Cần sự nhập cuộc tích cực hơn nữa để phổ cập bơi thành công cho học sinh

Công tác phổ cập bơi và phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội đã được triển khai rộng rãi và đạt được những thành tích bước đầu. Tuy nhiên, số lượng học sinh được phổ cập bơi trong độ tuổi tiểu học và THCS vẫn chưa cao, chưa đồng đều. Dự kiến kế hoạch năm 2018 thành phố Hà Nội sẽ có 232 bể bơi phục vụ học sinh tham gia Chương trình phổ cập bơi với số lượng học sinh là 109.772 em.
can su nhap cuoc tich cuc hon nua de pho cap boi thanh cong cho hoc sinh Phấn đấu phổ cập bơi cho học sinh

Nhiều mô hình phổ cập bơi cho học sinh

Chương trình phổ cập bơi cho học sinh tiểu học đã được Sở GD-ĐT Hà Nội chỉ đạo các nhà trường triển khai từ năm 2016. Qua đó, nhiều mô hình đã được áp dụng, như mô hình xây dựng bể bơi mini, lắp đặt bể bơi thông minh, hay mô hình liên kết giữa nhà trường với các đơn vị có bể bơi trên địa bàn để dạy bơi cho học sinh…

Theo báo cáo đánh giá công tác phổ cập bơi của Sở GD-ĐT Hà Nội, năm 2017 toàn thành phố đã có 26 bể bơi mini, 107 bể bơi thông minh được xây dựng và lắp đặt trong nhà trường. Ngoài ra, các phòng GD-ĐT phối hợp 94 bể bơi của các đơn vị đóng trên địa bàn để dạy bơi cho học sinh. Kết quả, năm vừa qua đã tổ chức dạy bơi cho 103. 861 em học sinh với tỷ lệ biết bơi đạt hơn 90%. Dự kiến kế hoạch năm 2018 thành phố sẽ có 232 bể phục vụ học sinh tham gia Chương trình phổ cập bơi với số lượng học sinh là 109.772 em.

can su nhap cuoc tich cuc hon nua de pho cap boi thanh cong cho hoc sinh
Học sinh Trường tiểu học Thanh Xuân Nam (quận Thanh Xuân, Hà Nội) tích cực tham gia tập bơi tại "bể bơi thông minh" ( Ảnh: Phòng GD-ĐT Thanh Xuân)

Theo đánh giá của Sở GD-ĐT Hà Nội, với điều kiện thực tế như hiện nay, việc xây dựng bể bơi mini trong trường học hoặc lắp đặt “bể bơi thông minh” là hai mô hình có nhiều ưu điểm và khả thi, phù hợp với thực tế. Trong khi mô hình bể bơi mini phù hợp với những trường có đủ diện tích thì mô hình “bể bơi thông minh” có nhiều ưu điểm về lắp đặt, quản lý, phù hợp việc dạy bơi đại trà trong các trường tiểu học.

Tại nhiều quận, huyện, đề án dạy bơi cho học sinh, xây bể bơi mini trong nhà trường đã được phê duyệt như tại quận Cầu Giấy có ba bể, quận Nam Từ Liêm có ba bể, huyện Sóc Sơn có hai bể…Đặc biệt, tại huyện Thanh Trì từ năm 2011, UBND huyện đã cấp kinh phí và phê duyệt đề án dạy bơi cho học sinh tiểu học và THCS, tính đến nay đã có 15 bể bơi được xây trong các trường tiểu học, THCS và hai bể bơi thông minh, một bể đạt chuẩn về kích thước tại Trung tâm Văn hóa, thông tin và Thể thao huyện. Chính vì vậy, công tác dạy bơi cho học sinh tiểu học và THCS trong toàn huyện Thanh Trì cơ bản đã được phổ cập với hơn 13.000 học sinh. Riêng trong dịp hè năm 2017, toàn huyện có gần 5.000 học sinh được học và biết bơi.

