Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo”: Các sáng kiến đi vào thực tế
34 hồ sơ khối Mầm non tham dự Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” | |
Tôn vinh nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo | |
Vinh danh nhà giáo Thủ đô một cách toàn diện |
Thay đổi cũng là sáng tạo
Nhận xét về chất lượng hồ sơ tham gia Giải thưởng cho đến thời điểm hiện tại, ông Nguyễn Ngọc Ân (Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam) cho biết, mặt bằng chung chất lượng hồ sơ tương đối đồng đều. Sản phẩm minh chứng về sự tâm huyết, sáng tạo khá rõ nét; trong đó tập trung ở các giáo viên nhiều tuổi. Điều này phần nào cho thấy sự ảnh hưởng, sức lan tỏa không nhỏ của Giải thưởng này đối với các giáo viên nói chung, nhất là các giáo viên có nhiều năm công tác trong nghề.
Đánh giá cao về sự tâm huyết của các giáo viên, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam cũng nhấn mạnh tính sáng tạo trong các hồ sơ tham dự Giải: “Tôi nhìn thấy sự sáng tạo mang tính đặc thù, mang dấu ấn của từng nhà trường, tính tâm huyết và sự sáng tạo rất cụ thể, rõ ràng đúng theo tiêu chí cải thiện, thay đổi cái mới so với cái cũ” - ông Nguyễn Ngọc Ân chia sẻ.
“Trong giáo dục rất cần những cán bộ quản lý có đủ cả tâm huyết và kiến thức về khoa học giáo dục” - TS. Nguyễn Tùng Lâm (ngoài cùng bên trái). |
Trước đó, nhiều người băn khoăn đặt câu hỏi, tiêu chí sáng tạo trong Giải thưởng liệu có hơi định tính và làm khó giáo viên khi tham gia. Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Ngọc Ân, tiêu chí sáng tạo trong Giải thưởng này không làm khó giáo viên. Tiêu chí này vừa là cơ hội, vừa là sự thách thức bởi trong xã hội hiện đại, giáo viên bắt buộc phải có sự thay đổi, phải có sự vận động, sáng tạo trong quản lý và giảng dạy nếu không muốn tụt hậu.
“Thay đổi cũng là sáng tạo chứ không nhất thiết phải là cái gì đao to búa lớn, hình thức. Sáng tạo không phải là cái gì quá xa lạ. Đó có thể là những sáng tạo tưởng chừng rất đơn giản, dễ làm, thực tế nhưng nó có tác động tích cực đến học sinh, nhà trường, phụ huynh, đến chương trình. Nhiều thay đổi nhỏ sẽ tạo nên một sự thay đổi lớn, từng cái nhỏ sẽ dẫn tới một cái lớn vững chắc hơn” - Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Công đoàn Giáo dục Việt Nam cho biết.
Với quan niệm về tính sáng tạo mang tính “mở” như trên, năm nay, Ban Tổ chức và Hội đồng khoa học thống nhất đánh giá tiêu chí sáng tạo trong các hồ sơ tham dự trên cơ sở sự tiến bộ, sự thay đổi của từng giáo viên trên từng vùng miền chứ không lấy cào bằng. Bà Nguyễn Thị Quỳnh Mai (Trưởng phòng Phòng Đào tạo - Hệ thống Giáo dục HOCMAI) cho rằng, một sáng kiến hay, hiệu quả thì nên được chia sẻ và có sự lan tỏa tới đồng nghiệp; từ đó, tạo nên một tập thể có chuyên môn vững mạnh. Vì vậy, trong quá trình chấm, Hội đồng cũng sẽ đánh giá cao các hồ sơ có yếu tố lan tỏa tốt.
Cũng theo ông Nguyễn Ngọc Ân, trong các Giải thưởng hoặc cuộc thi trước đây, người ta quan niệm đổi mới hay sáng tạo phải là cái gì đó to lớn, ngoài khả năng, tầm vóc của họ, dẫn tới việc sáng kiến tạo ra chỉ nằm ở lý thuyết nhưng quan niệm này đã được khắc phục trong năm thứ 2 của Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” khi các sáng kiến đã đi vào thực tế, nhỏ nhưng “chất” và thiết thực. Tiêu biểu như sáng kiến: sử dụng đồ tái chế làm đồ dùng học tập của cô Lê Thùy Minh, Trường Tiểu học Hoàng Diệu (Ba Đình); tìm hiểu, giúp đỡ, kèm cặp các em học sinh bị tăng động, giảm tập trung tại lớp chủ nhiệm của cô Phạm Thị Thanh Huệ, Tiểu học Phù Lỗ A (Sóc Sơn)...
