Cách xử trí khi bị say nắng

Để đối phó với nguy cơ bị say nắng khi gặp thời tiết nắng nóng khắc nghiệt, bạn nên nắm vững những kiến thức cơ bản để xử lý khi bị say nắng.
tim hieu va cach xu tri khi bi say nang Hà Nội triển khai các biện pháp phòng chống bệnh mùa Hè
tim hieu va cach xu tri khi bi say nang Bộ Y tế yêu cầu phòng chống dịch bệnh và chống nắng nóng cho người bệnh
tim hieu va cach xu tri khi bi say nang Bộ Y tế kêu gọi bảo vệ trẻ em trong dịch bệnh mùa hè
tim hieu va cach xu tri khi bi say nang
Ảnh minh hoạ. Nguồn Internet

Trả lời trên báo VnExpress: Bác sĩ Hà Thanh Hà, Bệnh viện cấp cứu Trưng Vương (TP HCM) cho biết, say nắng, say nóng là hiện tượng trúng nóng trúng nắng do phơi mình quá lâu dưới ánh sáng mặt trời. Say nóng thường gặp vào buổi xế chiều còn say nắng vào lúc trưa và say nắng thường nặng hơn, thậm chí tử vong.

Chứng say xảy ra khi hoạt động trong môi trường quá nóng khiến cơ thể mất nước do nhiều mồ hôi. Khi thải mồ hôi không còn đủ khả năng thải nhiệt, thân nhiệt sẽ tăng lên, nếu tình trạng này tiếp tục kéo dài, cơ thể sẽ mất nước nặng dẫn đến rối loạn các cơ quan, đặc biệt là não.

Một trong những nguyên nhân khác khiến thân nhiệt tăng còn do sự bay hơi của mồ hôi bị cản trở khiến việc điều hòa thân nhiệt bị cản trở. Nguyên nhân do quần áo được may bằng vải không thấm nước hoặc độ ẩm của môi trường quá cao.

Những biểu hiện khi bị say nắng gồm: thân nhiệt tăng, da nóng và khô, mệt lả, đau đầu, khó ở, chóng mặt, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy. Một số triệu chứng khác có thể xảy ra như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức lẫn lộn, mất định hướng hay thậm chí là hôn mê, co giật.

Khi bị say nắng nên ra khỏi môi trường nắng nóng. Với người bị nặng, phải đặt bệnh nhân ở nơi thoáng mát, cởi bỏ quần áo, chườm mát toàn thân, lau nhẹ nhàng vùng nách, cổ, bẹn, chân tay, dội nước mát lên người từ chân lên đầu.

Khi người say nắng bị sốt cao, không nên dùng các loại thuốc hạ nhiệt. Đo nhiệt độ của người bệnh, nếu nhiệt độ cơ thể cao hơn 390C thì cần đưa đến trung tâm y tế để có biện pháp xử lý tốt nhất.

Người bị say nắng nên tránh xa các loại thực phẩm có nhiều dầu mỡ và không nên tẩm bổ quá nhiều. Lúc này, hơi nóng vẫn chưa hoàn toàn hạ hỏa, việc ăn uống các loại thực phẩm quá giàu chất dinh dưỡng không những chẳng có tác dụng giải cơn say nắng mà ngược lại còn kéo dài thêm khí nóng trong người, gây thêm mệt mỏi và hại cho đường tiêu hóa.

Để đề phòng say nắng:

Khi đi ngoài trời nắng, hãy tìm những nới râm mát để đi, hoặc có thể nghỉ giữa chừng ở nơi râm mát, hoặc bóng cây mát nào đó để điều hòa không khí.

- Tìm kiếm một khu vực, địa điểm mát. Một cách tốt để bắt đầu làm mát là có được một môi trường mát hơn, giống như một tòa nhà có máy lạnh hoặc một bóng mát.

