Ươm chữ cho những mảnh đời khiếm khuyết
Những “bảo mẫu” gieo chữ ở Trường Sa |
Lớp học của tình thương
Vào một buổi sáng trong tiết trời mưa phùn ẩm ướt chúng tôi đến Nhà văn hóa khu dân cư số 2 (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai, Hà Nội) thăm một lớp học đặc biệt được mệnh danh là lớp học của tình thương. Buổi học bắt đầu, dù không có tiếng trống trường rộn rã, 23 học sinh lần lượt ngồi vào chỗ theo hiệu lệnh của cô giáo Nguyễn Thị Côi.
Nhìn thấy người lạ, từng người khép nép, dò xét mọi thứ xung quanh bằng ánh mắt hoang dại. Chỉ khi cô giáo nhắc tập trung họ mới lần lượt lấy ra sách vở đặt lên bàn và bắt đầu nhìn lên bảng. Hằng tuần, lớp họcđặc biệt này bắt đầu lúc 8h30 sáng và kết thúc lúc 10h30 từ thứ Hai đến thứ Sáu.
Ở tuổi 75 mắt đã mờ nhiều, chân đi cũng đã chậm cô Côi vẫn hết lòng với những số phận bất hạnh, ngày ngày đi xe ôm đến lớp dạy. 23 học sinh của cô là 23 hoàn cảnh, căn bệnh khác nhau, tựu chung lại đều là những bệnh nhân có vấn đề về thần kinh không thể giao tiếp và học tập như người bình thường. Học sinh nhỏ nhất lớp năm nay 7 tuổi và lớn nhất đã 33 tuổi. Có người mới theo học được vài tháng, có người đã gắn bó với nơi đây gần chục năm có lẻ.
Lớp học mang tên “lớp học linh hoạt” dành cho người thiểu năng trí tuệ đủ các lứa tuổi khác nhau. |
Nhắc về học trò của mình, cô Côi không khỏi thương cảm: “Lớp học này không phân biệt tuổi tác, chỉ phân theo trình độ: Biết đánh vần; biết đọc, biết viết và biết làm toán. Chuyện anh hơn 20 tuổi cùng tư duy, trình độ với em 8 tuổi là bình thường. Có người còn học đi học lại mấy năm cũng chưa đọc được, có em đến nay đã biết tính toán cơ bản. Tôi thường dựa vào khả năng nhận thức từng người rồi xây dựng giáo án riêng, mục đích cuối cùng của là xóa nạn mù chữ”.
Lớp học này không chỉ “linh hoạt” về độ tuổi mà còn “linh hoạt” về các môn học. Hiện nay chỉ còn cô Côi đứng lớp dạy đủ các môn học, từ toán, tiếng Việt cho đến các môn sử, địa, rồi kỹ năng sống. Một buổi học, cô kiêm hết nhiệm vụ của nhiều giáo viên. Dạy chữ cho nhóm này xong, lại phải quay sang nhóm khác dạy toán, rồi lại gọi các em lên bảng chữa bài, dạy đọc. Nhưng vì đa số học sinh bị thiểu năng trí tuệ, học trước quên sau nên cô phải giảng đi giảng lại nhiều lần.
Chỉ vào cô bé Đặng Thái Ngọc Vy năm nay lên 8 tuổi mới quay trở lại lớp học, cô Côi nói: “Trước đó Vy đã học lớp này một thời gian, khi chớm biết đọc bố mẹ cho em theo một kỳ trong trường công lập, nhưng không tiếp thu được đành cho về học cô lại từ đầu. Bây giờ cứ quên quên nhớ nhớ cách đọc, mỗi lúc quên thì phải dạy lại. Mà đâu chỉ riêng Vy đứa nào cũng thế cả, có khi mất cả 4 năm mới nhớ hết được bảng chữ cái”.
Người có bệnh tình nhẹ nhất lớp học theo cô Côi là cậu bé Phan Nhật Minh. Nhìn khuôn mặt có phần tinh nhanh hơn các bạn khác ít ai ngờ rằng cậu lại mắc hội chứng tự kỉ nặng. Theo lời kể, hoàn cảnh gia đinh rất Minh khó khăn, bố mẹ bỏ nhau từ khi cậu còn nhỏ, Minh sống với bà ngoại tuổi đã cao và hàng ngày đi xin cái chữ bằng xe ôm.
