Bộ trưởng Thăng: “Năm mới tôi sẽ… ra đường nhiều hơn”
Thưa Bộ trưởng, có vẻ như chiếc ghế Bộ trưởng GTVT không chỉ đến nhiệm kỳ của ông mới “nóng”. Nhưng thay vì hạ nhiệt nó, có cảm giác như Bộ trưởng còn nhóm thêm lửa cho vị trí của mình, thậm chí không ngại thổi lửa để cuốn những người cùng làm việc vào cùng chịu áp lực?
Diễn tả thế nào về điều đó là quyền của mọi người. Tôi không biết những vị tiền nhiệm của tôi nghĩ gì về vị trí của họ và về nhận định ấy của dư luận. Về phần mình, khi được giao đảm trách chức vụ Bộ trưởng Bộ GTVT, tôi đơn giản chỉ coi mình đang nhận một nhiệm vụ khó khăn, có thể là rất khó khăn và xác định ngay là bằng mọi cách phải hoàn thành, không có cách nào khác. Tất nhiên là tôi ý thức được những thách thức sẽ phải đối mặt.
59172
Ý thức rõ điều đó mà muốn hoàn thành nhiệm vụ, chắc chắn không ai ở cương vị của tôi có thể yên lòng chỉ với 100% mức độ cố gắng. Chỉ ngần ấy có thể đủ để hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ khác, nhưng với những nhiệm vụ mà chúng tôi tự đặt ra và thực hiện trong thời gian qua thì không. Điều đó khiến bất cứ vị trí nào ở Bộ GTVT cũng luôn rất “nóng”, chứ chẳng riêng gì vị trí của Bộ trưởng.
Tạo nhiều sức nóng, thổi lửa áp lực liên tục với cấp dưới như vậy, Bộ trưởng có vấp phải phản ứng của anh em?
Có thể không phải tất cả đều sẵn sàng chịu đựng áp lực, nhưng tôi tin rằng hầu hết cấp dưới của tôi hiểu lý do vì sao tôi phải làm như vậy với họ. Bởi vì họ biết rất rõ tôi là người đầu tiên, người chịu áp lực lớn nhất trước những quyết định của chính bản thân tôi. Từ lâu rồi chúng tôi đã là một tập thể luôn biết đồng cam cộng khổ, chia sẻ trách nhiệm. Thay vì tranh cãi đúng sai, chúng tôi tìm ra những điểm đồng thuận để cùng nhau thực hiện nhiệm vụ và quá trình bắt tay vào làm việc cũng đồng thời gạt cái chưa hợp lý sang một bên.
Bộ trưởng có khẳng định được là mọi người đều sẵn sàng “chia lửa” với mình?
Bạn hãy nhìn vào cách thức chúng tôi thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ sẽ đoán ra có bao nhiêu phần trăm sẵn sàng chia sẻ với các quyết định của tôi! Nó không bao giờ là con số tuyệt đối, tôi biết rõ như vậy. Nhưng điều chắc chắn là nếu không có sự đồng thuận ở mức cao nhất thì làm sao chúng tôi có thể thực hiện được ý tưởng của mình và làm sao ngành giao thông có thể đạt được những kết quả như người dân ghi nhận thời gian qua.
Công khai số điện thoại cá nhân là lựa chọn khiến chiếc ghế Bộ trưởng GTVT của ông càng hút nhiệt. Có những chia sẻ, thông tin của người dân đã đến với Bộ trưởng và sau đó vấn đề họ nêu lên đã được giải quyết. Dường như điện thoại của Bộ trưởng cũng hoạt động như một “đường dây nóng”?
Tôi cảm ơn và thấy thú vị với cách ví von như vậy nhưng điều đó là không chính xác. Bộ trưởng thì trước hết cũng là người bình thường, với những nhu cầu tối thiểu để sống bình thường, trong đó có việc tắt máy điện thoại...
