Cấm dạy chữ để giảm tải hay thêm áp lực cho con trẻ!
Cần cái kết luận rõ ràng! | |
Trẻ vào lớp 1 dễ bị sang chấn tâm lý do… không dám đi vệ sinh |
Dạy kỹ năng sống, cho trẻ sáng tạo là mục tiêu của việc cấm dạy chữ trước lớp 1, tuy nhiên không phải toàn xã hội đều nhận thức được điều này. Ảnh: Nguyễn Loan |
Rộn ràng dạy – học thêm… chữ
Khi năm học mới chỉ còn chưa đầy nửa tháng nữa là bắt đầu thì đây mới là khoảng thời gian nghỉ hè thực sự với những học sinh chuẩn bị lên lớp 1. Điều tưởng chừng nghịch lý này lại rất thực tế bởi suốt 2 tháng hè sau khi rời trường mẫu giáo, các em phải cấp tập đi học thêm chữ.
“Nhà tôi có con trai lớn, trước đây học ở mẫu giáo đã được làm quen với chữ cái, cũng tập viết ít nhiều nên vào lớp 1 cháu tự tin, nắm bắt mọi thứ rất nhanh. Đến cháu nhỏ thì không được học chữ nữa theo quy định của nhà trường, trong khi đó nhiều phụ huynh có con bằng tuổi đều cho con đi học. Gia đình cũng sốt ruột nên cũng tìm lớp cho con theo học vì sợ thua các bạn”, chị Thanh Hà (quận Hải Châu, Đà Nẵng) cho hay.
Đó chính là thực trạng chung của hầu hết các gia đình có con nhỏ sắp vào lớp 1 tại Đà Nẵng. Nơi được xem là áp lực thi cử hay học tập không quá gắt gao như các thành phố lớn Hà Nội hay TPHCM. Vậy nhưng sự lo lắng của bậc phụ huynh hoàn toàn có lý do.
Năm 2013 khi có chỉ thị cấm dạy chữ cho trẻ trước lớp 1, trong khi các trường mầm non, mẫu giáo công lập thực hiện nghiêm túc thì các trường dân lập, tư thục lại thấy đây là “cơ hội”.
“Nhiều phụ huynh lo sợ con em mình sẽ bị thầy cô than phiền, bị “hụt hơi” so với các bạn nên đưa con đến học ở các trường ngoài công lập để con học chữ trước. Tại đây họ vẫn xen kẽ các giờ học chữ để thu hút trẻ. Một bộ phận các bậc cha mẹ khác lại bỏ 2, 3 tháng hè trước khi vào lớp 1 để đưa con đi học chữ ở các lớp học thêm”, chị Minh Tâm, phụ huynh của học sinh sắp bước vào lớp 1 cho hay.
Lý giải về điều này, chị Thanh Thảo, một giáo viên mẫu giáo tại Đà Nẵng cũng thừa nhận: “Mặc dù là giáo viên dạy mẫu giáo, nắm rõ mọi thông tin của Bộ nhưng hè vừa qua, tôi buộc lòng phải đưa con đi học chữ trước khi cháu vào lớp 1. Tại đây, tôi cũng nghe phản ánh của phụ huynh rằng chính các thầy cô giáo tiểu học cũng than phiền rất nhiều khi học sinh không biết chữ.
Lý do là bởi trước đây đa phần học sinh đã được học ít nhiều ở mẫu giáo thì nay các cô lại phải dạy chữ gần như từ đầu cho 30 -40 em. Chẳng có cha mẹ nào không lo lắng khi nghe thấy những điều đó. Đáng ra Bộ cấm dạy chữ thì các thầy cô phải là người tiếp nhận việc đó trước tiên, thay vì phàn nàn, gây áp lực cho phụ huynh, học sinh!”.
Giảm tải hay tạo thêm áp lực?
Tại Hội nghị triển khai năm học 2017-2018 vừa qua, Bộ trưởng Bộ GD – ĐT, ông Phùng Xuân Nhạ tiếp tục nhắc nhở, yêu cầu các địa phương chấm dứt ngay tình trạng dạy chữ cho trẻ trước khi vào lớp 1. Hiện nay, Bộ cũng có văn bản chỉ đạo chỉ được dạy, chuẩn bị cho những kỹ năng làm quen với chữ cái và các hoạt động vận động, làm quen với môi trường học lớp 1.
Năm 2013 khi có chỉ thị cấm dạy chữ cho trẻ trước lớp 1, Bộ GD-ĐT đã đưa ra những lập luận rằng: “Dạy và học trước chương trình lớp 1 là phản khoa học, gây khó khăn trong việc tổ chức dạy học lớp 1 vì sẽ làm trẻ chủ quan, giảm hứng thú học tập, ảnh hưởng không tốt đến quá trình phát triển tâm sinh lý của trẻ, nhất là khi người dạy có phương pháp sư phạm không tốt”.
