Hạnh phúc của những gia đình sinh con một bề
Lựa chọn máy lọc nước Hydrogen của Kangaroo phục vụ sức khỏe cho gia đình Sáng kiến thiết thực nâng cao chất lượng dân số Lan tỏa chính sách BHXH, BHYT thông qua những mô hình sáng tạo |
Trẻ em gái vượt khó chăm ngoan, học giỏi
Không được may mắn như những gia đình khác, hoàn cảnh gia đình chị Từ Thị Bẩy và anh Vương Văn Luận (phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) gặp nhiều khó khăn. Anh Luận bị bệnh tâm thần phân liệt, chị Bẩy ốm đau liên miên nên kinh tế gia đình gặp nhiều khó khăn.
Ngoài giờ học, em Vương Thị Ngọc Lan (học sinh lớp 9, trường THCS Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) và em gái đều phụ giúp mẹ làm may để tăng thêm thu nhập cho gia đình. |
Mặc dù điều kiện gia đình khó khăn nhưng con gái chị Bẩy là em Vương Thị Ngọc Lan (học sinh lớp 9, trường THCS Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm) và em gái luôn được mẹ động viên học tập và liên tục đạt học sinh giỏi.
Là chị cả trong nhà nên Lan rất gương mẫu, chăm ngoan, học giỏi, làm gương cho em gái út học lớp 5 cùng phấn đấu học tốt. Ngoài giờ học, 2 chị em đều phụ giúp mẹ làm may để tăng thêm thu nhập cho gia đình.
“Vợ chồng tôi sức khỏe yếu, chồng tôi bệnh tật, tôi cũng ốm liên miên. Dù vậy, hai vợ chồng luôn bảo nhau cố gắng nuôi con ăn học đến nơi đến chốn để sau này các con không phải vất vả như bố mẹ. Không phụ lòng bố mẹ, hai cháu đều chăm ngoan, học tập tốt, chúng tôi rất hạnh phúc”, chị Bẩy chia sẻ.
Đến thăm gia đình em Phạm Thị Trang, học sinh lớp 9A, trường THCS Hương Ngải, huyện Thạch Thất học giỏi toàn diện nhưng hoàn cảnh gia đình cũng khó khăn. Bố Trang bị bệnh, không đi làm được, gánh nặng kinh tế của gia đình đổ dồn lên vai mẹ Trang, bà nội của em đau ốm thường xuyên. Giường ngủ của cả gia đình cũng là góc học tập quen thuộc của Trang hàng ngày.
Cán bộ chuyên trách dân số phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm động viên, chia sẻ cùng gia đình có hoàn cảnh khó khăn sinh con một bề là gái. |
Thấu hiểu hoàn cảnh gia đình, chị em Trang luôn bảo nhau phấn đấu, quyết tâm học thật tốt để sau này có việc làm ổn định, giúp đỡ gia đình. “Với tôi, con gái, con trai đều như nhau, cứ các cháu vui khỏe, học giỏi là tôi mãn nguyện lắm rồi. Tôi không mong ước gì hơn”, bà Phí Thị Nguyệt (bà của Trang) chia sẻ.
Cùng chung hoàn cảnh khó khăn, em Vũ Thu Huyền, học sinh lớp 11A1, trường THPT Thạch Thất có bố bị ảnh hưởng chất độc da cam, mẹ làm nông nghiệp. Gia đình có 2 chị em là gái, nhưng những năm qua, Huyền luôn hăng hái trong học tập, em là học sinh giỏi đội tuyển khối tự nhiên của nhà trường.
Thầy giáo Vũ Đức Vượng - Hiệu trưởng trường THPT Thạch Thất cho hay: “Trường THPT Thạch Thất luôn quan tâm đến các học sinh có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt là các trẻ em gái. Đối với học sinh Vũ Thu Huyền có hoàn cảnh gia đình khó khăn nên nhà trường rất quan tâm, tạo điều kiện cho học sinh.
Nhà trường sẽ kêu gọi các trung tâm tiếng Anh hỗ trợ các suất học bổng cho học sinh Vũ Thu Huyền để em học tốt hơn vì đây là học sinh có năng khiếu học tiếng Anh. Ngoài học sinh Vũ Thu Huyền, trường cũng quan tâm đến nhiều trường hợp khác có hoàn cảnh khó khăn tương tự”.
Không chỉ những gia đình có hoàn cảnh khó khăn, các trẻ em gái mới vượt khó, học giỏi, những gia đình có kinh tế khá giả, các em cũng rất ý thức trách nhiệm, đạt thành tích tốt trong học tập.