Không phải bất cứ người dân nào gọi điện, nhắn tin tôi đều trả lời được. Không phải yêu cầu nào được phản ánh qua tin nhắn hay gọi trực tiếp đến số máy của tôi, cũng cần tôi giải quyết. Việc tôi công khai số điện thoại là để có thêm một kênh tiện lợi, trực tiếp với người dân. Nói là tôi giải quyết giúp họ chứ thực ra chính người dân đang ngày ngày giúp tôi giải quyết công việc để hoàn thành nhiệm vụ.
Bộ trưởng ra đường là đòi hỏi của xã hội
Có nhiều công trình của ngành giao thông bắt đầu từ trước khi ông nhận chức Bộ trưởng đã có vấn đề, đã chậm tiến độ, tồn đọng nhiều năm. Không thể phủ nhận những nỗ lực, kết quả của Bộ trưởng với việc đẩy tiến độ công trình lên trong thời gian qua nhưng cũng có nhiều lo lắng trong dư luận là chất lượng của những công trình bị “ép” như thế sẽ có vấn đề theo kiểu “dục tốc bất đạt”?
Tôi chia sẻ với nỗi lo lắng chính đáng đó của dư luận. Trước hết vì chính ngành giao thông đã từng đánh mất niềm tin của người dân về vấn đề tiến độ và chất lượng công trình trong cả một khoảng thời gian dài. Một thực tế là phần lớn những công trình giao thông kém chất lượng, nhanh xuống cấp khi đưa vào sử dụng lại có nguyên nhân chính từ việc chậm tiến độ. Đặc thù này của công trình giao thông là điều không phải ai cũng hiểu.
Những gì chúng tôi đang làm là để khắc phục cả hai tồn đọng vừa nêu, trong đó dành ưu tiên số một cho chất lượng. Chất lượng không chỉ là đòi hỏi của lương tâm, tiêu chuẩn kỹ thuật, mà còn là ràng buộc gắn với pháp lý. Anh làm không đạt yêu cầu thì vừa mất uy tín, vừa phải đền. Xét cho cùng thì sự lãng phí của cải lớn nhất chính là để hiện tượng công trình nào đó không đảm bảo chất lượng. Vì thế, chúng tôi dành nhiều ưu tư và quyết tâm cho vấn đề quan trọng này. Nhiều người chỉ thấy việc đẩy nhanh tiến độ là để lấy thành tích, mà không hiểu sâu hơn là nó cũng là biện pháp hiệu quả nâng cao chất lượng công trình. Trong trường hợp bạn đề cập thì không phải là do đẩy nhanh tiến độ, mà có thể là do làm ẩu (trừ những nguyên nhân bất khả kháng). Làm ẩu là bất chấp mọi quy trình, phớt lờ mọi hậu quả. Ở Bộ GTVT tệ nạn đó không bao giờ được tha thứ.
59171
Bộ trưởng cũng đã rất tự tin tuyên bố, công trình giao thông từ giờ sẽ không còn tình trạng chậm tiến độ. Ông có tự đẩy bản thân và những người cộng sự của mình vào thế “cưỡi trên lưng cọp” và đặt các công trình, dự án trước nhiều nguy cơ, rủi ro hơn?
Một công trình chậm thường do nhiều nguyên nhân như giải phóng mặt bằng quá ì ạch, thiếu vốn, nhà thầu hay chủ đầu tư năng lực yếu… Chúng tôi phải mất nhiều công sức để truy tìm tận gốc căn bệnh đó, phân tích, mổ xẻ và với từng vấn đề, đều đưa ra giải pháp khắc phục. Khi mọi vướng mắc được tháo gỡ - thực tế chúng tôi đã tập trung làm công việc đó suốt ba năm qua - thì tất cả sẽ thông suốt.
Năng lực thực hiện nhiệm vụ thì ngành giao thông luôn có thể chủ động. Lòng nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm chúng tôi cũng không thiếu. Bạn hãy ra hiện trường của bất cứ công trình nào để tận mắt chứng kiến điều tôi nói. Trước đây chỗ nào cũng chỉ làm 8 tiếng/ngày, giờ chúng tôi yêu cầu làm 3 ca liên tục. Nhiều năm rồi cán bộ của chúng tôi không biết nghỉ lễ tết là gì. Tết dương lịch vừa qua, hầu hết các Thứ trưởng đều lặn lội ở công trường. Tết Nguyên đán này cũng sẽ như vậy.
