Cảm phục nghị lực của cô bé nghèo học giỏi

Không có nhà, phải đi ở nhờ nhà người bác ruột, ngay từ nhỏ cô bé Lê Ngô Thanh Thủy học sinh lớp 4D (trường tiều học Sơn Đà, Ba Vì, Hà Nội) đã ý thức được cuộc sống khó khăn của gia đình. Vì thế, ngoài những giờ lên lớp, thời gian rảnh em tập trung hết vào việc học.
Công đoàn GTVT Hà Nội: Trao thưởng cho các cháu học sinh giỏi
Trao học bổng “Tấm lòng vàng” cho con CNVCLĐ Thủ đô vượt khó, học giỏi
Tuyên dương học sinh vượt khó học giỏi

Với những nỗ lực của mình, từ năm 2012 – 2015 cô bé Thanh Thủy luôn đạt được những thành tích cao trong học tập ở cấp thành phố, được thầy cô và bạn bè hết mực thương yêu.

Vượt qua nghịch cảnh

Dáng người nhỏ nhắn, nước da ngăm đen cùng khuôn mặt bầu bĩnh, xinh xắn, đôi mắt sáng là những ấn tượng đầu tiên của chúng tôi về cô bé 9 tuổi Thanh Thủy. Trong “ngôi nhà nhỏ” Thủy và mẹ (chị Ngô Thị Dung) ở nhờ nhà anh trai chị Dung (ngôi nhà là một cái bếp cũ), đập vào mắt chúng tôi là hình ảnh những tờ giấy khen được treo ngay ngắn trên bức tường hoen ố, xám xịt của màu bồ hóng.

Thấy có người lạ hỏi thăm con gái mình, chị Dung đưa đôi mắt dò xét hướng về phía chúng tôi. Tuy nhiên, chỉ một phút sau gương mặt chị ánh lên niềm hạnh phúc, khi nghe chúng tôi nhắc đến cô con gái nhỏ cùng những thành tích đáng nể.

Cảm phục nghị lực của cô bé nghèo học giỏi
Thanh Thủy và chiếc xe đạp cà tàng ngày ngày cùng em đến trường

Đôi mắt ánh lên niềm tự hào, cất giọng ngọng ngựu chị Dung bảo: “Từ khi sinh ra Thủy đã không được biết mặt cha, tôi thì lại bị khuyết tật vòm họng, hở hàm ếch. Nghề nghiệp không có, cộng với sức khỏe yếu, vì thế cuộc sống của hai mẹ con rất chật vật. Bữa ăn phải chạy từng ngày, chứ đừng nói đến có một căn nhà để ở. Thấy hoàn cảnh hai mẹ con đáng thương, anh trai tôi cho ở nhờ căn bếp cũ của gia đình anh ấy. Hiện giờ cuộc sống của hai mẹ con tôi phụ thuộc duy nhất vào sào ruộng, thời gian nông nhàn tôi đi cày thuê, cuốc mướn kiếm tiền cho con bé ăn học. Thú thật, tôi trình độ không có, nói còn ngọng làm gì mà dạy được con. Mọi thành quả mà cháu đạt được đều nhờ vào sự nỗ lực và chăm chỉ của cháu”.

Chị Dung cho biết thêm, ngoài mấy sào ruộng, trong nhà chỉ còn mấy còn gà đang đẻ trứng, đó là tất cả tài sản mà hai mẹ con chị có. Bởi thế, trong những bữa ăn hàng ngày, ngoài rau muống sẵn có ngoài ruộng, trứng gà chính là đồ ăn “tươm tất” nhất của gia đình. Hiểu được hoàn cảnh gia đình, cũng như sự vất vả của mẹ, mỗi lần tan học cô bé Thanh Thủy sắp xếp gọn gàng sách vở, rồi phụ giúp mẹ băm rau, chăm gà. Không muốn phụ lòng của mẹ, thời gian rảnh Thủy dành hết cho việc học, càng nghèo bao nhiêu, Thủy lại càng ham học bấy nhiêu.

Chia sẻ với chúng tôi, cô bé Thanh Thủy cho biết: “Gia đình em không được sung túc như các bạn cùng trang lứa, nhưng tình thương của mẹ dành cho em thì không thua bất kỳ người mẹ nào khác. Em cảm nhận được điều ấy từ sâu thẳm trái tim mình, vì thế, em đã tự nhủ rằng chỉ có học, học và học đó là con đường duy nhất giúp tương lai của mẹ thay đổi, có như vậy cuộc sống sau này của hai mẹ con em mới đỡ vất vả hơn”.

Tấm gương sáng về nghị lực

Vượt qua sự khó khăn, vất vả của gia đình, với sự chăm chỉ chịu khó, Thanh Thủy đã dành được rất nhiều thành tích cao trong học tập. Trong 3 năm học vừa qua cô bé đều đạt học sinh giỏi, cũng 2 năm liền em dành được giải Nhì môn toán Internet cấp huyện, trong một năm dành giải ba; hai giải nhì viết chữ đẹp của huyện, gần đây nhất, tháng 5/2015 cô bé Thanh Thủy còn dành giải nhì cấp huyện môn tiếng Anh.…Với những thành tích trong học tập, cùng với sự nỗ lực của mình cô bé may mắn dành được học bổng của chương trình “Parkson về chăm sóc giáo dục” dành cho học sinh nghèo vượt khó.

