Chấn chính hoạt động quảng cáo tấm lớn: Vẫn còn điểm "nóng"
![]() | Công tác chấn chỉnh hoạt động quảng cáo có chuyển biến tích cực |
![]() | Bộ mặt đô thị ngày càng đổi thay |
![]() | Nhiều biển báo giao thông “đánh đố” người đi đường |
Phá dỡ xong lại mọc
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thành phố đã và đang diễn ra sôi động, phong phú, đa dạng với nhiều loại hình quảng cáo khác nhau. Để chấn chỉnh tình trạng này, trong quá trình quản lý, Thành phố đã nhiều lần điều chỉnh các văn bản quản lý sao cho phù hợp với nhu cầu phát triển không ngừng của hoạt động quảng cáo ngoài trời.
Thực tế, hoạt động quảng cáo trên địa bàn Thủ đô đã dần đi vào nề nếp, đóng góp một phần tích cực vào sự phát triển chung của Thủ đô tuy nhiên, đi đôi với kết quả chung đã đạt được, vẫn còn một số khu vực, ở đó việc xử lý vi phạm còn gặp nhiều khó khăn.
![]() |
Một số biển quảng cáo tấm lớn mới được“cắm” tại khu vực Bắc Thăng Long – Nội Bài (Ảnh: Tuấn Dũng) |
Thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội (Sở VHTT) cho thấy, trên địa bàn Thành phố hiện có tới 190 bảng quảng cáo đứng độc lập dựng trái phép và 149 hộp đèn quảng cáo đứng độc lập trên dải phân cách không được chấp thuận của cơ quan quản lý. Tính đến 8/2017, lực lượng liên ngành đã xử lý 183/190 biển quảng cáo một cột trụ vi phạm, còn một số bảng chưa xử lý được, tồn tại chủ yếu ở khu vực sân bay Nội Bài.
Tuy nhiên, đến nay, dọc theo tuyến đường Võ Văn Kiệt đoạn qua khu vực sân bay Nội Bài đến đường cao tốc Thăng Long – Nội Bài ngoài một số biển quảng cáo được dựng theo Quyết định 348 của UBND thành phố Hà Nội về Quy hoạch biển quảng cáo tấm lớn trên địa bàn Thành phố đã hết hiệu lực, có một số biển quảng cáo một trụ mới, to hơn, đẹp hơn đã nhanh chóng mọc lên trên nền đất cũ vốn đã bị cưỡng chế tháo dỡ trước đó.
Theo khảo sát của PV, những tấm biển quảng cáo này có chiều dài khoảng 15m, chiều cao 8 -10m, với cột trụ khung sắt hoặc đổ bê-tông, hai mặt căng bạt quảng cáo, cá biệt có cột dựng quảng cáo 3 mặt. “Những chiếc cột này mới được dựng lại khoảng 1, 2 tháng trước, trước đây họ chỉ làm biển hai mặt, thì giờ đây một số đã được chuyển thành biển 3 mặt. Vì hầu như là trụ lắp ghép nên họ chỉ làm khoảng 2 đến 3 ngày là xong” – một người dân sinh sống tại khu vực cổng sau sân bay Nội Bài cho biết.
Lợi nhuận tiền tỷ mỗi năm
Chia sẻ tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội, ông Trương Minh Tiến - Phó Giám đốc Sở VHTT cho biết, trong năm 2017, Sở đã có nhiều nỗ lực chấn chỉnh các vi phạm về quảng cáo trên địa bàn Thành phố. Tính từ đầu năm đến nay, đơn vị này đã xử phạt tổng số các vi phạm là 425 triệu đồng; yêu cầu cắt hàng trăm số điện thoại quảng cáo rao vặt. Nhiều quảng cáo các chương trình nghệ thuật của các công ty không thông báo nội dung đều bị xử phạt.
Theo đại diện phòng Quản lý văn hóa, Sở VHTT cho biết, hiện tại Quyết định số 348/QĐ-UBND ngày 13/01/2012 về Quy hoạch biển quảng cáo tấm lớn trên địa bàn Thành phố đã hết hiệu lực. Sở VHTT đang trình UBND Thành phố phê duyệt Quy hoạch quảng cáo ngoài trời trên địa bàn Thành phố đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2030. Theo đó, việc thuê đất cho biển quảng cáo sẽ thực hiện theo Luật Quảng cáo, Luật Đất đai 2013, Luật đấu thầu và các quy định luật pháp khác có liên quan. |
Phó Giám đốc Sở VHTT cũng chia sẻ, trong chiến dịch xóa bỏ những biển quảng cáo tấm lớn nhếch nhác dọc đường lên sân bay Nội Bài, lãnh đạo Sở đã bị các đối tượng thuê người đến Sở gây rối, do đã động chạm đến lợi ích kinh tế. “Theo chúng tôi được biết, một biển quảng cáo tấm lớn trước đây khu vực Bắc Thăng Long, Nội Bài, đường Võ Văn Kiệt 1 năm doanh thu tới 35.000 USD, tương đương hơn 700 triệu đồng, trong khi đó dựng lên một cái biển như thế chỉ hết trên dưới 1 tỉ đồng. Như thế, 1 năm đủ thu hồi vốn, còn 10 năm thì thu không biết bao tiền” – Phó Giám đốc Sở VHTT nói.
Được biết, trong thời gian tới Sở VHTT sẽ tổ chức họp tổng kết công tác quản lý nhà nước về chấn chỉnh hoạt động quảng cáo ngoài trời, hoạt động đặt biển hiệu trên địa bàn Thành phố. Trên cơ sở này sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch hoạt động quản lý nhà nước và công tác chấn chỉnh, xử lý vi phạm về viết, đặt biển hiệu và hoạt động quảng cáo ngoài trời trong năm 2018 và các năm tiếp theo.
Anh Tuấn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Đề nghị xây dựng cơ chế kiểm soát dữ liệu xuyên biên giới