Nhiều sáng kiến về xây dựng đội ngũ giáo viên
Bên cạnh các sáng kiến của giáo viên trực tiếp làm công tác giảng dạy, trong ngày thứ 2 xét Giải thưởng đối với khối Tiểu học xuất hiện thêm nhiều sáng kiến liên quan đến việc xây dựng đội ngũ giáo viên trên cương vị cán bộ quản lý. Tiêu biểu như sáng kiến: Tổ chức hoạt động “Kế hoạch 3 năm xây dựng đội ngũ giáo viên trẻ” của cô Nguyễn Thị Thu Hảo (Hiệu trưởng trường Tiểu học Lê Văn Tám -Hai Bà Trưng); định hướng nâng cao trình độ, chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên của cô Đỗ Thị Hồng Thúy (Phó Hiệu trưởng trường Tiểu học Liên Châu - Thanh Oai); hướng dẫn giáo viên bồi dưỡng chất lượng mũi nhọn, nâng cao chất lượng đại trà, tổ chức các hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng sống cho học sinh của cô Nguyễn Thị Tuyết Mai (Hiệu trưởng trường Tiểu học Thị trấn Phú Xuyên - huyện Phú Xuyên)...
Hội đồng xét duyệt Giải thưởng “Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo” lần thứ 2 năm học 2017 – 2018. Ảnh Phạm Thảo |
Theo TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội), xây dựng đội ngũ giáo viên là đề tài không “nổi” nhưng nó cho thấy tín hiệu đáng mừng bởi các giáo viên đang nhận thức và đi đúng hướng. Trong giáo dục, nếu không có đội ngũ tốt thì không làm được gì.
Tính đến thời điểm hiện tại, qua 2 ngày xét Giải thưởng đối với khối Mầm non - Phòng Giáo dục và Tiểu học cho thấy, số lượng cán bộ quản lý tham gia Giải thưởng là tương đối lớn. Cụ thể, trên tổng số 63 hồ sơ tham dự giải có tới 32 cán bộ quản lý trên (chiếm gần 50%), trong đó có nhiều cán bộ quản lý đã nhiều tuổi.
Chia sẻ về điều này, TS. Nguyễn Tùng Lâm cho rằng, đối tượng cán bộ quản lý tham dự Giải thưởng nhiều có thuận lợi hơn ở chỗ họ là những người tâm huyết lâu năm trong nghề. Tuy nhiên, cũng theo TS. Nguyễn Tùng Lâm, chỉ tâm huyết thôi chưa đủ, trong giáo dục rất cần những cán bộ quản lý có đủ cả tâm huyết và kiến thức về khoa học giáo dục.
“Mặc dù các cán bộ quản lý đã nhận thức được tầm quan trọng trong định hướng xây dựng đội ngũ giáo viên nhưng câu chuyện đáng nói là đứng trên cương vị quản lý phải hiểu, động viên, khích lệ đội ngũ như thế nào, tránh áp đặt ra sao để không làm thui chột khả năng sáng tạo của giáo viên. Giải quyết được vấn đề này thì sáng kiến mới được coi là trọn vẹn” – TS. Nguyễn Tùng Lâm nhận định.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Phổ biến pháp luật cho cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài
Bình Dương: Điều động, bổ nhiệm nhiều cán bộ chủ chốt
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024
Lĩnh 19 năm tù vì tưới xăng đốt nhà hàng xóm
Tuần Văn hóa Du lịch Thương mại làng nghề Vạn Phúc 2024: Tôn vinh di sản lụa nghìn năm
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Tin khác
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51
Xử lý dứt điểm vướng mắc để hoàn thành Công viên hồ Phùng Khoang trước Tết Nguyên đán
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 15:56
Hà Nội công bố quyết định thành lập Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 10:57
Lãnh đạo thành phố Hà Nội sẽ đối thoại với nông dân trong tháng 12/2024
Chỉ đạo - Điều hành 20/11/2024 09:57
Cơ sở pháp lý quan trọng để kịp thời triển khai thi hành Luật Thủ đô 2024
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 17:09
HĐND Thành phố thông qua quy định về ủy quyền giải quyết thủ tục hành chính
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:49
Phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản công
Chỉ đạo - Điều hành 19/11/2024 13:13