Chia sẻ về cô học trò nhỏ của mình, chị Bình, giáo viên chủ nhiệm của Thanh Thủy cho biết, em Thủy là một tấm gương sáng, tiêu biểu về học sinh nghèo vượt khó của trường tiểu học Sơn Đà. Em có một tư chất thông minh, ham học, chăm chỉ và chịu khó. Những bài toán nào chưa hiểu, em lại cùng mẹ tìm đến tận nhà tôi để được hướng dẫn, bài nào mà em không giải được em trăn trở rất nhiều. Bởi thế, sau mỗi lần kiểm tra, mỗi kỳ thi mà em chưa dành được điểm tuyệt đối, Thanh Thủy lại tìm đến gặp các thầy, các cô để mong tìm ra lời giải. Nghị lực ấy, sự ham học ấy của Thủy đã trở thành động lực cho các bạn trong lớp học tập noi theo.

Cảm phục nghị lực của cô bé nghèo học giỏi
Tình yêu thương của mẹ chính là niềm tin giúp Thủy vượt qua mọi khó khăn trong cuộc sống

Được biết, hiện nay để chuẩn bị cho kỳ thi cấp thành phố môn Toán và tiếng Anh, Thủy đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiều của các thầy, cô giáo bộ môn. Hiểu được hoàn cảnh khó khăn của Thủy, sự hiếu học của cô học trò nhỏ, trong các buổi học phụ đạo, bồi dưỡng các thầy cồ giáo trong trường đều hết sực tạo điều kiện cho Thủy.

Khi chia sẻ bí quyết học tập của mình, cô bé hồn nhiền trả lời, mỗi tối em dành 2-3 tiếng để học, trong đó 1 tiếng, em dành cho việc ôn bài cũ thời gian còn lại em chuẩn bị cho bài mới hôm sau. Trên lớp khi cô giáo giảng bài chỗ nào không hiểu em quay lại hỏi cô luôn. Những lúc học mệt em nghỉ giải lao, hai mẹ con chơi đá cầu hay nhảy dây giúp thư giãn đầu óc.

Chia tay chị Dung, chia tay cô bé nghèo học giỏi Thanh Thủy, chúng tôi không chỉ cảm phục về những thành tích học tập, sự nỗ lực của em trong cuộc sốn, mà còn trân trọng ước mơ nhỏ nhoi của cô bé 9 tuổi nhưng có suy nghĩ rất chững chạc: "Em chỉ ước một lần được gọi tiếng cha, một lần được thấy cả cha lẫn mẹ đứng trước cổng trường đón em đi học về, được một lần làm nũng như bao bạn bè khác trong lòng mẹ..."

Tâm sự với chúng tôi về mơ ước của mình Thủy bảo, sau này lớn lên em muốn trở thành một cô giáo để dạy dỗ các em học sinh, còn hiện tại em chỉ mong có được một chiếc máy tính để phục vụ cho việc học tập và thi cử của mình, vì môn thi toán Internet rất cần đến máy tính mà em thì chưa có. “Đến cái xe đạp cũ muốn đổi cho con mà còn chưa có điều kiện, huống chi là gom tiền mua máy tính. Biết được mơ ước của con nhưng tôi cũng đành chịu, chỉ biết động viên con cố gắng và tôi cũng cố gắng gom góp tiền mua cho cháu chiếc máy tính cho toại nguyện’, chị Dung nói.
Đỗ Đạt - Thu Trang

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

Hà Nội: Lính cứu hỏa nhường mặt nạ dưỡng khí cho thai phụ trong đám cháy

(LĐTĐ) Chiều 23/11, xảy ra vụ cháy tại ngôi nhà trên phố Trúc Bạch, phường Trúc Bạch, quận Ba Đình, Hà Nội. Khói bốc lên cao đến tầng 8 tòa nhà, tại đây đang có 7 người, trong đó có 1 phụ nữ đang mang bầu. Tổ cứu nạn đã nhanh chóng tiếp cận; chiến sĩ Cảnh sát ngay lập tức nhường mặt nạ dưỡng khí để thai phụ này hô hấp. Sau đó toàn bộ số người đã được hướng dẫn thoát nạn an toàn...
Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

Hà Nội: Tuyên dương 68 người con hiếu thảo

(LĐTĐ) Ngày 23/11, Đoàn Thanh niên - Hội đồng Đội thành phố Hà Nội tổ chức chương trình Tuyên dương người con hiếu thảo lần thứ II, năm 2024.
Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

Quốc hội thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)

(LĐTĐ) Chiều 23/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), với 413/422 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm 86,22% tổng số đại biểu Quốc hội).
Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