- Luôn mang theo quạt giấy. Nếu với người có các triệu chứng liên quan đến nhiệt, làm mát bằng cách che phủ hoặc với tờ ẩm hoặc bằng cách phun nước mát mẻ. Không khí trực tiếp vào người.

- Uống nhiều nước. Uống nước sẽ giúp mồ hôi cơ thể và duy trì nhiệt độ cơ thể bình thường.

- Không uống đồ uống có rượu hay cà phê. Những thứ này có thể cản trở khả năng của cơ thể để kiểm soát nhiệt độ.

- Mang quần áo nhẹ và rộng. Mặc quần áo quá mức hoặc quần áo chặt chẽ sẽ không cho phép cơ thể làm mát bằng cách cho phép mồ hôi bay hơi.

- Tắm vòi sen hoặc tắm mát. Nếu đang ở ngoài trời và không nơi nào gần nơi ở, ngâm trong một ao mát cũng có thể giúp mang nhiệt độ xuống.

- Tránh hoạt động vất vả dưới trời nắng nóng. Tốt nhất, bạn không nên lao động, tập thể dục hoặc làm bất kỳ hoạt động vất vả trong thời tiết nóng. Hãy chọn thời điểm nhiệt độ giảm bớt hoặc tìm những nơi mát mẻ để hoạt động, tập luyện.

- Luôn trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính… Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.

- Ăn nhiều thực phẩm trị say nắng. Việc ăn nhiều rau xanh và hoa quả cũng giúp cơ thể chống lại say nắng. Một số loại hoa quả như bí đao có tác dụng lợi tiểu, tiêu viêm, thanh nhiệt, giải độc như bí đao, mướp đắng, dưa chuột, đào, dưa hấu, táo....

Theo báo Người lao động: Người cao tuổi dễ bị say nắng vì tuyến mồ hôi dưới da bị teo lại nên cơ thể tỏa nhiệt kém. Thai phụ, sản phụ cần đề phòng say nắng vì sức khỏe còn yếu nên sức đề kháng không nhiều. Trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ bị say nắng cao bởi cơ thể chưa phát triển hoàn thiện, sự điều tiết của cơ thể còn kém. Ngoài ra, những người mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, người bị suy dinh dưỡng cũng dễ bị say nắng.

Khánh Ly (Tổng hợp)

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây

(LĐTĐ) Sau 3 ngày (31/10 - 2/11), Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024 đã khép lại, đánh dấu sự trở lại sôi động của các ban nhạc sống trong dòng chảy nghệ thuật biểu diễn, khẳng định vị trí không gì có thể thay thế được dẫu rằng đã đến thời của kỷ nguyên công nghệ 4.0. Đáng chú ý, trong những ngày biểu diễn, hàng nghìn khán giả từ khắp mọi miền đã đổ về Sơn Tây để thưởng lãm chương trình nghệ thuật đặc sắc này.
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm

(LĐTĐ) Google Maps vừa nâng cấp tính năng vượt trội với sự hỗ trợ của AI Gemini, giúp người dùng có trải nghiệm du lịch và khám phá địa điểm thông minh, tiện lợi hơn bao giờ hết.
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn

(LĐTĐ) Hiện nay, không khí lạnh tăng cường đang ảnh hưởng mạnh đến thời tiết miền Bắc và miền Trung, gây ra tình trạng rét tại Hà Nội và các tỉnh phía Bắc, trong khi miền Trung đối diện với những trận mưa lớn kèm nguy cơ ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”

Sau thời gian triển khai, mô hình “Cổng trường an toàn giao thông” trên địa bàn quận Ba Đình bước đầu đã phát huy tác dụng, góp phần giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường trước và sau giờ tan học. Mô hình này còn giúp xây dựng môi trường giao thông an toàn, thân thiện, góp phần đẩy lùi tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT).
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024

(LĐTĐ) Theo quy định mới, từ 16/12/2024, yêu cầu phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở theo quy trình chi tiết, bao gồm tiếp nhận, kiểm tra, và xử lý hồ sơ đúng thẩm quyền. Hồ sơ cần đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể và được lưu trữ cẩn thận.
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Công đoàn ngành Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội tổ chức đoàn công tác do đồng chí Tạ Thị Mỹ Thanh - Ủy viên Ban Chấp hành Công đoàn GTVT Việt Nam, Đảng ủy viên, Chủ tịch Công đoàn ngành GTVT Hà Nội làm Trưởng đoàn đã đến các đơn vị Công đoàn cơ sở để trao hỗ trợ cho đoàn viên công đoàn bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3.

