Bộ Y tế khuyến cáo cho trẻ uống đầy đủ vắcxin phòng bại liệt
Năm 2016 Việt Nam sản xuất vắc xin 6 trong 1 | |
An toàn trong tiêm chủng mở rộng | |
Vì sao chưa thay thế vắc xin Quinvaxem? |
Trước thông tin nước Lào láng giềng phát hiện các ca bệnh bại liệt và tình hình bệnh diễn biến phức tạp, ngày 20-11, Bộ Y tế khuyến cáo người dân đưa trẻ em trong độ tuổi đến các cơ sở y tế để uống vắcxin phòng bệnh bại liệt đầy đủ, đúng theo lịch tiêm chủng; đặc biệt là tại các tỉnh có nguy cơ cao đang triển khai chiến dịch uống bổ sung vắcxin bại liệt.
Trên phạm vi toàn quốc, lịch uống vắc xin phòng bệnh bại liệt (OVP) thường xuyên đối với trẻ dưới 1 tuổi cụ thể như sau: liều thứ nhất khi trẻ 2 tháng tuổi, liều thứ hai khi trẻ 3 tháng tuổi, liều thứ ba khi trẻ 4 tháng tuổi.
Cục Y tế dự phòng nêu rõ bệnh bại liệt là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm nhóm A trong Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm do virus bại liệt (Polio) gây ra. Bệnh lây từ người sang người qua đường tiêu hóa do nhiễm virus bại liệt chủ yếu có trong nguồn nước, thực phẩm ô nhiễm từ phân của người bệnh hoặc người lành mang virus bại liệt. Bệnh có thể tiến triển nặng, đau cơ dữ dội, cổ cứng, cứng lưng, liệt mềm có thể xảy ra và dẫn tới tử vong; di chứng liệt thường không hồi phục và gây tàn tật suốt đời.
Bệnh bại liệt là bệnh đã có vắcxin phòng bệnh và Việt Nam đã đưa vào Chương trình tiêm chủng mở rộng. Nhờ việc triển khai vắcxin bại liệt trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, Việt Nam đã được công nhận thanh toán bệnh bại liệt vào năm 2000 và từ đó đến nay không phát hiện trường hợp bại liệt hoang dại nào.
Hiện có 6 bệnh nguy hiểm ở trẻ em được khuyến cáo tiêm chủng phòng ngừa là bạch cầu, uốn ván, ho gà, viêm não do vi trùng HiB, viên gan B và bại liệt. Vắcxin 5 trong 1 của Tiêm chủng ở rộng Quinvaxem hiện phòng ngừa được 5 trong 6 bệnh nêu trên, trừ bại liệt. Vì vậy, nếu trẻ tiêm vắcxin này thì sẽ được bổ sung bằng liều vắcxin uống để ngừa bại liệt.
Trước tình hình nhiều nước khác vẫn còn virus bại liệt hoang dại lưu hành, để bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt, Bộ Y tế Việt Nam đã tích cực triển khai việc uống vắcxin bại liệt cho trẻ dưới 1 tuổi; đặc biệt đã tổ chức chiến dịch uống vắcxin bại liệt bổ sung cho trẻ dưới 5 tuổi tại các tỉnh có nguy cơ cao để đạt tỷ lệ bao phủ vắcxin bại liệt trên 95%.
Để phòng bệnh hiệu quả, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các quốc gia, đặc biệt là những quốc gia thường xuyên có người đi du lịch tới các khu vực có dịch và bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần tăng cường giám sát đối với các ca liệt mềm cấp nhằm phát hiện sớm các chủng virus mới xâm nhập.
Tất cả các du khách đến các khu vực bị ảnh hưởng bởi bệnh bại liệt cần được tiêm chủng đầy đủ. Cụ thể khách du lịch đến từ các khu vực bị nhiễm bệnh nên uống một liều bổ sung OPV hoặc vắcxin bại liệt tiêm (IPV) trong vòng 4 tuần đến 12 tháng trước khi đi du lịch.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Về nơi "xứ sở nhà thờ" mùa Giáng sinh
Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Mặt trận theo phương châm hướng về cơ sở
Ba cựu Phó Giám đốc sở hầu tòa trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2
97 đề tài tham dự Cuộc thi Khoa học, kỹ thuật cấp Thành phố dành cho học sinh trung học
Công đoàn ngành Xây dựng Hà Nội lên kế hoạch chăm lo cho người lao động dịp Tết Nguyên đán
“Quả ngọt” sau hàng năm trời chữa nuốt nghẹn không rõ nguyên nhân
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Tin khác
Hà Nội ghi nhận thêm 258 trường hợp mắc sốt xuất huyết
Y tế 23/12/2024 16:40
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46