Can thiệp sớm khi trẻ tăng động giảm chú ý
Nhiều hoạt động hưởng ứng “Ngày Thế giới nhận thức chứng tự kỷ” | |
Gà giúp trẻ tự kỷ |
Tỷ lệ mắc khá cao
Sau một tháng đi trẻ gần nhà, bé Nguyễn Anh Minh, 4 tuổi (phố Vũ Trọng Phụng, Thanh Xuân) bị trả về vì quá mất trật tự trong lớp. Bé Minh không chịu ngồi yên theo hướng dẫn của cô, mà chỉ thích dùng đồ chơi đập vào đầu bạn khác, hoặc cào cấu khiến nhiều bé bị xước da, rách thịt. Ở nhà, gia đình cũng rất vất vả trông coi vì bé quá hiếu động. Đặc điểm của bé Minh chỉ thích làm những việc mình thích, không phản ứng khi người lớn gọi hay dạy bảo. Đưa con đến khám tại Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư, gia đình mới biết bé bị chứng tăng động giảm chú ý.
Ảnh minh họa |
Tương tự, bé Mai Văn Diện con anh Mai Hồng Quang (Thạch Thất, Hà Nội) cũng là một trường hợp điển hình của tăng động giảm chú ý. Năm nay đã 8 tuổi, nhưng bé Diện có thể nghịch ngợm leo trèo cả ngày không biết mệt. Thấy con phát triển thể chất bình thường, lại hiếu động nên cả nhà ai cũng mừng vì nghĩ con thông minh. Khi Diện bắt đầu vào lớp 1, gia đình anh Quang được nghe cô giáo chủ nhiệm phàn nàn nhiều lần về việc con mất tập trung trong lớp, nghịch ngợm mọi lúc mọi nơi. Lúc này, anh mới đưa con đến khám tại BV Nhi T.Ư. Các bác sĩ kết luận cháu mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Theo thống kê của BV Nhi T.Ư, trong những năm qua, số lượng trẻ được gia đình đưa đến BV khám và được chẩn đoán mắc chứng tăng động ngày càng tăng. Tại phòng khám Tâm thần của BV, trung bình một ngày, các bác sĩ tiếp nhận từ 20 - 25 trẻ mắc chứng bệnh này. Đa số các bệnh nhi ở lứa tuổi tiền học đường hoặc học sinh tiểu học. Còn thống kê của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có từ 4 - 8% các trẻ ở lứa tuổi học đường mắc chứng tăng động giảm chú ý.
Phân biệt rõ biểu hiện
Theo bác sĩ Thành Ngọc Minh - Trưởng khoa Tâm Thần, BV Nhi T.Ư, bệnh tăng động ở trẻ khi mới bị rất khó phát hiện, chỉ khi bé đã mắc một thời gian thì mới biểu hiện rõ rệt. Khi thấy con tăng động giảm chú ý, nhiều bố mẹ lại nhầm tưởng con hiếu động, bởi cùng một biểu hiện nhưng về bản chất hai hiện tượng này lại hoàn toàn khác nhau. Trẻ hiếu động chứng tỏ khỏe mạnh về thể chất và phát triển các kỹ năng vận động tốt. Trẻ tăng động chỉ hành động theo ý thích cá nhân, không hề quan tâm đến môi trường xung quanh, tiếp thu lệch lạc và có hiện tượng khó diễn đạt về ngôn ngữ.
Bác sĩ Thành Ngọc Minh chỉ ra một số biểu hiện đặc trưng của trẻ tăng động giảm chú ý như: Trẻ mắc bệnh thường khó tập trung, dễ xao nhãng bởi những tác động bên ngoài, như tiếng ồn hoặc sự chuyển động. Thường thì những trẻ mắc chứng này đều có mức độ hoạt động không ngừng, lúc nào cũng cựa quậy và rất khó ngồi yên được một lúc lâu. Chúng không chú ý đến một hoạt động cụ thể mà luôn luôn di chuyển sự chú ý sang nhiều hoạt động liên tiếp. Phần lớn những trẻ này thường tỏ ra bốc đồng và hăng hái. Chúng luôn tìm một việc gì đó để làm mà không cần biết việc chúng đang làm là việc gì và thường làm hỏng việc. Các biểu hiện giữa bé trai và bé gái cũng có thể khác nhau. Các bé trai thường biểu hiện hiếu động quá mức trong khi các bé gái có xu hướng kém chú ý.
Tuy gây ra những khó khăn trong học tập, giao tiếp xã hội của trẻ song theo các bác sĩ chuyên khoa, trẻ mắc tăng động giảm chú ý vẫn có khả năng phát triển và hòa nhập cộng đồng nếu được phát hiện và can thiệp sớm.
Để giúp các gia đình có kiến thức hơn về hội chứng này, BV Nhi T.Ư đã thành lập Câu lạc bộ cha mẹ bệnh nhi mắc tăng động giảm chú ý. Câu lạc bộ sẽ là cầu nối giữa các cha mẹ bệnh nhân với các nhân viên y tế, cùng nhau nâng cao chất lượng chăm sóc, điều trị cho các bé mắc hội chứng. |
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Y tế 22/11/2024 15:22
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00