Tin khác

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường

(LĐTĐ) Người đàn ông 62 tuổi gặp tình trạng nguy kịch và đột ngột té ngã khi đang di chuyển trên đường với triệu chứng nhồi máu cơ tim đã được bác sĩ của một cơ sở tiêm chủng gần đó sơ cứu kịp thời.
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

Phát động giải chạy vì trẻ sinh non

(LĐTĐ) Ngày 2/11, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em (Bộ Y tế) phối hợp với Bu Baby tổ chức Giải chạy vì trẻ sinh non 2024 - Tiny Hope. Giải chạy diễn ra từ ngày 2 đến 11/1/2024.
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi

(LĐTĐ) Bệnh viện Nhi Hà Nội vừa phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi bị gãy xương đùi, bằng kỹ thuật đóng đinh nội tủy trên màn hình tăng sáng C-arm. Đây là phương pháp phẫu thuật xâm lấn tối thiểu, hiệu quả, giúp bệnh nhân có thể vận động và phục hồi sớm.
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng

(LĐTĐ) Suốt 16 năm sống chung với bệnh tim bẩm sinh chuyển gốc động mạch phức tạp, bệnh nhi N.V.V (ở Bắc Giang) luôn trong tình trạng mệt mỏi, thở dốc, da xanh tím. Sau ca phẫu thuật sửa chữa toàn bộ dị tật diễn ra vào cuối tháng 7/2024 tại Bệnh viện Nhi Trung ương, trái tim của em đã được “hồi sinh” hoàn toàn. Và cũng kể từ đây, N.V.V đã bước vào một cuộc đời mới tươi sáng hơn.
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ

(LĐTĐ) Gần đây, đã xảy ra một số trường hợp đột quỵ khi chạy bộ, khiến nhiều người lo ngại. Để hạn chế nguy cơ và phòng tránh đột quỵ, người chạy cần chú ý một số kiến thức cần thiết cho bản thân.
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng

(LĐTĐ) Vừa qua, các bác sĩ Khoa Ngoại thần kinh lồng ngực - Bệnh viện Đa khoa Hà Đông đã thực hiện thành công ca phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng cho nữ bệnh nhân 25 tuổi. Kỹ thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng với ưu điểm vượt trội, an toàn, không để lại sẹo, tiết kiệm chi phí, phục hồi sức khỏe nhanh chóng cho bệnh nhân.
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng

(LĐTĐ) Nhập viện trong trình trạng hôn mê sâu, dù đã được các bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai tích cực điều trị, anh Lê Tiến S (36 tuổi, ở Hà Nam) đã không qua khỏi, được chẩn đoán chết não. Gia đình anh hiến tặng tim, gan, thận để cứu 4 người bệnh khác.
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết

(LĐTĐ) Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 18/10 đến ngày 25/10), toàn Thành phố ghi nhận 502 trường hợp mắc sốt xuất huyết với 24 ổ dịch.
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng

(LĐTĐ) Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương vừa tổ chức gặp mặt người hiến tiểu cầu tình nguyện tiêu biểu năm 2024 với thông điệp “Hiến giọt máu vàng - trao ngàn hy vọng”.
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân

(LĐTĐ) Anh N.V.H (34 tuổi, ở Hà Nội) nhập viện trong tình trạng sốc, mất máu cùng với lưỡi bừa đang đâm xuyên cẳng chân.
Xem thêm
Phiên bản di động