Không chỉ biết đọc, Minh làm toán giỏi, chữ lại đẹp, nhìn vào vở bài tập toán của Minh, điểm 10 bằng mực đỏ kín các trang giấy. “Minh được xếp vào học sinh khá nhất so với các bạn, ngày vào lớp Minh không nói chuyện với ai, bây giờ cũng chơi với các bạn rồi. Chỉ mong sao bạn nào cũng tiến bộ như vậy”, cô Côi nói chia sẻ hi vọng của mình.
Cô giáo Nguyễn Thị Côi hướng dẫn bài cho học sinh. |
Vì dạy những đứa trẻ có tinh thần không bình thường nên những tình huống bất ngờ thường xuyên xảy ra như các bạn cùng bạn tự nhiên đánh lộn hay học sinh động kinh bị “lên cơn”, lúc đó, cô Côi không chỉ còn đóng vai trò là giáo viên mà còn kiêm luôn “quan tòa” và bác sĩ.
Khi được hỏi cô về những nỗi vất vả, cô thẳng thắn: “Mình yêu thương trẻ thì mình làm thôi, chứ nếu vì kinh tế thì đã không dạy những trẻ như thế này. Nếu tôi bỏ lớp thì bọn trẻ bất hạnh quá. Chúng đã không được như những bạn bè cùng trang lứa khác nay lại không được cắp sách đến trường. Được học hành ít ra tụi nhỏ có thể tự làm, phụ giúp cha mẹ được phần nào hay phần đó".
Người trao niềm tin
Trước đây, cô Nguyễn Thị Côi nguyên là Hiệu trưởng Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. Nhớ về những ngày còn đương nhiệm cô thường xông xáo, sục sạo nắm bắt rõ mồn một hoàn cảnh của từng học sinh trong trường. Nhận thấy nhiều hoàn cảnh đặc biệt, năm 1995, cô Côi bắt đầu tham gia dự án giáo dục từ thiện dành cho trẻ em nghèo, trẻ em khuyết tật và thiểu năng trí tuệ. Kể từ đó đến nay, cô không nhớ mình đã chở bao nhiêu chuyến đò, dạy dỗ bao nhiêu thế hệ học sinh ra trường.
Những ngày đầu mở lớp, cô Côi phải đi vận động những đứa trẻ lang thang cơ nhỡ ở Minh Khai. Đa số đám trẻ ấy từ ngoại tỉnh lên thành phố bán báo, bán tăm bông, đánh giày, rửa bát thuê,... nhằm kiếm tiền nuôi sống bản thân, không màng đến con chữ. “Hồi đấy khu vực Minh Khai là nơi có nhiều tệ nạn xã hội, nghiện hút, tiêm chích, còn được gọi với cái tên là xóm liều.
Nếu không bảo ban, dạy dỗ thì chắc chắn chúng sẽ mắc vào các tệ nạn xã hội ngay. Bỏ thì thương vương thì tội, mình không đành lòng thì mình làm thôi”, cô Côi nhớ lại. Nói là làm, cô Côi cùng 3 giáo viên khác tiến hành quá trình đi thuyết phục lũ trẻ mà trong đầu chỉ nghĩ đến việc làm thế nào để kiếm sống đến lớp học.
Sau một thời gian tương đối vất vả, cuối cùng chỉ có mỗi cô Côi là kiên trì được với đám trẻ “rạch giời rơi xuống” kia. Đến nay, lứa học trò “đi bụi” mà cô dạy dỗ ngày nào giờ đã thành đạt. “Cô có 2 đứa học sinh trong số ấy vào được đại học. Những đứa còn lại đã lấy vợ lấy chồng, đứa nào chưa có gia đình thì mở cửa hàng làm đẹp, cửa hàng ăn uống, kinh doanh đủ loại, ít nhất cũng có cái nghề. Thỉnh thoảng tụi nhỏ vẫn đến nhà cô chơi, ngày lễ vẫn gọi điện cho cô, mừng lắm”, cô Côi hào hứng kể lại.
