Cải tiến “Tiếq Việt” của PGS Bùi Hiền được cấp bản quyền
Giới mạng sục sôi với bộ chuyển đổi ngôn ngữ Tiếng Việt |
Ngày 29/12/2017, Cục Bản quyền tác giả (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đã chính thức kí và cấp bản quyền tác giả cho tác phẩm “Bài viết về cải tiến chữ quốc ngữ” của PGS.TS Bùi Hiền (Nguyên Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội) về tác phẩm “Bài viết về cải tiến chữ quốc ngữ”.
Theo PGS Hiền, ông đã mất hơn hai tháng để chuẩn bị cho việc đăng ký này. “Việc làm này là để phòng tránh hành động xuyên tạc của một số người không đồng tình với công trình của tôi”, PGS cho hay.
Giấy chứng nhận đăng kí bản quyền tác giả (ảnh: Đ. Cường) |
Cũng theo PGS Bùi Hiền, sau khi báo chí đưa tin về công trình nghiên cứu của ông, đã có không ít người sử dụng chữ của ông để viết xuyên tạc những câu thơ trong tác phẩm "Truyện Kiều" nhưng lại viết sai.
"Tôi đăng ký bản quyền không phải vì sợ người khác xâm phạm nghiên cứu của mình. Tôi hoan nghênh mọi người sử dụng chữ viết mới trong cuộc sống hoặc nhằm nghiên cứu khoa học. Tôi làm vậy chỉ để ngăn chặn những trường hợp sử dụng chữ cải tiến của mình với mục đích xấu”, PGS Bùi Hiền nói.
Ngày 12/1/2018, PGS Bùi Hiền công bố toàn tập tác phẩm "Truyện Kiều" bằng “Tiếq Việt” (công bố lần 1 là “tiếq Việt”). Ông cho biết, mình mất 10 ngày để “chuyển thể” ngôn ngữ tác phẩm “kinh điển” này nhằm thử nghiệm bởi lần đầu công bố, ông chỉ viết văn bản vỏn vẹn trong một trang giấy.
PGS Hiền cho hay: “Tôi biết sẽ có những người không đồng quan điểm về đề xuất cải tiến chữ viết tiếng Việt của tôi trước đó, nhưng đó là việc của họ. Công việc nghiên cứu là quyền, là đam mê và sở thích của cá nhân tôi chứ không bắt ép ai phải tin hay dùng chữ cải tiến cả.
Việc chuyển thể toàn bộ 3.254 câu thơ lục bát của tác phẩm "Truyện Kiều" bằng chữ cải tiến cũng là việc nên làm để cho những ai muốn nghiên cứu có thể tham khảo thêm”.
Ông lý giải, sở dĩ mình chọn Truyện Kiều vì đây là một tác phẩm mang nhiều giá trị nghệ thuật của nền văn học Việt Nam. Bao thế hệ người Việt từ xưa đến nay, ai ai dù ít nhiều cũng đều biết tới Truyện Kiều.
PGS Bùi Hiền cho rằng: Nhiều người rất thích Truyện Kiều, nên khi chuyển sang “tiếw Việt” thì khả năng đón nhận của nhiều người có thể sẽ cao hơn là chuyển một tác phẩm văn học nào khác.
Tác giả bộ chữ cải tiến mới cũng cho hay, sau khi công bố tác phẩm, ông tiếp tục lắng nghe ý kiến đóng góp mang tính xây dựng từ các nhà khoa học và dư luận để sửa đổi, hoàn thiện hơn bộ chữ tiếng Việt.
Theo Mỹ Hà/ dantri.com.vn
Nên xem
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Năm bứt phá ngoạn mục của du lịch Thủ đô
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 24/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Tin khác
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Giáo dục 23/12/2024 16:44
Trường THPT Quang Trung: Điểm sáng trong công tác đào tạo, bồi dưỡng học sinh giỏi
Giáo dục 22/12/2024 20:16
Hà Nội: Gặp mặt, động viên đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 - 2025
Giáo dục 20/12/2024 18:30
Gắn biển công trình trường học cấp Thành phố kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
Giáo dục 20/12/2024 13:48
Giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ
Giáo dục 20/12/2024 08:34
Thấp thỏm chờ phương án tuyển sinh vào lớp 10
Giáo dục 19/12/2024 17:41
PGS.TS Nguyễn Văn Hùng được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Đại học Giao thông vận tải
Giáo dục 19/12/2024 06:31
Trường THCS Lạc Viên: Hành trình rực rỡ trong năm học 2023 -2024
Giáo dục 18/12/2024 15:31
Ngành Giáo dục Hà Nội: Nhiều kết quả trong thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU
Giáo dục 17/12/2024 19:22
Học sinh cuối cấp, giải pháp nào vượt qua áp lực?
Giáo dục 17/12/2024 17:12