Cùng với mô hình bể bơi mini, nhiều quận, huyện đã triển khai việc lắp đặt bể bơi thông minh trong các nhà trường, như: Nam Từ Liêm (15 bể), Thanh Xuân (11 bể), Đông Anh (9 bể), Tây Hồ (11 bể), Hoàng Mai (13 bể), Hà Đông (7 bể), các huyện: Quốc Oai, Mê Linh, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Ứng Hòa đều có từ 4- 6 bể...

Đây là mô hình được đánh giá mang tính khả thi nhất vì bể có thể được lắp đặt tại nhà thể chất hoặc sân trường, sau khi khóa học bơi hè kết thúc có thể tháo dỡ, bảo quản và trả lại hiện trạng cho nhà trường.

Không có bể bơi, nhiều trường đã thực hiện mô hình phối hợp. Như tại quận Cầu Giấy, Phòng GD-ĐT phối hợp Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao dạy miễn phí cho học sinh. Năm 2017, đã có 3.850 học sinh trên địa bàn được học bơi và biết bơi. Hay tại thị xã Sơn Tây, mỗi khi vào dịp hè bể bơi Trung tâm TDTT thị xã đều mở các lớp dạy bơi miễn phí cho học sinh bằng nguồn kinh phí của địa phương và kinh phí hỗ trợ của ngành VH-TT. Năm 2017, đã dạy cho 1.530 em học sinh biết bơi.

Vẫn cần sự nhập cuộc tích cực hơn nữa

Hà Nội hiện có khoảng hơn 1, 1 triệu học sinh tiểu học và THCS, trong số này có nhiều học sinh chưa biết bơi và cần được phổ cập bơi. Khắc phục những khó khăn về vật chất, về nguồn nhân lực, công tác phổ cập bơi và phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em đã được triển khai rộng rãi và đạt được những thành tích bước đầu. Tuy nhiên, số lượng học sinh được phổ cập bơi vẫn chưa cao. Mỗi năm chỉ dạy được cho khoảng hơn 100 nghìn em.

Nhiều đơn vị thể hiện rõ quyết tâm trong công tác phổ cập bơi cho học sinh, như tại quận Thanh Xuân, Phòng GD-ĐT đã tham mưu UBND quận ban hành Đề án phát triển giáo dục của quận, trong đó xác định chỉ tiêu phổ cập bơi cho học sinh tiểu học đến năm 2020 là trên 90% học sinh (đủ sức khỏe) học xong tiểu học biết bơi. UBND quận hỗ trợ 30% kinh phí cho học sinh học bơi. Năm 2017, tổng số học sinh được học và đã biết bơi là 2.266 em. Riêng từ cuối 4-2017 đến hết 5-2017, có 1.566 học sinh đăng ký học tại trường, sau khóa học 100% học sinh đều biết bơi và được cấp chứng nhận.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn một số đơn vị tuy đã xây dựng kế hoạch nhưng việc thực hiện chưa khả thi, có đơn vị hiện nay chưa có bể bơi nào được xây dựng hay lắp đặt trong trường công lập như: huyện Thạch Thất, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Thường Tín… Điều này dẫn đến tỷ lệ học sinh tiểu học được phổ cập bơi chưa cao, chưa đồng đều tại các quận, huyện, thị xã.

Theo Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến, ngay cả những mô hình được đánh giá tốt nhưng thực tế khi triển khai vẫn nảy sinh những khó khăn bất cập. Như việc xây bể bơi mini trong nhà trường bước đầu đã mang lại hiệu quả, tuy nhiên công năng sử dụng chưa cao do cơ chế quản lý còn bất cập. Cùng với đó là điều kiện thời tiết ở Hà Nội phù hợp để học bơi tính theo thời gian trong một năm không nhiều, số bể bơi nước nóng ở nhà trường hiện có rất ít. Đây cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến việc dạy và học bơi ở các nhà trường.

Bên cạnh những khó khăn về cơ sở vật chất còn là khó khăn về đội ngũ giáo viên giảng dạy. Hiện đội ngũ này vẫn đang thiếu và chưa được quan tâm đồng đều. Mặc dù trong những năm qua, ngành GD-ĐT Thủ đô đã có rất nhiều cố gắng trong công tác tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên tiểu học song đội ngũ giáo viên có chuyên môn bơi để có thể dạy bơi cho học sinh ở các nhà trường còn hạn chế.