Sau các lớp học “lang thang đường phố”, gần chục năm nay cô Côi dừng chân tại Nhà văn hóa khu dân cư số 2, phường Tân Mai, dạy chữ và dạy làm người cho trẻ khuyết tật hoàn toàn miễn phí. Nhìn lớp học đã có phần khang trang, cô kể cũng phải đấu tranh mãi mới có được. Trước kia cô còn dạy cả ngoài hiên của nhà văn hóa do lớp học chưa được quan tâm.
“Họ bảo dạy những đứa trẻ vô dụng này cũng chẳng để làm gì. Thế nhưng tôi lại nghĩ khác, dạy cho chúng biết cái chữ để khi quay trở lại cuộc sống hay đi làm sẽ không bị lợi dụng làm những điều xấu, như vậy là đã có ích rất nhiều rồi. Lúc nào tôi cũng động viên học trò của mình, dù chúng chẳng hiểu được nhiều, nhưng có niềm tin thì sẽ làm được”, cô Côi tâm sự.
Bằng tấm lòng và sự nhiệt huyết của mình, bao nhiêu năm nay cô luôn hết lòng vun vén cho lớp học, nhờ đó mà học sinh nơi đây không chỉ được học miễn phí mà còn có sách vở, thậm chí là gạo cô Côi xin được của một tổ chức thiện nguyện.Với những em có khả năng học lên cao, cô viết giấy giới thiệu để chúng được nhận vào trung tâm giáo dục thường xuyên tiếp tục học các chương trình phổ thông đồng thời học thêm nghề kiếm sống.
Người lái đò dù tóc đã điểm bạc, dù nắng hay mưa nhưng vẫn cần mẫn với những chuyến đò qua sông. Với sự tận tụy, tình yêu thương những mảnh đời kém may mắn, cô Côi vẫn đau đáu nếu một ngày sức khỏe không còn, ai sẽ thay mình tiếp tục chặng đường này. Và cô vẫn mong một ngày, sẽ có nhiều hơn con số hai học sinh ở lớp bước chân vào cánh cửa đại học.
Phương Ngân – Lê Thắm
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Từ 1/1/2025, ứng dụng ngân hàng không được ghi nhớ mật khẩu đăng nhập
Bắt đầu chiến dịch kiểm tra vận tải hành khách cuối năm
Tỷ giá USD hôm nay 23/11: Giá USD trên thị trường tự do giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay (23/11): Giá dầu thế giới tăng cao nhất trong hai tuần
Giá vàng hôm nay 23/11: Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn đồng loạt tăng cao
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/11: Trời nhiều mây, trưa chiều giảm mây trời nắng
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Tin khác
Sơn Tây: Bảo tồn và khai thác hiệu quả nguồn lực tài nguyên văn hóa
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 18:56
Tổ chức thành công Đại hội Hội Khuyến học quận Bắc Từ Liêm nhiệm kỳ 2024 - 2029
Tôi yêu Hà Nội 22/11/2024 17:29
Nâng cao tính minh bạch, hiệu quả và chuyên nghiệp trong hoạt động cải cách hành chính
Thủ đô 22/11/2024 17:25
Kênh thông tin hữu hiệu tuyên truyền sâu rộng Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 15:13
Sôi nổi Hội thi Bí thư chi bộ giỏi quận Bắc Từ Liêm năm 2024
Nhịp sống Thủ đô 22/11/2024 14:18
Quận Tây Hồ phát huy và bảo tồn giá trị di sản văn hóa
Thủ đô 22/11/2024 10:53
Đích đến của Đề án 06 là người dân được hưởng thụ dịch vụ ở bất kỳ đâu, tạo công bằng xã hội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:41
Hợp tác để tạo bước đột phá thực hiện Đề án 06 của thành phố Hà Nội
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 19:23
Hà Nội thống nhất chủ trương đầu tư 3 cây cầu lớn qua sông Hồng
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 16:44
Hội nghị tổng kết các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Chỉ đạo - Điều hành 21/11/2024 13:51