Biết những điều này, sốt xuất huyết sẽ không tìm đến bạn
Sốt xuất huyết đang lan rộng ở nhiều địa phương trên cả nước, với gần 60.000 người mắc và 17 trường hợp tử vong, trong đó có 4 trường hợp ở Hà Nội. Diễn biến này khiến nhiều người hoang mang lo lắng. Tuy nhiên, hiểu biết về cách phòng bệnh, cơ chế lây bệnh, biểu hiện bệnh, cách chữa trị… thì không phải ai cũng biết tường tận, thậm chí còn có sự nhầm lẫn dẫn đến cách phòng và trị bệnh sai lầm, gây nguy hiểm đến tính mạng của bản thân và gia đình cũng như khiến cho dịch bệnh khó được kiểm soát.
Vậy những nhầm lẫn nào chúng ta thường hay gặp phải, những câu hỏi nào chưa có giải đáp và sự thật về loại dịch bệnh hiện đang chưa có thuốc đặc trị này?
Lầm tưởng | Sự thật |
Muỗi nào cũng có thể truyền bệnh sốt xuất huyết | Chỉ muối cái Aedes (muỗi vằn) mới có thể truyền bệnh sốt xuất huyết |
Muỗi vằn sống và sinh sản ở chỗ bẩn | Sống và sinh sản ở nước sạch, dù chỉ là một cái lá đọng nước hay nước lọ hoa, các vỏ lọ có đọng nước mưa, nước ở bồn cầu phòng lâu không có người ở… |
Muỗi vằn đốt người lành gây ra bệnh | Muỗi vằn truyền virus từ người bệnh sang người lành thông qua vết đốt |
Muỗi đốt người vào ban đêm | Muỗi vằn chủ yếu đốt người vào ban ngày |
Muỗi vằn đốt người xong sẽ chết ngay | Muỗi vằn mang virus gây bệnh có thể đốt và làm lây truyền bệnh trong thời gian dài (từ 8-10 ngày) |
Muỗi vằn tự có virus gây bệnh sốt xuất huyết trong cơ thể muỗi | Muỗi vằn không tự có virus gây bệnh mà khi nó đốt người bị bệnh, virus sẽ từ người bệnh sang muỗi sau đó muỗi đốt người khác thì người này sẽ bị nhiễm virus từ muỗi truyền sang. |
Muỗi vằn là ổ chứa virus chính | Người là ổ chứa virus chính |
Chỉ cần phun thuốc một lần là diệt được ổ dịch. Nếu sau phun 2-3 ngày mà có muỗi là do thuốc “rởm”, hoặc muỗi đã “kháng thuốc”. | Phun thuốc chỉ diệt “nốc ao” được muỗi vằn trưởng thành. Ổ loăng quăng bọ gậy sẽ lại nở ra muỗi sau 1-2 ngày. Vì vậy biện pháp triệt để và hiệu quả nhất là vệ sinh môi trường diệt bọ gậy: “Không có chỗ cho muỗi đẻ, không có loăng quăng bọ gậy sẽ không có sốt xuất huyết” |
Chỉ có 1 tuýp virus gây bệnh sốt xuất huyết | Có 4 tuýp virus khác nhau |
Virus sốt xuất huyết đã biến đổi gen | Virus chưa biến đổi, vẫn chỉ là 4 loại truyền thống là DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4. |
Mỗi người chỉ bị sốt xuất huyết 1 lần trong đời | Một người có thể bị sốt xuất huyết nhiều hơn 1 lần trong đời, mỗi lần một do một tuýp virus khác nhau. Lần sau có nguy cơ bị nặng hơn lần trước. |
Người bị muỗi mang virus đốt sẽ phát bệnh ngay | Thời gian ủ bệnh 3-6 ngày, có trường hợp 14 ngày. |
Biểu hiện của các bệnh nhân SXH là giống nhau | Biểu hiện ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau |
Nhiễm virus sốt xuất huyết có biểu hiện rõ ràng | Nhiễm virus dengue thường không có biểu hiện rõ ràng |
Chỉ khi bị xuất huyết ngoài da mới nguy hiểm | Đôi khi không có biểu hiện xuất huyết ngoài da mà có thể chảy máu trong dạ dày (biểu hiện phân đen), ở mắt, âm đạo... |
Sốt xuất huyết gây mất nước. Bị sốt nên truyền nước ngay | Sốt xuất huyết không gây mất nước. Lúc bệnh mới phát mà truyền nước ngay có thể gây tràn dịch màng phổi dẫn đến tử vong. Nên uống bù nước bằng oresol, nước dừa, nước cam, nước chanh, nước cơm… Việc truyền dịch phải có chỉ định của cán bộ y tế. |
Uống thuốc hạ sốt nào cũng được | Chỉ được uống loại thuốc hạ sốt có paracetamol. KHÔNG ĐƯỢC UỐNG aspirin và Ibuprofen, là hai loại thuốc gây xuất huyết. |
Hết sốt là bệnh đã thuyên giảm | Khi hết sốt bệnh nhân vẫn có nguy cơ. Nếu thấy mệt tăng lên hoặc có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe phải đến ngay bệnh viện. |
Chỉ cần thử máu một lần lúc mới sốt | Nên thử máu hàng ngày để theo dõi diễn biến của bệnh. |
Theo Hoàng Hải/Vnmedia
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Vòng 17 Premier League: MU thua tơi tả, Liverpool thắng tưng bừng
Giá xăng dầu hôm nay (23/12): Giá dầu thế giới đầu tuần bật tăng
Bán kết AFF Cup 2024, Singapore vs Việt Nam: Văn Toàn không thi đấu
Dự báo giá vàng: Xu hướng tăng vẫn chi phối
Dự báo thời tiết Hà Nội ngày 23/12: Sáng sớm có sương mù, ngày nắng
Tin khác
"Quả ngọt" sau hành trình 11 năm mòn mỏi mong con
Y tế 22/12/2024 06:02
Hoàn thiện Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức và Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 trong năm 2025
Y tế 20/12/2024 20:37
Trang bị kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên
Xã hội 20/12/2024 09:58
Hạnh phúc của những cặp vợ chồng quân nhân hiếm muộn
Y tế 19/12/2024 17:38
Tình trạng các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng đang điều trị tại Bệnh viện E
Y tế 19/12/2024 16:43
Sôi nổi Hội thi Rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về sức khỏe sinh sản vị thành niên
Y tế 17/12/2024 20:52
Thời tiết chuyển lạnh, nhiều người nhập viện vì mắc sởi
Y tế 17/12/2024 08:06
Nhiều người cần tham vấn tâm lý trong điều trị bệnh “khó nói”
Y tế 17/12/2024 06:39
Hà Nội ghi nhận thêm 44 trường hợp mắc sởi
Y tế 17/12/2024 06:38
Duy trì mức sinh thay thế, nâng cao chất lượng dân số
Xã hội 13/12/2024 11:46