Cần xử lý dứt điểm
6 điều kiện nhà xây sai phép không bị tháo dỡ | |
Đề nghị các cấp có thẩm quyền làm rõ |
Đường K2, phường Cầu Diễn (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) trong nhiều năm qua đã trở thành điểm nóng về tình trạng chiếm dụng đất hành lang ven sông Nhuệ để xây dựng nhà không phép. Nhiều hộ dân đã xây dựng nhà ở tại khu vực này trước khi có Luật Đất đai ra đời và đổ đất lấn chiếm ra phía bờ sông.
Tình trạng chiếm dụng đất ven sông Nhuệ xây dựng công trình xây dựng tại đường K2, phường Cầu Diễn khiến người dân bức xúc |
Trên những phần đất lấn chiếm ấy, có hộ xây nhà trọ để cho thuê, có hộ làm hàng rào bao quanh đất. Không những thế, khoảng 10 năm trở lại đây, nhiều hộ dân còn ngang nhiên đổ phế thải để lấp dần lòng sông Nhuệ. Sau khi san lấp, các cá nhân này tiến hành quây tường bao và xây dựng nhà trái phép.
Theo ghi nhận, chỉ một đoạn đường K2 ngắn từ phía Doanh trại quân đội đến giáp phường Mỹ Đình, hàng chục ngôi nhà không phép được xây dựng trên phần đất lấn chiếm. Có hộ, xây xong để ở, có hộ làm nhà trọ để kinh doanh. Nhiều ngôi nhà cấp 4 rộng vài chục đến hàng trăm mét vuông cho đến những ngôi nhà kiên cố cả cũ lẫn mới đua nhau tiến ra sát mép nước sông Nhuệ. Việc xây dựng này không hề bị chính quyền phường Cầu Diễn và quận Nam Từ Liêm xử lý.
Không chỉ ở Cầu Diễn, sông Nhuệ, đoạn từ cầu Hữu Hòa đến xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội) giờ chỉ hẹp như con kênh. Dọc hai bên bờ là hàng trăm nhà kiên cố, nhà tạm, lều lán của người dân đã lấn chiếm con sông này. Việc mua bán các khu đất lấn chiếm này cũng có thời điểm diễn ra rất sôi động. Ở đây, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn vào cuộc rà soát, xác định hiện có hàng trăm trường hợp có công trình tồn tại trái phép ở cơ đê sông Nhuệ. Hiện chính quyền địa phương mới chỉ xử lý được một phần không nhiều các công trình xây dựng trái phép này... |
“Một số cá nhân sau khi lấn chiếm, xây dựng nhà không phép xong còn bán lại cho những người khác với giá hàng chục triệu đồng/m2. Việc mua bán giữa hai bên chỉ là những tờ giấy viết tay không hề có giá trị pháp lý. Các ngôi nhà xây dựng trái phép này cũng không hề bị chính quyền địa phương xử lý và vẫn tồn tại cho đến này”, một người dân sinh sống tại đường K2, phường Cầu Diễn cho hay.
Hậu quả của việc ngang nhiên chiếm dụng đất đai này khiến cho dòng sông Nhuệ ngày càng nhỏ hẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc tiêu thoát lũ của Hà Nội. Không những thế, tình trạng này khiến cho việc quy hoạch, xây dựng các dự án kè ven sông Nhuệ phát sinh rất nhiều vấn đề phức tạp.
Những vi phạm nghiêm trọng này đã được những người có trách nhiệm nhiều lần kiến nghị với lãnh đạo phường Cầu Diễn khi còn là thị trấn thuộc huyện Từ Liêm chưa chia tách đến nay nhưng những kiến nghị này đã không được xử lí dứt điểm.
Theo tìm hiểu của phóng viên, diện tích đất ở khu đường K2 có khoảng 30ha. Những năm trước kia có hai dạng đối tượng sinh sống ở khu đất này. Một là cán bộ, công nhân viên của một số đơn vị, xí nghiệp đóng trên địa bàn đã giao đất trái thẩm quyền (khi chưa có Luật Đất đai) cho họ để xây dựng nhà tạm để ở.
Hai là người dân huyện Từ Liêm ra khai hoang đất ven sông, trồng hoa màu. Qua nhiều năm sinh sống, phát triển thành nhiều hộ, nhu cầu nhà ở ngày càng lớn, việc quản lí trước kia cũng dễ dãi nên nhà cửa cứ thế mọc lên với gần 200 hộ và phát triển dần lên.
Không chỉ ở Cầu Diễn, sông Nhuệ, đoạn từ cầu Hữu Hòa đến xã Tả Thanh Oai (huyện Thanh Trì, Hà Nội) giờ chỉ hẹp như con kênh. Dọc hai bên bờ là hàng trăm nhà kiên cố, nhà tạm, lều lán của người dân đã lấn chiếm con sông này. Việc mua bán các khu đất lấn chiếm này cũng có thời điểm diễn ra rất sôi động.
Ở đây, chính quyền địa phương đã phối hợp cùng các cơ quan chuyên môn vào cuộc rà soát, xác định hiện có hàng trăm trường hợp có công trình tồn tại trái phép ở cơ đê sông Nhuệ. Hiện chính quyền địa phương mới chỉ xử lý được một phần không nhiều các công trình xây dựng trái phép này...
Trước thực trạng vi phạm pháp luật về đê điều không được xử lý dứt điểm, UBND Thành phố đã ban hành hàng chục văn bản chỉ đạo xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Số lượng văn bản của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, Chi cục Đê điều và Phòng chống lụt bão, các Hạt quản lý đê gửi tới các địa phương cũng lên tới hàng trăm.
Các văn bản này hầu hết là thúc giục các địa phương sớm xử lý các vi phạm theo thẩm quyền. Tuy nhiên, việc xử lý của chính quyền các địa phương dường như vẫn “giậm châm tại chỗ”. Các vi phạm cũ chưa được xử lý, vi phạm mới tại tiếp tục phát sinh. Các địa phương chỉ giải tỏa được các loại vi phạm giản đơn như làm lều, lán, để vật liệu xây dựng trên mái đê...
Các trường hợp phức tạp như công trình trong hành lang bảo vệ đê... hầu như chưa được xử lý khiến tình hình vi phạm pháp luật về đê điều trên địa bàn thành phố có nhiều diễn biến phức tạp. Các vụ việc vi phạm nghiêm trọng đang gây ra nhiều bức xúc trong dư luận, trong khi đó số vụ vi phạm chưa được xử lý còn tồn đọng nhiều.
Được biết, chính quyền địa phương đã xin ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền xem xét những vi phạm về trật tự xây dựng để có biện pháp xử lý dứt điểm trong thời gian tới.
Thanh Hà
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
LĐLĐ quận Đống Đa: Nhiều hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động có hoàn cảnh khó khăn
Thành đoàn Hà Nội tuyên dương cán bộ công chức, viên chức trẻ xuất sắc
Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô
Tin khác
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44