Trộm xe của bạn "cắm" lấy tiền trả nợ, chơi game

(LĐTĐ) Quen bạn qua mạng xã hội, anh C bị Phạm Như Long hỏi mượn xe "đi có chút việc". Sau đó kẻ gian mang đi cầm cố lấy tiền trả nợ, nạp tiền chơi game và chi tiêu cá nhân...
Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

Quốc hội thông qua Nghị quyết về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội

(LĐTĐ) Chiều 23/11, thực hiện Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết về “Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội”, với 421/423 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 87,89 % tổng số đại biểu Quốc hội.
Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

Huyện Thường Tín: Khai thác giá trị văn hóa để phát triển du lịch

(LĐTĐ) Những năm gần đây, huyện Thường Tín (Hà Nội) chú trọng việc định hình thương hiệu và phát triển các sản phẩm du lịch đặc thù nhằm khai thác tối đa lợi thế về văn hóa và tự nhiên.
Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.

Tin khác

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

Dự kiến một số điểm mới trong quy định thi, cấp chứng chỉ ngoại ngữ

(LĐTĐ) Bộ Giáo dục và Đào tạo đang lấy ý kiến góp ý vào dự thảo Thông tư ban hành Quy chế về tổ chức thi và cấp chứng chỉ ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam.
Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

Học bổng ABG Future Leaders cho các nhà lãnh đạo trẻ

(LĐTĐ) Học bổng lãnh đạo trẻ ABG Future Leaders 2025 là một chương trình đặc biệt, nơi các bạn trẻ có cơ hội trao đổi cùng những nhà lãnh đạo và chuyên gia uy tín hàng đầu Việt Nam, được khai phóng tư duy và kết nối với mạng lưới những người trẻ tài năng trên khắp Việt Nam và thế giới.
Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

Lịch thi đánh giá năng lực năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội

(LĐTĐ) Kỳ thi độc lập, đánh giá năng lực (kỳ thi SPT) năm 2025 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội sẽ diễn ra trong hai ngày 17 - 18/5, thay vì 1 ngày như các năm trước nhằm tăng khả năng chọn môn thi đồng thời giảm áp lực cho thí sinh.
Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

Trao giải cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024

(LĐTĐ) Được phát động từ tháng 9/2024, cuộc thi viết “Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường” năm 2024 đã nhận được sự hưởng ứng, tham gia của đông đảo tác giả trên cả nước và nhiều tác phẩm chất lượng.
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống

(LĐTĐ) Hơn 22 năm gắn bó với nghề dạy học, cô giáo Nguyễn Thị Mỹ Ngọc (Trường Mầm non Quang Trung, quận Hoàn Kiếm) đã trở thành tấm gương sáng về sự tận tâm và sáng tạo trong giáo dục mầm non. Nổi bật với tình yêu nghề và lòng mến trẻ, cô Ngọc luôn đổi mới phương pháp giảng dạy, khơi gợi niềm đam mê học hỏi ở các em nhỏ.
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô

(LĐTĐ) Qua gần 2 năm triển khai, đến nay phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã gặt hái được nhiều thành tựu, góp phần nâng chất lượng, giảm khoảng cách giữa các trường học trên địa bàn.
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục

(LĐTĐ) Ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào, người thầy luôn có vị trí quan trọng trong việc đào tạo ra những thế hệ chủ nhân tương lai của đất nước. Thời gian qua, bằng tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với sự nghiệp “trồng người”, đội ngũ các nhà giáo Thủ đô đã không ngừng rèn luyện, phấn đấu, sáng tạo để truyền tải kiến thức, đưa những bài giảng chất lượng, giờ học hay đến với lớp lớp các thế hệ học trò.
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị

(LĐTĐ) Một lớp học tiếng Anh đặc biệt trong căn phòng nhỏ trên phố Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng (Hà Nội), không phấn, không bảng và không học phí, thầy cô giáo và học viên của lớp học nơi đây giao tiếp với nhau bằng ký hiệu đặc biệt của người khiếm thị. Không gian lớp học thật đặc biệt với tiếng cười nói, giao tiếp vui vẻ của thầy cô giáo và học sinh bằng tiếng Anh, những bàn tay thoăn thoắt rà từng chữ nổi đã được đục lỗ trên trang giấy cứng.
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng

(LĐTĐ) Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 không chỉ là dịp để ngành Giáo dục tôn vinh những người hoạt động trong ngành, học trò thể hiện lòng thành kính “tôn sư trọng đạo” mà còn là dịp để xã hội tôn kính, tri ân những người đã, đang gắn bó với nghề dạy học - “Nghề cao quý nhất trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo”.
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp

(LĐTĐ) Chiều 19/11, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) Hà Nội tổ chức Lễ kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024); tuyên dương nhà giáo và học sinh, sinh viên giáo dục nghề nghiệp (GDNN) có thành tích xuất sắc trong năm học 2023 - 2024.
Xem thêm
Phiên bản di động