Cách dự phòng và sơ cứu khi bị sốc nhiệt do nắng nóng

Theo các bác sĩ, nếu nghi ngờ ai đó bị sốc nhiệt do nắng nóng, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức và sơ cứu nạn nhân cho tới khi nhân viên y tế tới.
cach du phong va so cuu khi bi soc nhiet do nang nong Lại một bệnh nhân không thể qua nguy kịch vì say nắng quá nặng
cach du phong va so cuu khi bi soc nhiet do nang nong Cụ bà đột tử khi ra ngoài mua đá
cach du phong va so cuu khi bi soc nhiet do nang nong Cách xử trí khi bị say nắng
cach du phong va so cuu khi bi soc nhiet do nang nong
Áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân vị sốc nhiệt để làm giảm nhiệt độ cơ thể

Ths.BS. Lương Quốc Chính (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bạch Mai) cho biết, sốc nhiệt là hậu quả của việc tiếp xúc với nhiệt độ cao kéo dài, thường kết hợp với mất nước, gây tổn thương hệ thống kiểm soát thân nhiệt. Sốc nhiệt có thể gây các tổn hại cho não và các cơ quan nội tạng khác.

Các triệu chứng đặc trưng của sốc nhiệt gồm có: Nhiệt độ cơ thể lớn hơn 40,5 độ C; ngất xỉu có thể là dấu hiệu đầu tiên. Ngoài ra còn có rất nhiều triệu chứng khác như: Đau nhói đầu, chóng mặt và choáng váng, không ra mồ hôi mặc dù thời tiết nóng, da đỏ, nóng và khô, yếu cơ hoặc chuột rút, buồn nôn và nôn, nhịp tim nhanh, mạch có thể đập mạnh hoặc yếu, thở nhanh và thở nông, thay đổi hành vi như lú lẫn, mất phương hướng, hoặc trạng thái sửng sốt, nặng có thể co giật, hôn mê.

Nếu bạn gặp một người bị sốc nhiệt, hãy gọi cấp cứu 115 ngay lập tức hoặc đưa bệnh nhân tới bệnh viện, vì nếu chậm trễ trong việc sơ, cấp cứu đều có thể khiến bệnh nhân tử vong.

Trong khi đợi nhân viên y tế đến, cần sơ cứu cho bệnh nhân bằng cách: Đưa bệnh nhân tới môi trường có điều hòa nhiệt độ, hoặc ít nhất là khu vực râm mát, rồi cởi bỏ quần áo không cần thiết.

Nếu có thể được, vừa đo nhiệt độ cơ thể của bệnh nhân vừa làm mát để hạ nhiệt độ cơ thể xuống 38 độ C. Nếu không có nhiệt kế thì thực hiện làm mát cho bệnh nhân.

Các phương pháp làm mát như sau: Quạt và làm ướt da bệnh nhân bằng khăn ướt hoặc vòi nước; áp túi nước đá vào nách, bẹn, cổ và lưng bệnh nhân (do các khu vực này có nhiều mạch máu gần với da nên việc làm lạnh có thể làm giảm được nhiệt độ cơ thể).

Theo ThS.BS. Lương Quốc Chính, trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 4 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đặc biệt dễ bị tổn thương do nhiệt vì họ thích nghi với nhiệt chậm hơn so với những người khác.

BS. Chính cũng hướng dẫn các biện pháp dự phòng sốc nhiệt như sau: Mặc quần áo rộng, nhẹ và sáng mầu, đội mũ rộng vành; sử dụng kem chống nắng có chỉ số chống nắng trên 30; uống nhiều nước; thu xếp lại hoặc hủy bỏ các hoạt động ngoài trời…

Phòng ngừa các bệnh nắng nóng ở trẻ em

Theo BS. Trần Thu Thủy (Bệnh viện Nhi Trung ương), với trẻ nhỏ, bệnh chủ yếu liên quan tới nắng nóng là mất nước. Mất nước ở mức độ nhỏ, kể cả chỉ tương đương 2% cân nặng, cũng có thể ảnh hưởng xấu tới trẻ. Mất nước làm giảm khả năng điều hòa thân nhiệt, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do nắng nóng khác.