Đội cứu hộ, cứu nạn Việt Nam đến Myanmar hỗ trợ khắc phục hậu quả động đất

Từ 1/4/2025: 10 Bảo hiểm xã hội khu vực sẽ tổ chức hoạt động theo bộ máy mới

Thời gian người lao động được nghỉ dưỡng sức sau ốm đau

Hà Nội: Công bố kế hoạch tuyển sinh mầm non, lớp 1, lớp 6 của 30 quận, huyện, thị xã

Đề xuất thực hiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức theo vị trí việc làm

Tạo sân chơi thể thao cho đoàn viên, người lao động
Tin khác

Hà Nội giao đất cho 3 quận, huyện làm công viên, trường học
Trật tự đô thị 28/03/2025 15:38

TP.HCM: 1 năm thu phí sử dụng vỉa hè được 7 tỷ đồng
Trật tự đô thị 28/03/2025 14:04

Quận Ba Đình sẽ cắt điện nước đối với hộ dân chậm bàn giao mặt bằng dự án Vành đai 1
Trật tự đô thị 27/03/2025 15:23

Nghiên cứu phương án cải tạo, tái thiết chợ Long Biên
Trật tự đô thị 24/03/2025 22:50

Hà Nội: Sẽ phê duyệt 4 đồ án quy hoạch cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ trong tháng 5
Trật tự đô thị 20/03/2025 22:06

Vì sao xe tự chế vẫn hoành hành trên phố?
Trật tự đô thị 20/03/2025 11:19

Kiểm tra, xử lý thông tin phản ánh hàng nghìn m2 đất nông nghiệp biến thành kho bãi
Trật tự đô thị 18/03/2025 13:36

TP.HCM: Cháy nhiều ki-ốt tại chợ Thanh Đa
Trật tự đô thị 18/03/2025 07:13

“Bát nháo” xe khách - Kỳ 4: Hàng nghìn lượt khách lên xuống các “bến cóc” mỗi ngày
Trật tự đô thị 15/03/2025 19:52

Tàu điện nhanh, ga hiện đại nhưng vỉa hè vẫn nhếch nhác
Trật tự đô thị 12/03/2025 10:26