Chân dung 6 nhà giáo nổi bật trong sáng tạo hướng tới học sinh

(LĐTĐ) 127 nhà giáo Thủ đô đã hoàn thành phần báo cáo trước Hội đồng chuyên môn của Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2017 – 2018. Trong đó, có những nhà giáo đã để lại ấn tượng thực sự mạnh mẽ đối với Hội đồng chuyên môn cũng như các nhà giáo cùng tham gia Giải thưởng lần này.
chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo: Chú trọng truyền cảm hứng và đổi mới phương thức giảng dạy
chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh Những thay đổi hữu ích cho học sinh Thủ đô
chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”: Các sáng kiến đi vào thực tế
chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh Tôn vinh nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo

Tác giả của sáng kiến “Ngày hội trứng” dành cho học sinh mầm non

Với sáng kiến “ngày hội trứng”, cô giáo Trần Thị Thanh Tú (Phó Hiệu trưởng Trường Mầm non Cát Linh) đã gây ấn tượng mạnh đối với Hội đồng chuyên môn tại ngày xét giải dành cho khối Mầm non.

Từ nguyên liệu đơn giản, gần gũi hàng ngày, cô giáo Trần Thị Thanh Tú cùng đồng nghiệp đã mạnh dạn tổ chức “Ngày hội trứng” thu hút sự tham gia của gần 500 học sinh và phụ huynh Mầm non Cát Linh.

chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh
Các bé khối lớp 12-36 tháng tham gia hoạt động bóc trứng trong ngày hội tại trường. (Ảnh: BTC)

Trong ngày hội này, các bé từ 24 tháng – 5 tuổi được trải nghiệm các công việc với quả trứng theo một quy trình liên hoàn. Các bé 24-36 tháng tuổi sẽ tham gia hoạt động bóc trứng. Trứng sau khi được bóc sẽ được các bé tự vận chuyển lên khối lớp 3-5 tuổi. Các bé khối lớp 3-5 tuổi sẽ thực hiện làm món ăn và trang trí món ăn từ trứng; hoạt động thí nghiệm (trứng hoa văn, trứng cao su…) và hoạt động tạo hình với trứng (trứng lăn nhũ, vẽ lên vỏ trứng, khảm trứng…). Tất cả các hoạt động này sẽ giúp trẻ có thêm nhiều kỹ năng thực hành trong cuộc sống, tham gia hoạt động tập thể một cách có trách nhiệm và gẵn kết giữa các thành viên.

Đánh giá cao sáng kiến này của cô giáo Trần Thị Thanh Tú, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Hà Nội, thành viên Hội đồng chuyên môn) cho rằng: “Đối với trẻ mầm non việc học chủ yếu qua chơi, qua trải nghiệm rất hiệu quả, phù hợp với khoa học giáo dục hiện đại. Từ quả trứng, học sinh được trải nghiệm, sáng tạo ra nhiều thứ, trải nghiệm nhiều công đoạn phù hợp với từng lứa tuổi như: bóc trứng, làm và trang trí món ăn từ trứng, làm thí nghiệm với trứng, trình diễn thời trang, tạo hình… Vì vậy, tôi đánh giáo cao sáng kiến này”,

Những người thổi sức sống cho các ý tưởng đồ dùng tự chế

Để lại ấn tượng đặc biệt cho Hội đồng chuyên môn trong ngày xét giải dành cho khối THCS, cô Nguyễn Thị Mai (Trường THCS Cầu Giấy) và thầy Đàm Bạch Long (THCS Thụy Phương) được đánh giá cao bởi những đồ dùng tự chế dành cho học sinh.

Mong muốn học sinh sẽ có những trải nghiệm thú vị đối với môn Vật lý, cô giáo Nguyễn Thị Mai đã bỏ công sức nghiên cứu và thiết kế ra hệ thống phối hợp các máy cơ đơn giản, bộ thí nghiệm nghiên cứu lực điện từ, bộ thí nghiệm chưng cất nước… để phục vụ cho các bài học cụ thể. Điều đặc biệt, nguyên liệu của những sản phẩm này đều được tận dụng từ những đồ dùng cũ, đồ phế liệu và đồ có sẵn trong gia đình.

