Cách tăng khả năng đề kháng khi uống bia, rượu
Sai lầm khi uống bia chung với nước ngọt | |
Uống rượu, bia ở mức độ vừa phải sẽ giúp kéo dài tuổi thọ |
Sau khi uống rượu bia, lượng đồ uống có cồn mà bạn nạp vào có thể gây cảm giác buồn nôn và có thể nôn ra bất cứ lúc nào. Nguyên nhân có thể là do uống quá nhiều, thiếu nước, hoặc dấu hiệu cơ thể kiềm chế nạp thêm đồ uống. Khi bắt đầu cảm thấy khó chịu, bạn nên tìm cách bảo vệ dạ dày của mình khỏi sự cố phát sinh, theo WikiHow.
1. Uống nước trong lúc nạp rượu bia
Nếu có nguy cơ sắp nôn mửa, bạn nên uống thêm nước xen kẽ giữa những lần nạp rượu bia. Trong trường hợp quá say và hơi buồn nôn, bạn nên chuyển sang uống nước hoàn toàn. Uống nước từ từ, không nên nốc cạn một hơi hay uống quá nhiều vì có thể khiến cho dạ dày khó chịu.
Những người ít có kinh nghiệm trong việc uống đôi khi hay uống quá nhiều nước vì sợ bị mất nước. Bạn nên uống nước từ từ xuyên suốt buổi tối, nhưng không nên uống quá nhiều.
Uống nhiều loại rượu bia có thể gây nguy hiểm. Bạn rất dễ mất kiểm soát độ cồn khi chuyển đổi sang loại đồ uống mới. Bạn chỉ nên uống một loại để hạn chế uống quá nhiều.
2. Ăn uống trước khi nhậu
Ăn trước khi uống rượu bia giúp bạn tránh được tình trạng buồn nôn hoặc nôn. Ảnh: WikiHow |
Rượu bia thấm nhanh vào máu từ dạ dày, và với tốc độ nhanh từ ruột non đến dạ dày. Nếu chúng ta để bụng đói, chất cồn sẽ thẩm thấu vào máu làm nhanh say hơn, gây ra choáng váng và khó chịu ở dạ dày. Do đó, ăn uống trước khi nhậu là cách để bạn có sức khỏe và cuộc vui diễn ra thuận lợi hơn.
Thức ăn có hàm lượng béo cao, chẳng hạn như thức ăn nhanh, cần nhiều thời gian để tiêu hóa. Do đó đây là sự lựa chọn hoàn hảo trong quá trình chuẩn bị cho một đêm vui vẻ.
Thức ăn tốt cho sức khỏe nên dùng trước khi uống bao gồm: quả hạch, bơ và hạt.
3. Bổ sung kali
Một trong những nguyên nhân chính làm say và buồn nôn đó là do thiếu nước. Tình trạng thiếu nước xảy ra khi cơ thể không nhận đủ nước hoặc không thể giữ nước vì không có sự cân bằng chất điện giải. Là một chất điện giải chính yếu, bạn có thể giúp cơ thể giữ nước bằng cách ăn thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như chuối.
4. Tránh uống rượu bia cùng nước ngọt có gas
Uống rượu bia cùng nước ngọt có gas làm tế bào gan nhiễm mỡ, dễ hoại tử. Về lâu dài có thể gây xơ gan, suy gan. Ngoài ra, sự kết hợp này còn gây co mạch ở các phủ tạng khác, làm tăng huyết áp.
Thêm vào đó hầu hết loại đồ uống này có thành phần đường nhân tạo, có thể gây thiếu hụt nước nhiều hơn.
5. Ăn gừng
Ăn gừng sẽ giảm bớt tình trạng buồn nôn hoặc nôn sau khi uống bia, rượu. Ảnh: Wikihow |
Nhiều nghiên cứu cho rằng gừng có tính năng chống nôn hiệu quả khi bạn uống trà gừng hoặc soda gừng. Bạn có thể rắc gừng bột vào thức ăn hoặc đồ uống, nhai gừng tươi, hoặc ăn kẹo gừng để làm dịu dạ dày.
6. Hít thở không khí trong lành
Hạ nhiệt cơ thể có tác dụng mang lại cảm giác dễ chịu. Không khí buổi tiệc thường nóng nực, và việc ra ngoài hít thở giúp bạn tránh được không khí ngột ngạt gây buồn nôn.Ngoài ra, bạn sẽ tránh được việc nôn mửa trước mặt người khác.
7. Tránh vận động quá mức
Việc nằm nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đỡ mệt. Hoạt động nhiều có thể khiến bạn buồn nôn hơn và có thể gây nôn mửa.
Theo Hạ Quyên/ plo.vn
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Giúp người thu nhập thấp tiếp cận tài chính số
Phối hợp nâng cao chất lượng hoạt động Công đoàn khối Giáo dục
Cần quyết liệt xử lý nạn “quái xế”
Bông mua tím
Sức khỏe người lao động là “vốn quý” của doanh nghiệp
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa
Tin khác
Liên thông kết quả khám để phục vụ người bệnh tốt hơn
Y tế 05/11/2024 09:16
Y học tái tạo - Xu hướng mới trong điều trị bệnh lý cơ xương khớp
Y tế 04/11/2024 14:06
Đề xuất công nhận Ngày Chiều cao thế giới
Y tế 03/11/2024 22:25
Đồng hành cùng các gia đình hiếm muộn trên hành trình “tìm con”
Y tế 03/11/2024 19:31
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44