Nhưng đáng nói là về nhận thức, theo lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội, hiện vẫn còn một số địa phương, đơn vị chưa nhận thức đầy đủ về công tác phổ cập bơi cho học sinh, dẫn đến chưa quan tâm tới công tác này. Do vậy, công tác phổ cập bơi cho học sinh cần có sự phối hợp với ngành văn hóa, thể thao và công tác xã hội hóa, tuyên truyền, tập huấn cần được tiếp tục thực hiện tốt hơn nữa, đồng thời cần có sự vào cuộc, hỗ trợ rất lớn từ chính quyền mới có thể thành công.

Theo Lê Hà/nhandan.com.vn

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

Gen Z mùa deadline cuối năm: Đa nhiệm, stress nhưng vẫn luôn tận hưởng cuộc sống

(LĐTĐ) Đảm nhiệm nhiều công việc một lúc kèm theo áp lực dồn dập trong 2 tháng cuối năm khiến nhiều người trẻ căng thẳng, mệt mỏi. Làm gì khi vừa chạy deadline mà vẫn giải nhiệt cuộc sống để tận hưởng không khí sôi động những ngày cuối năm là điều nhiều Gen Z quan tâm.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

Luật Công nghiệp công nghệ số: Luật hóa trí tuệ nhân tạo, tài sản số

(LĐTĐ) Theo dự thảo Luật, tài sản số là tài sản vô hình, được thể hiện dưới dạng dữ liệu số, được tạo ra, phát hành, lưu trữ, chuyển giao và xác thực bởi công nghệ số trên môi trường điện tử và được pháp luật bảo hộ quyền tài sản.
Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

Thành phố Hồ Chí Minh: Kết nối hỗ trợ hơn 2,3 triệu tỷ đồng cho doanh nghiệp khởi nghiệp

(LĐTĐ) Từ năm 2021 đến tháng 11/2024, Chương trình kết nối các ngân hàng, tổ chức tài chính và nhà nước để hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa 
trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) giai đoạn 2020 - 2025 đã thực hiện với số tiền đạt 2.319.496 tỷ đồng, cho vay 411.474 lượt khách hàng, trong đó phần lớn là doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ.
Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

Quận Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô

(LĐTĐ) Sáng 23/11, Quận ủy Bắc Từ Liêm tổ chức Hội thảo “Bắc Từ Liêm phát triển công nghiệp văn hóa vươn tầm cùng Thủ đô”. Tại Hội thảo, các đại biểu đã làm rõ hơn vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển công nghiệp văn hóa. Đồng thời, đánh giá, phân tích những kết quả, hạn chế trong phát triển văn hóa và công nghiệp văn hóa thời gian qua trên địa bàn quận Bắc Từ Liêm.
Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

Ngân hàng nào liên quan đến đại án Xuyên Việt Oil?

(LĐTĐ) Tòa án nhân dân (TAND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) đang xét xử sơ thẩm "đại án" Công ty TNHH Thương mại Vận tải và Du lịch Xuyên Việt Oil (Công ty Xuyên Việt Oil) liên quan đến cựu Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Bến Tre Lê Đức Thọ, cựu lãnh đạo Bộ Công Thương cùng một số cán bộ ngân hàng. Vụ án đang tiếp tục phần xét hỏi, dự kiến kết thúc vào ngày 5/12/2024 và đang nhận được sự quan tâm đặc biệt của dư luận trong đó có vấn đề trách nhiệm của các ngân hàng liên quan.
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?

(LĐTĐ) Từ đầu năm đến nay, Công ty Cổ phần Chứng khoán Smart Invest (Chứng khoán Smart Invest) liên tiếp bị Cục Thuế thành phố Hà Nội và Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) xử phạt. Tổng số tiền mà công ty này phải nộp phạt hơn 1,8 tỷ đồng.

Tin khác

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024

(LĐTĐ) Ngày 19/11, Ủy ban nhân dân quận Ba Đình tổ chức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động