Bên cạnh đó, thông qua các phương pháp dạy học mới, cô cũng tạo cơ hội cho học sinh tự chế tạo ra các sản phẩm để khơi dậy tiềm năng sáng tạo của các em. Một loạt các sản phẩm như: kính tiềm vọng, ròng rọc vận chuyển nước từ tầng 2 lên tầng 3 của trường; nhạc cụ cùng các buổi biểu diễn âm nhạc; các sản phẩm trong dự án tác dụng của dòng điện... của học sinh đã cho thấy sự thành công của cô trong hành trình truyền lửa đam mê cho các em.

chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh
Cô giáo Nguyễn Thị Mai - người truyền đam mê Vật lý cho nhiều em học sinh. (Ảnh: BTC)

Đằng sau vẻ ngoài hiền khô, cách ăn nói mộc mạc, thầy Đàm Bạch Long đã gây bất ngờ tại ngày thi dành cho khối THCS. Sản phẩm “Máy chiếu vật thể đa năng” của thầy đã gây tò mò và hào hứng cho tất cả các thành viên Hội đồng chuyên môn. Sau nhiều năm trăn trở nghiên cứu, gia công và cải tiến, chiếc máy này đã được dùng trong tất cả các trường Tiểu học và THCS quận Bắc Từ Liêm và nhiều trường trong và ngoài thành phố. Đồ dùng này cũng đã mang lại cho thầy Long giải Nhì trong cuộc thi làm đồ dùng dạy học sáng tạo của ngành Giáo dục Hà Nội.

Các thầy cô chính là những người đã mạnh dạn, nhiệt huyết để hiện thực hóa những ý tưởng sáng tạo, thổi sức sống vào những ý tưởng sáng tạo để chúng không chỉ còn là những ý tưởng trên giấy.

Có các cô, học sinh biết yêu môn Văn hơn

Thực trạng học sinh không hứng thú, không thích học môn Văn ngày càng nhiều, đặt ra thách thức, trăn trở cho những giáo viên dạy Văn.

Mang theo trăn trở ấy, cô giáo Phạm Thị Thu Hà (THCS Chu Văn An) đã giúp học sinh dừng quay lưng lại với môn Văn bằng việc xây dựng chương trình “Văn vui vẻ” theo format chương trình cùng tên của kênh VTV7 Đài truyền hình Việt Nam phù hợp với điều kiện và mặt bằng học sinh tại đơn vị công tác. Đồng thời, cô cũng là người khuyến khích và tập huấn cho học sinh tham gia chương trình này. Trái ngọt nhận được là học sinh của cô đã cởi mở hơn khi học Văn.

“Học sinh cởi mở và thấy môn Văn đáng yêu hơn – với tôi, đó là hạnh phúc. Tôi không dám nhận mình là người có công khiến học trò của tôi trở nên yêu thích môn Văn. Tôi chỉ là người kích hoạt niềm đam mê của các em đối với môn Văn, từ đó, các em có nền tảng, tâm thế thoải mái nhất để tiếp nhận kiến thức của môn học này” – cô giáo Phạm Thị Thu Hà bộc bạch.

Cũng mang trong mình một nhiệt huyết và năng lượng bất chấp tuổi tác, cô giáo Nguyễn Kim Anh (Trường THPT Phan Huy Chú) đã thuyết phục Hội đồng chuyên môn bởi những sự “yêu Văn” thật sự. “Tôi mong các em yêu Văn bằng một tình cảm tự nhiên nhất, chân thành nhất, yêu bởi vì yêu. Với tôi, cái đích cuối cùng của việc dạy Văn – đó là dạy làm người” – cô Kim Anh chia sẻ.

Với suy nghĩ, quan niệm ấy, cô Kim Anh đã thành lập nhóm “Văn hóa đọc” và thường xuyên tổ chức cho học sinh cùng phụ huynh tham gia các chuyến hành trình dài về nguồn khắp các vùng miền của Tổ quốc. Thông qua các chuyến hành trình, các em được hòa mình vào thực tế, được cảm nhận, thấu hiểu và tự nghiệm ra nhiều điều. Những bài thơ, bài văn cảm động do chính học sinh của cô sáng tác sau mỗi chuyến hành trình là một thành quả đầy sâu lắng cho hành trình nỗ lực, nhiệt huyết không biết mệt mỏi của cô.