Các biểu hiện của mất nước như môi khô, khát nước, tiểu ít hoặc không tiểu, nước tiểu cô đặc, sẫm màu, khóc không có nước mắt, trẻ quấy khóc, khó chịu, ủ rũ, lờ đờ, mệt mỏi.

Trường hợp nặng, trẻ có biểu hiện mắt trũng, thóp trũng, buồn nôn, nôn, lờ đờ hay hôn mê.

cach du phong va so cuu khi bi soc nhiet do nang nong
Trong mùa nắng nóng, nên cho/yêu cầu trẻ uống nhiều nước để phòng các bệnh như say nắng, mất nước, chuột rút...

Khi trẻ có các biểu hiện trên, phụ huynh cần chuyển bé vào nơi thoáng mát, cho bé uống nước. Nếu bé không cảm thấy dễ chịu hơn thì cần tìm sự trợ giúp y tế.

Bệnh thứ hai thường gặp ở trẻ trong những ngày nắng nóng này là chuột rút với các biểu hiện đau cơ hay co cứng cơ, thường xuất hiện ở vùng bụng, cánh tay hay cẳng chân, khi vận động quá mức trong thời tiết nóng.

Trẻ hay vã mồ hôi nhiều, khi hoạt động mạnh dễ bị chuột rút. Ra mồ hôi nhiều khiến cơ thể mất nước và muối, hàm lượng muối thấp trong cơ khiến cơ co rút đau đớn.

Cách xử trí khi trẻ bị chuột rút là ngừng hoạt động thể lực và ngồi yên ở nơi râm mát, uống nhiều nước. Tiếp tục ngừng hoạt động thể lực mạnh trong vòng vài giờ sau khi hết bị chuột rút để tránh rơi vào kiệt sức hay say nắng. Tìm trợ giúp y tế nếu tình trạng không cải thiện sau một giờ.

Trong các bệnh do nắng nóng gây ra đối với trẻ nhỏ thì say nắng là nghiêm trọng nhất. Say nắng có thể dẫn tới tử vong hoặc tàn phế vĩnh viễn nếu không được cấp cứu, điều trị kịp thời.

Các dấu hiệu cảnh báo say nắng rất dễ nhận thấy, đó là: Thân nhiệt lên cao trên 39,5 độ C, da nóng, đỏ và khô (không ra mồ hôi); mạch nhanh, mạnh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, mê sảng, mất ý thức.

Khi trẻ bị say nắng, cần gọi xe cấp cứu càng nhanh càng tốt trong khi tìm cách hạ thân nhiệt cho trẻ.

Có nhiều cách hạ thân nhiệt ở trẻ như dùng vòi nước mát hay xô nước mát xối lên người, dùng khăn ướt lau người… Nếu độ ẩm không khí thấp, cần bọc trẻ trong một tấm vải ướt và mát rồi quạt thật mạnh. Theo dõi thân nhiệt và tiếp tục các biện pháp làm mát cho tới khi nhiệt độ xuống còn 38,5 hay 39 độ C.

Để phòng các bệnh do nắng nóng ở trẻ, phụ huynh cần cho trẻ đội mũ rộng vành, mặc quần áo thoáng mát, rộng rãi, sáng màu, bôi kem chống nắng 30 phút trước khi ra đường cho trẻ; hạn chế hoạt động thể lực mạnh, tranh thủ tìm chỗ trú ở nơi có bóng râm; cho/yêu cầu trẻ uống đủ nước, dùng các loại dịch không gây lợi tiểu, ví dụ nước lọc, tránh các loại nước có cồn vì chúng càng làm gia tăng tình trạng mất nước. Khi hoạt động thể lực trong môi trường nóng bức, trẻ có thể uống 0,5-1 lít nước mát mỗi giờ.