Chị em Vũ Anh Thư (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm) luôn quan tâm, yêu thương, giúp đỡ nhau trong học tập. Hai chị em đều đạt nhiều giải cao ở các cuộc thi hội hoạ các cấp. |
Vợ chồng anh Vũ Tuấn Dũng (phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm) luôn quan tâm dõi theo, tạo điều kiện tốt nhất cho hai con gái học tập và phát triển theo năng khiếu. Mặc dù gia đình có điều kiện kinh tế nhưng anh, chị vẫn dừng lại ở hai con thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
“Với gia đình tôi, con trai hay con gái đều không quá quan trọng. Hai con gái của tôi rất tình cảm, ngoan ngoãn, thường xuyên tâm sự với bố mẹ. Tôi tự hào về các con và luôn nỗ lực làm điều tốt nhất cho các con”, anh Vũ Tuấn Dũng chia sẻ.
Đó chỉ là 4 trong số hàng trăm gia đình sinh 2 con gái, đã có nhiều nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, nuôi dạy các con chăm ngoan, học giỏi tiêu biểu trên địa bàn Hà Nội.
Nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới
Thời gian qua, các quận, huyện đã chú trọng công tác tuyên truyền, thực hiện các giải pháp cụ thể, quan tâm, chăm lo hỗ trợ các gia đình sinh hai con gái. Đầu tư cho phụ nữ và trẻ em gái là đầu tư cho ổn định thịnh vượng và hạnh phúc. Toàn Thành phố đã và đang quan tâm thực hiện nhiều biện pháp đầu tư, chăm sóc, giáo dục, yêu thương trẻ em gái, đặc biệt là trẻ em gái có hoàn cảnh khó khăn để nâng cao vị thế của trẻ em gái, thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh trên địa bàn Thành phố.
Chị Phan Kiều Anh, cán bộ chuyên trách dân số phường Minh Khai, quận Bắc Từ Liêm cho biết, hiện nay, trên địa bàn phường có 30.870 dân số đang quản lý, hiện tại, số cặp vợ chồng sinh con 1 bề cả trai và gái là 570 cặp, gái là 278 cặp. Tỉ lệ giới tính khi sinh là 108 trẻ trai/100 trẻ gái.
Để có tỉ lệ giới tính cân bằng đó, phường đã có nhiều hoạt động tuyên truyền chính sách dân số đến từng hộ dân. Các cuộc thi cho trẻ em gái, giáo dục giới tính, sức khoẻ sinh sản cho phụ nữ… cũng được thực hiện thường xuyên. 31cộng tác viên dân số ở 13 tổ dân phố trên địa bàn phường đã đến từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng để tuyên truyền về chính sách dân số, tạo điều kiện cho bé gái phát triển toàn diện…
Các trẻ em gái quận Nam Từ Liêm chăm ngoan, học giỏi được biểu dương. |
Trong thời gian tới, thành phố Hà Nội tiếp tục chỉ đạo thực hiện giảm tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh, đưa tỉ số giới tính khi sinh hiện nay về mức cân bằng tự nhiên (112 trẻ trai/100 trẻ gái) vào cuối năm 2023 và tập trung nâng cao chất lượng dân số Thủ đô.
Ông Vũ Duy Hưng - Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình Hà Nội cho biết: “Tại Hà Nội ngay từ năm 2016, Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành kế hoạch số 208 về kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016 - 2025, trong đó chúng tôi đã triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy bình đẳng giới, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, triển khai nhiều mô hình, hoạt động nhằm nâng cao tiếng nói của phụ nữ và trẻ em gái. Hàng năm Thành phố tổ chức các buổi truyền thông về sức khỏe sinh sản cho trẻ em gái vị thành niên, thanh niên; biểu dương các trẻ em gái chăm ngoan, học giỏi…”
Nhờ thực hiện đồng bộ các giải pháp, hiện nay, Hà Nội đã đạt mức sinh thay thế, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình chuyển hướng sang dân số và phát triển góp phần làm giảm tỉ lệ sinh, tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên, giảm tỉ lệ mang thai ngoài ý muốn, nạo phá thai không an toàn, đồng thời giảm số ca tử vong mẹ và tử vong trẻ em.
Tỉ số giới tính khi sinh của Hà Nội đã giảm dần từ 117,6 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2008 xuống còn 112,9 trẻ trai/100 trẻ gái năm 2019. 9 tháng đầu năm, tỉ số giới tính khi sinh là 112 trẻ trai/100 trẻ gái.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Luật quy định như thế nào về hành vi gian lận bảo hiểm?
Ngày 24/12: Giá dầu thế giới giảm nhẹ
Kiểm soát an ninh hàng không dịp Tết 2025
Đường vành đai 4 - Vùng Thủ đô được triển khai tới đâu?
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Noel trong tôi
Tin khác
Người phụ nữ giàu lòng nhân ái
Cộng đồng 24/12/2024 08:51
Mở rộng tiêm phòng sởi cho trẻ dưới 9 tháng tuổi
Y tế 24/12/2024 08:35
Noel trong tôi
Văn hóa 24/12/2024 08:32
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Đề án Hà Nội 24/12/2024 07:40
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Chuyển đổi số 23/12/2024 20:14
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Văn hóa 23/12/2024 11:33
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53