Cô giáo Sinh học đam mê sáng tạo dự án cho học sinh

Tác giả của nhiều dự án – cô giáo Dương Thu Hà (giáo viên Sinh học, trường THPT Lê Lợi) và cũng là giáo viên online tại hocmai.vn, đã thực sự thuyết phục Hội đồng chuyên môn bởi tính giáo dục, tính nhân văn trong các dự án của cô hướng tới.

chan dung 6 nha giao noi bat trong sang tao huong toi hoc sinh
Cô giáo Dương Thu Hà báo cáo các sáng kiến trước Hội đồng xét giải. (Ảnh: BTC)

Năm học 2017 – 2018, cô Hà xây dựng thí điểm mô hình lớp học trải nghiệm thực tế với các chuyến đi học tập thực tế theo mô-đun học tích hợp kiến thức với trải nghiệm thực tế. Trong đó, chuyên đề dạy học qua trải nghiệm “Học sinh Thủ đô trồng hoa Tulip gắn với hoạt động từ thiện”. Số tiền lãi thu được 4.750.000/lớp trong 1 tháng đã được học sinh của cô trực tiếp đi từ thiện tại Thanh Sơn (Phú Thọ).

Với trái tim ấm áp, sau thời gian trăn trở, cô Hà và nhóm học sinh đã phối hợp với các thầy cô giáo làng trẻ Hòa Bình tiến hành Dự án cộng đồng: “Thiết kế thiết bị PSE giúp cho trẻ mắc Hội chứng Down học đọc thông qua các chủ đề kỹ năng sống thiết yếu”.

“Bản thân tôi muốn hướng các em hiểu được giá trị thực sự của sự chia sẻ, đồng cảm với các hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Bởi vậy, thay vì để các em xin tiền bố mẹ, tôi đã tổ chức dự án trồng hoa tulip để làm từ thiện. Các em được trực tiếp đưa tới mô hình vườn trồng hoa Tulip, được nhận 1-2 cây hoa và tự tay trồng, chăm sóc cho tới khi có thành phẩm. Các con sẽ là người có trách nhiệm bán các thành phẩm này để tạo quỹ từ thiện” - cô giáo Dương Thu Hà chia sẻ.

¾ chặng đường của Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” đã qua để lại cho người trong cuộc nhiều cảm xúc và kỷ niệm khó quên. Chia sẻ bên lề buổi xét giải, ông Chử Xuân Dũng (Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo) Hà Nội cho biết, qua mỗi đợt bình xét Giải thưởng, Ban Tổ chức mong muốn sẽ tạo ra sự lan tỏa, thúc đẩy sự sáng tạo, đam mê, trách nhiệm trong của các nhà giáo; từ đó góp phần vào thành công chung của ngành giáo dục Thủ đô.

“Năm nay, cơ cấu giải thưởng cũng tăng hơn so với năm đầu tổ chức. Chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm động lực để các nhà giáo cố gắng, nỗ lực hơn nữa cho sự nghiệp trồng người. Dự kiến, năm nay sẽ có 40 giải giành được 10 triệu cùng cúp và giấy chứng nhận; 40 giải giành được 5 triệu, cúp và giấy chứng nhận và 47 giải cùng cúp và giấy chứng nhận” – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết thêm.

Theo Ban Tổ chức, năm nay, lễ vinh danh và trao giải thưởng sẽ được tổ chức vào ngày 14/11/2018. Như vậy, chỉ còn ít ngày nữa, khoảnh khắc được mong chờ nhiều nhất của “Giải thưởng nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” năm học 2017 - 2018 sẽ diễn ra.

P.T

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

Ứng dụng công nghệ thông tin để quảng bá văn hóa, lịch sử địa phương

(LĐTĐ) Để người dân địa phương và du khách trong, ngoài nước hiểu rõ hơn về văn hóa, lịch sử của Thủ đô, thời gian qua, tuổi trẻ quận Bắc Từ Liêm đã đã tích cực ứng dụng chuyển đổi số, xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu, hiện vật, thông tin về hàng trăm địa danh lịch sử, địa chỉ đỏ, thực hiện trên cả nền tảng VR (công nghệ thực tế ảo).
Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

Sức lan tỏa mạnh mẽ của phong trào thi đua “Dân vận khéo” huyện Gia Lâm

(LĐTĐ) Trong những năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” tại huyện Gia Lâm đã có hiệu ứng xã hội tích cực, tạo sức lan tỏa trong cộng đồng; giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, phát triển văn hóa - xã hội của huyện.
Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