Phụ huynh cũng cần lưu ý, quạt máy có thể khiến trẻ thấy bớt nóng, nhưng khi nhiệt độ môi trường lên quá cao, quạt sẽ không giúp phòng ngừa bệnh do nắng nóng. Quạt máy đẩy không khí chạy quanh nhưng không làm nguội không khí. Tắm nước mát hoặc chuyển vào nơi có điều hòa sẽ giúp trẻ hạ thân nhiệt hiệu quả hơn nhiều.

Theo Thúy Hà/Báo điện tử Chính phủ

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

Phê duyệt, điều chỉnh chủ trương 25 dự án sử dụng vốn đầu tư công cấp Thành phố

(LĐTĐ) Chiều 29/3, tại kỳ họp thứ 15, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội khoá XVI xem xét, quyết nghị nội dung về Điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công năm 2024; cập nhật, điều chỉnh Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2021 - 2025 cấp Thành phố và phê duyệt điều chỉnh chủ trương đầu tư các dự án sử dụng vốn đầu tư công.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường được bầu là Ủy viên UBND thành phố Hà Nội

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội tiến hành miễn nhiệm và bầu bổ sung Ủy viên Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố; cho thôi nhiệm vụ đại biểu HĐND Thành phố đối với một số cán bộ đã điều chuyển công tác khác.
Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

Sản xuất công nghiệp quý I/2024 tiếp tục đà tăng trưởng mạnh

(LĐTĐ) Tiếp tục đà tăng trưởng từ cuối năm 2023, quý I/2024, sản xuất công nghiệp trong ước tính tăng 6,18% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm trước giảm 0,73%), đóng góp 2,02 điểm phần trăm vào mức tăng tổng giá trị tăng thêm của toàn nền kinh tế. Qua đó, đưa tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2024 ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ.
Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

Vì sao đề xuất doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu?

(LĐTĐ) “Nhà nước có vai trò điều tiết, đưa ra công thức, trên công thức đó doanh nghiệp tự tính toán trên cơ sở các chi phí thực tế để đưa ra mức giá phù hợp, nhưng không vượt giá trần”, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân chia sẻ về đề xuất để doanh nghiệp tự quyết định giá xăng dầu.
LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

LĐLĐ Thành phố Hà Nội và LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh trao đổi kinh nghiệm triển khai công tác công đoàn

(LĐTĐ) Ngày 29/3, Đoàn công tác của Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Thành phố Hà Nội do đồng chí Phạm Quang Thanh - Ủy viên Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam, Thành ủy viên, Chủ tịch LĐLĐ Thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn đã đến thăm, học tập, trao đổi kinh nghiệm công tác Công đoàn với LĐLĐ Thành phố Hồ Chí Minh.
Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

Khẩn trương hoàn chỉnh Quy hoạch Thủ đô để trình Bộ Chính trị và Thủ tướng Chính phủ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, sau một ngày làm việc khẩn trương, tập trung, nghiêm túc, dân chủ và hiệu quả, kỳ họp chuyên đề - kỳ họp thứ 15 Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra và thành công tốt đẹp.
Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

Hà Nội: Ban hành 27 danh mục dịch vụ sự nghiệp công lĩnh vực khoa học và công nghệ

(LĐTĐ) Chiều 29/3, Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Ban hành danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách Nhà nước trong lĩnh vực khoa học và công nghệ (KH&CN) của thành phố Hà Nội.