Nhiều năm qua Bộ cũng đã nghiêm cấm giáo viên tổ chức hoặc tham gia dạy học trước chương trình lớp 1, đồng thời tuyên truyền để cha mẹ học sinh và xã hội nhận thức đúng đắn về tác hại của việc dạy học trước chương trình lớp 1.
Tuy nhiên, thực tế đang trái ngược. Đại diện Sở GD-ĐT Đà Nẵng thừa nhận, mặc dù có các đoàn kiểm tra thường xuyên về các trường, tuy nhiên vẫn có những nơi tổ chức học chữ, học trước chương trình lớp 1 cho trẻ. Nhiều trường hợp khác là các thầy cô giáo nghỉ hưu cũng mở lớp dạy chữ cho các em khi có phụ huynh gửi gắm.
“Riêng về các thầy cô giáo và chương trình dạy tiểu học, Sở vẫn siết chặt việc các trường phải đảm bảo dạy đúng các giờ học để dù em đã biết hay chưa biết vẫn học những bài cơ bản, từng bước khi vào lớp 1, không bỏ qua bất kì bài nào. Dĩ nhiên, thực tế khi cha mẹ cho con đi học trước thì các em sẽ không còn nhiều hứng thú khi vào năm học mới”, đại diện Sở GD- ĐT Đà Nẵng cho hay.
Rõ ràng, tâm lý của phụ huynh khi thấy con em mình bị thua thiệt hay có trường hợp các cô thầy phàn nàn đều rất lo lắng. Giao việc dạy chữ cho thầy cô ở tiểu học là đúng bởi các cô thầy có nghiệp vụ sư phạm chuẩn. Học và luyện chữ khi bước vào lớp 1 cũng là thời gian hoàn toàn phù hợp với nhận thức và thể chất của trẻ.
Tuy nhiên, điều cần thay đổi mà Bộ Giáo dục cần quan tâm là nhận thức của đội ngũ các thầy cô giáo từ mẫu giáo đến tiểu học, bên cạnh đó phải quản lý được việc dạy chữ cho trẻ ở cả ở trường mẫu giáo công và ngoài công lập.
Việc cấm dạy chữ cũng như hàng loạt các thay đổi của Bộ GD-ĐT nhằm cố gắng giảm tải nạn thành tích trong học đường đều đang vấp phải nhiều bất cập về nhận thức của xã hội và cách thức triển khai chưa đồng bộ. Kết quả là phụ huynh học sinh luôn phải chạy đua tìm cách “ứng phó”, không học được ở trường thì học thêm, học chui.
Đặc biệt, khi điểm số, thành tích thi cử quốc gia, quốc tế cho đến xét tuyển đại học mà dù đạt điểm tuyệt đối các thí sinh vẫn bị trượt còn tồn tại thì áp lực về học tập vẫn còn đó. Giải toả áp lực học tập phải xuất phát từ nhận thức của mọi thành phần xã hội, bỏ bớt những kì thi, những giấy khen, thành tích. Nếu không, mỗi mùa hè vẫn có hàng triệu đứa trẻ 6 tuổi phải đi học thêm... chữ.
Theo Thùy Trang/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Giá xăng dầu hôm nay (5/11): Giá dầu thế giới tiếp đà tăng mạnh
Tỷ giá USD hôm nay (5/11): Đồng USD thị trường tự do quay đầu giảm
Giá vàng hôm nay (5/11): Vàng trong nước đồng loạt giảm mạnh
Tuyên truyền Luật Thủ đô năm 2024 đến người lao động ngành Xây dựng Hà Nội
Ngắm nhìn vẻ đẹp của Hà Nội với loạt tranh vẽ bằng bút bi
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 5/11: Sáng sớm có mưa rào, trời chuyển rét
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Tin khác
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Xã hội 04/11/2024 19:26
Năm 2025, Đại học Bách khoa Hà Nội dự kiến tổ chức 3 đợt thi đánh giá tư duy
Giáo dục 04/11/2024 13:59
Bộ GD&ĐT cảnh báo việc giả mạo văn bản thông báo tổ chức Giải đạp xe
Giáo dục 04/11/2024 12:26
Nhiều điểm mới trong xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên
Giáo dục 02/11/2024 06:17
Kiến tạo chính sách để thu hút, phát triển đội ngũ nhà giáo
Giáo dục 01/11/2024 20:58
Giải quyết trên tinh thần bảo đảm quyền lợi cho học sinh
Giáo dục 01/11/2024 20:36
Bác bỏ tin lộ đề thi học sinh giỏi lớp 9 môn Toán tại quận Hai Bà Trưng
Giáo dục 01/11/2024 18:26
Lễ biểu dương học sinh, sinh viên xuất sắc tiêu biểu thành phố Hải Phòng năm 2024 sẽ diễn ra vào ngày 9/11
Giáo dục 01/11/2024 06:42
Tăng cường quản lý các trường tư thục và trường có yếu tố nước ngoài
Giáo dục 30/10/2024 21:02
Trường THCS Quang Lãng với phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”
Giáo dục 29/10/2024 06:58