Buồng trứng nhân tạo - Hy vọng mới cho phụ nữ vô sinh và muốn trì hoãn mãn kinh
Một dạng “buồng trứng tổng hợp” có thể giúp ích cho cả những phụ nữ lớn tuổi và những người bị lạc nội mạc tử thụ thai đang có những bước tiến bộ vượt bậc.
Ban đầu buồng trứng này được dự định dành cho những phụ nữ phải điều trị ung thư, nguyên mẫu này là cơ quan nhân tạo đầu tiên có khả năng giữ các nang sinh trứng sống được bên ngoài cơ thể. Nó cũng có thể được dùng để làm chậm sự khởi đầu của thời kỳ mãn kinh.
Phụ nữ có thể bị vô sinh sau khi điều trị ung thư vì buồng trứng và các nang sinh trứng rất dễ bị tổn thương do hóa trị, đặc biệt là đối với bệnh bạch cầu, ung thư não và u lympho. Việc lấy và đông lạnh mô buồng trứng từ trước để rồi ghép lại sau khi điều trị có thể giúp những phụ nữ này thụ thai, nhưng có nguy cơ là mô ghép sẽ đưa các tế bào ung thư tiềm ẩn vào lại cơ thể.
Việc tạo ra một buồng trứng mới có thể giải quyết được việc này. Christiani Amorim tại Đại học Công giáo Louvain (UCL), Bỉ cùng nhóm nghiên cứu đã tìm cách “đóng gói” các nang trứng trong những bó fibrin – loại protein dai chắc mà bình thường vẫn tạo thành giá đỡ cho các cục máu đông.
Khi nhóm nghiên cứu cấy các buồng trứng tổng hợp này vào khoang bụng của 8 con chuột thí nghiệm, mỗi con được cấy 2 buồng trứng, thì hơn 1/5 số nang vẫn sống một tuần sau đó.
Tỷ lệ này tương đương với tỷ lệ sống khi cấy ghép mô buồng trứng đông lạnh, Amorim nói. "Thủ thuật đó đã mang lại hơn 60 ca sinh sống từ năm 2004, vì vậy kết quả của chúng tôi với buồng trứng nhân tạo rất đáng khích lệ."
Kế hoạch của cô đối với phụ nữ phải hóa trị là lấy ra một bên buồng trứng, và đặt các nang trứng từ đó vào trong một cục huyết khối fibrin. Sau khi bệnh nhân đã hết ung thư, hàng ngàn tế bào đệm - giúp các nang trứng sản xuất trứng - sẽ được lấy ra từ bên buồng trứng còn lại và được đặt vào trong cục huyết khối, và sau đó sẽ được cấy ghép vào cơ thể.
"Có thể áp dụng phương pháp này cho những phụ nữ muốn trì hoãn việc có con hoặc trì hoãn thời kỳ mãn kinh".
Nó cũng có thể giúp cho những phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung thụ thai. Tình trạng này ảnh hưởng tới 10% phụ nữ, và do tế bào ở tử cung di chuyển và tạo thành các nang và tổn thương khắp khoang bụng của người bệnh. Phẫu thuật để giảm bớt tình trạng này có thể khiến người phụ nữ mất nhiều nang trứng, nhưng buồng trứng nhân tạo có thể đưa lại các tế bào sinh trứng vào cơ thể, làm tăng cường khả năng sinh sản .
Nhưng vẫn còn nhiều việc phải làm trước khi có thể thử nghiệm kỹ thuật này trên người. Trước hết, cần nghiên cứu xem buồng trứng nhân tạo trên chuột có tạo được trứng khỏe mạnh hay không.
Tạo ra trứng mới
Buồng trứng nhân tạo có thể giúp sinh con nếu bạn có trứng sống được – nhưng chuyện gia sẽ xảy ra nếu bạn không có nhiều? Các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã tạo ra 101 con chuột con khỏe mạnh từ trứng được sản sinh hoàn toàn trong phòng thí nghiệm từ tế bào gốc.
Yuji Hirao tại Viện Nuôi trồng ở Tsukuba đã tái tạo môi trường của buồng trứng trong ống nghiệm để khuyến khích các tế bào mầm nguyên thủy tạo thành tế bào trứng phát triển đầy đủ của chuột. Khi những con chuột con được sinh ra từ trứng giao phối, chúng đã sinh sản được những lứa chuột mới.
Quá trình tạo trứng mất 33 ngày, Hirao nói, và có thể mở ra một hướng mới giúp cho phụ nữ vô sinh. "Hơn 99,9% tế bào tiền thân tế bào trứng chết trong buồng trứng của người, nhưng liệu điều này có xảy ra trong môi trường phát triển tối ưu của chúng tôi?", ông nói. "Nếu chúng ta có thể tiết lộ lý do tại sao và làm thế nào mà 99,9% này lại chết, chúng ta có thể giúp duy trì khả năng sinh sản của phụ nữ."
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
10 sự kiện nổi bật của ngành khoa học và công nghệ năm 2024
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38