Đó là những cơ sở quan trọng để chúng tôi đưa ra cam kết và tin vào tính khả thi cao của những cam kết ấy.
Báo chí từng có một diễn đàn để bàn luận là Bộ trưởng có nên ra đường làm thay cấp dưới, hay ở nhà làm chính sách tạo được những tranh luận sôi nổi trong dư luận. Sang năm 2015, Bộ trưởng có tiếp tục ra đường như năm vừa rồi?
Tôi quan niệm, muốn làm chính sách tốt, khả thi và tạo thuận lợi cho người dân, kích thích phát triển thì trước hết phải có vốn sống thực tế, tức là phải ra đường, đến với người dân. Không biết người dân nói gì, nghĩ gì, cần gì, thì làm ra bao nhiêu chính sách, dù hàn lâm, cao siêu đến đâu đi nữa, cũng chẳng mấy ích dụng nếu trên thực tế người dân bị gạt ra ngoài các chính sách ấy hoặc mang tính đánh đố họ. Vì thế, việc một Bộ trưởng ra đường phải được nhìn nhận cũng là cách mà ông ta làm chính sách. Đáng lẽ nên coi đó là một đòi hỏi của xã hội với ông ta.
Năm 2015 sẽ là năm chúng tôi tiếp tục quyết liệt đổi mới thể chế, mạnh mẽ cải cách hành chính, cổ phần hóa doanh nghiệp, thực hiện tinh giản bộ máy, rút ngắn các loại thủ tục không cần thiết, đẩy mạnh tiến độ để đưa vào khai thác hàng loạt các công trình, dự án… tức là cần làm rất nhiều chính sách vả hoàn thành rất nhiều dự án, công trình, vì thế tôi sẽ phải ra đường nhiều hơn.
Và sau nhiều vấn đề thực tế, từ việc hỗ trợ tín dụng cho nông nghiệp, cho vay ưu đãi đóng tàu vươn khơi với ngư dân, cứu hộ sập hầm thủy điện… có thể thấy dường như các Bộ trưởng đều phải ra đường cả?
Điều đó chỉ chứng tỏ là cuộc sống cần những hành động mang tính nhập cuộc ở các Bộ trưởng. Cuộc sống luôn thú vị và tinh tế hơn chúng ta tưởng.
Xin cảm ơn Bộ trưởng và kính chúc Bộ trưởng một năm mới sức khỏe, thành công!
Theo Cấn Cường - Phương Thảo/ Dân trí
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Longform 02/11/2024 20:16
TP.HCM: Xảy ra 1.235 vụ tai nạn giao thông, làm 384 người chết trong 10 tháng năm 2024
Giao thông 02/11/2024 16:46
Hàng chục "quái xế" run rẩy nhận lỗi khi bị lực lượng chức năng xử lý
Giao thông 02/11/2024 15:29
Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường thủy
Giao thông 01/11/2024 11:10
Hà Nội công bố danh mục 18 thủ tục hành chính đường bộ mới
Giao thông 31/10/2024 22:29
Triển khai mô hình TOD dọc các tuyến metro và vành đai 3 TP.HCM
Giao thông 31/10/2024 17:27
Chuyển biến tích cực sau 1 tháng thực hiện cao điểm bảo đảm TTATGT cho lứa tuổi học sinh
Giao thông 31/10/2024 15:25
Xe ô tô mất lái đâm vào đoàn người đưa tang khiến 4 người thương vong
Giao thông 31/10/2024 15:21
Vì sao tàu Nhổn - Ga Hà Nội bị dừng đột ngột?
Giao thông 31/10/2024 15:10
TP.HCM: Phát hiện 2.800 lượt phương tiện vi phạm tải trọng
Giao thông 31/10/2024 10:15