại vì dám tỏ tình với An

Thay tướng chưa “đổi vận”, Thanh Hóa thảm bại trước Hà Nội

Tỷ giá USD hôm nay (7/4): Giá USD ít biến động

Giá xăng dầu hôm nay (7/4): Giá dầu thế giới tiếp đà lao dốc

MU và Man City bất phân thắng bại
Tin khác

Rộn ràng khai hội bơi Đăm
Nhịp sống Thủ đô 06/04/2025 20:41

Hà Nội: Dự kiến khởi công nhiều công trình giao thông trọng điểm
Nhịp sống Thủ đô 06/04/2025 08:05

Giữ gìn nét đẹp lễ hội chùa Tây Phương
Nhịp sống Thủ đô 04/04/2025 18:15

Lan tỏa cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng lần thứ 5
Nhịp sống Thủ đô 04/04/2025 16:58

Quận Tây Hồ thực hiện hiệu quả nhiệm vụ xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị
Thủ đô 04/04/2025 15:54

Lễ hội chùa Tây Phương: Vinh danh di sản văn hóa và bảo vật Quốc gia
Nhịp sống Thủ đô 02/04/2025 21:58

Tác nghiệp ở Trường Sa
Nhịp sống Thủ đô 01/04/2025 07:17

Góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội
Nhịp sống Thủ đô 01/04/2025 06:27

Góp phần vì một Hà Nội bình yên
Nhịp sống Thủ đô 31/03/2025 17:22

Phát huy giá trị cảnh quan không gian hồ Gươm
Nhịp sống Thủ đô 30/03/2025 08:24