Tin khác

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

Khen thưởng nữ điều dưỡng ép tim cứu du khách nước ngoài

(LĐTĐ) Chiều 28/3, điều dưỡng Đặng Thị Hạ, 29 tuổi, người ép tim cứu sống du khách nước ngoài bị ngừng tim trong nhà hàng, được lãnh đạo Bệnh viện Bạch Mai khen thưởng.
TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

TP.HCM: 90% chó mèo đã được tiêm phòng bệnh dại

(LĐTĐ) TP.HCM là địa phương duy nhất đạt chứng nhận vùng an toàn dịch bệnh động vật đối với bệnh dại ở cấp tỉnh (toàn bộ thành phố, với tỷ lệ tiêm phòng bệnh dại đạt trên 90% tổng đàn chó mèo).
Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế

(LĐTĐ) Sáng 28/3, tại Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Xanh Pôn đã diễn ra hội nghị trao đổi kinh nghiệm thực hiện Đề án 06 trong lĩnh vực y tế giữa hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

Sức khỏe răng miệng: Vấn đề thẩm mỹ được “xếp hạng” sau

(LĐTĐ) “Với sức khỏe răng miệng, vấn đề về thẩm mỹ được “xếp hạng” sau. Bởi vì, khi có các ổ viêm, nhiễm trùng trong khoang miệng, thì đó là nguy cơ tiềm ẩn sức khỏe toàn thân, nguy cơ của các bệnh khác như: Viêm nội tâm mạc, viêm cầu thận, viêm khớp…”, đó là chia sẻ của GS.TS Trịnh Đình Hải - Trưởng Khoa Răng Hàm Mặt - Trường Đại học Y Dược, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

Quản lý thuốc lá thế hệ mới: Thiếu hành lang pháp lý đồng bộ

(LĐTĐ) Việt Nam đã có Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá, song do các văn bản quy phạm pháp luật chưa đồng bộ khiến thuốc lá thế hệ mới (thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng) vẫn được lưu hành và bày bán công khai. Đáng nói, loại thuốc lá thế hệ mới lại đang “hút hồn” giới trẻ, trong khi mức độ “nguy hiểm” ra sao chỉ mới dừng lại cấp độ cảnh báo chứ chưa có số liệu cụ thể về độ độc hại.
Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

Trang web lấy số khám bệnh của Viện Tim TP.HCM bị tấn công

(LĐTĐ) Phát hiện có sự tấn công vào trang web là do ghi nhận bất thường khi lượt truy cập cao hơn rất nhiều so với bình thường - khoảng 5 triệu lượt.
Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Gia tăng dịch bệnh phức tạp đầu năm 2024

Ngày 27/3, tại Hà Nội, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức “Hội nghị trực tuyến liên ngành tăng cường công tác phòng, chống các bệnh lây truyền từ động vật sang người năm 2024”. Hội nghị được tổ chức trong bối cảnh tình hình dịch bệnh đầu năm 2024 đang có nhiều diễn biến phức tạp, nhất là một số bệnh lây truyền từ động vật sang người như dại, cúm A(H5N1).
Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thông tin về thẻ BHYT mẫu mới không ghi ngày hết hạn sử dụng

(LĐTĐ) Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho biết: Thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) được ban hành trên cơ sở đảm bảo đúng quy định của Luật BHYT; Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT và được sự thống nhất của Bộ Y tế.
Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

Thủ tướng chỉ đạo tăng cường phòng, chống bệnh lao

(LĐTĐ) Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 25/CĐ-TTg về việc tăng cường công tác phòng, chống bệnh lao.
Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

Chủ động phòng chống bệnh lao từ y tế cơ sở

(LĐTĐ) Hiện tình hình dịch tễ bệnh lao tại Việt Nam tốc độ giảm chậm trong khi kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống còn thấp, bởi vậy, căn bệnh nguy hiểm này luôn tiềm ẩn nguy cơ bùng phát. Để đạt mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2035, thì việc sàng lọc lao chủ động ở những nhóm nguy cơ cao và kiểm soát lao gắn với y tế cơ sở đang được kỳ vọng trở thành đột phá trong việc điều trị và quản lý bệnh lao trong cộng đồng.
Xem thêm
Phiên bản di động