Tình yêu từ cao nguyên lâm viên xanh

(LĐTĐ) Từ Hà Nội ngàn năm văn hiến, nghe theo tiếng gọi đi “xây dựng Tổ quốc mến yêu”, những người con của Thủ đô yếu dấu tạm biệt thành phố thân thương đi khai hoang, lập nghiệp ở Lâm Đồng. Để giờ đây, trên cao nguyên lâm viên xanh tươi, có một huyện rất đỗi trù phú, giàu đẹp mang tên Lâm Hà. Và chính nơi đây, những người con của Thủ đô từ thế hệ này đến thế khác đều tự hào mình mãi là người Hà Nội.
Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

Dù có đi bốn phương trời, lòng vẫn nhớ về Hà Nội

(LĐTĐ) Thật khó kiếm được ngôn từ nào có thể diễn tả đầy đủ về Hà Nội - trái tim yêu dấu của cả nước với muôn vàn vẻ đẹp, biết bao nét đặc trưng, nơi lắng đọng hồn thiêng dân tộc. Nhưng có lẽ, nếu ai đã từng sinh ra, lớn lên, học tập, làm việc ở Hà Nội rồi tạm xa mảnh đất này, cũng đều có thể dễ dàng gọi tên hai chữ “nhớ thương”.
Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

Có một Hà Nội lắng hồn trong thi ca

(LĐTĐ) Có một Hà Nội, “nơi lắng hồn núi sông ngàn năm”; có một Hà Nội quật cường trong chiến đấu - “đất rung ngói tan gạch nát”; có một Hà Nội nơi thiên nhiên ban tặng 4 mùa giao hòa cỏ cây, hoa lá. Và cũng có một Hà Nội nồng nàn thu, nồng nàn hoa sữa; là những tiếng gió rít trong những đêm lạnh khôn tả mùa đông; là những tiếng rao đêm… Chỉ ngần ấy cũng đủ làm cho trái tim các nhà thơ, nhà văn “thức giấc”. Những ngôn từ về Hà Nội cứ thế chảy ra trên từng trang viết và từng phím dương cầm…
Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

Mùa thu và ngày Giải phóng Thủ Đô

(LĐTĐ) Hà Nội những ngày tháng 10 là khoảnh khắc mà đất trời như hòa quyện trong một bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái. Mùa thu đã về từ lâu, nhưng tháng 10 luôn là thời điểm mà những đặc trưng của mùa thu Thủ đô trở nên rõ ràng và sâu sắc nhất. Từ những hàng cây vàng rực lá, đến những con phố cổ kính ngập tràn hương hoa sữa, tất cả đều làm nên một Hà Nội đặc trưng của những ngày thu không thể lẫn vào đâu được.
Trách nhiệm với quê hương, đất nước

Trách nhiệm với quê hương, đất nước

(LĐTĐ) Hà Nội - thành phố ngàn năm văn hiến luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho bao thế hệ. Mảnh đất ấy ngày càng trở nên tươi trẻ, năng động và phát triển hơn nhờ sự cống hiến tích cực của biết bao thế hệ trẻ. Với lòng nhiệt huyết cùng ý chí vươn lên, thanh niên Thủ đô đang đóng góp không ngừng nghỉ để xây dựng Việt Nam ngày càng phát triển, đáng sống, thể hiện trách nhiệm của mình đối với quê hương, đất nước.
Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

Đồng chí Phạm Quang Nghị được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”

(LĐTĐ) Với những đóng góp, cống hiến to lớn, đồng chí Phạm Quang Nghị, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội đã được Ðảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý. Đặc biệt, ngày 8/10, đồng chí đã được vinh danh “Công dân Thủ đô ưu tú”, đúng vào dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024).
Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

Lắng đọng Chương trình: "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"

(LĐTĐ) Nằm trong chuỗi các hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), Công an thành phố Hà Nội đã tổ chức chương trình "Ký ức tháng Mười - Khát vọng vì Thủ đô bình yên"; gặp mặt nguyên cán bộ Công an Thành phố thời kỳ kháng chiến chống Pháp và tham gia tiếp quản Thủ đô.
Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”

(LĐTĐ) Sáng 5/10, tại Hoàng thành Thăng Long, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội chủ trì phối hợp Sở Du lịch Hà Nội tổ chức Carnaval Áo dài “Phụ nữ Thủ đô hội nhập và phát triển”.
Xem thêm
Phiên bản di động