Biến chứng ung thư từ viêm loét dạ dày
Tưởng đau dạ dày là bệnh đơn giản
Cách đây khoảng 5 năm, bà H. thấy dạ dày đau lâm râm. Cho rằng, đau dạ dày là bệnh phổ biến, ai chả bị, nên bà H. chủ yếu uống thuốc nam, thuốc tây mua ở hiệu thuốc mà không đi khám hay nội soi dạ dày. Uống thuốc, bà thấy đỡ nhưng chỉ một thời gian sau, dạ dày lại tiếp tục đau. Cứ như vậy, đến một ngày, bà H. thấy người cứ gầy rộc, mệt mỏi. Con bà H. bảo đi khám, bà còn chần chừ. Thấy không ổn, anh con trai bắt bà đến Bệnh viện Bạch Mai khám. Tại đây, bác sỹ khám, nội soi phát hiệntrong dạ dày bà H. có khối u to bằng quả trứng. Nhưng đau đớn hơn, khi tế bào lấy từ khối u được mang đi sinh thiết thì kết quả cho thấy bà bị ung thư.
Giải pháp đầu tiên là cần phải cắt bỏ ¾ dạ dày. Nhưng chỉ vài tháng sau, bà H. ra đi để lại nỗi ân hận cho anh con trai vì đã không cương quyết đưa mẹ đi khám để điều trị dạ dày triệt để. Anh nói: Có lẽ do mẹ tôi bị viêm dạ dày lâu ngày, không được dùng thuốc đúng cách nên đã biến chứng thành ung thư.
Theo bác sĩ, không chỉ bà H. mà nhiều người bị viêm dạ dày biến chứng thành ung thư. Bệnh viêm loét dạ dày là hậu quả của sự kích thích niêm mạc bởi các yếu tố ngoại sinh hoặc nội sinh như: nhiễm độc chất, nhiễm khuẩn, các rối loạn miễn dịch. Hiện, tỷ lệ viêm dạ dày trong dân là 15-11,5 trên 1.000 người dân. Bệnh được chia thành 2 nhóm là viêm dạ dày cấp tính và viêm dạ dày mạn tính. Mỗi nhóm có những đặc điểm riêng. Trong thực tế khám và chữa bệnh hằng ngày, các thầy thuốc gặp chủ yếu là viêm dạ dày mạn tính. Tình trạng bệnh lý này tăng dần theo độ tuổi và chiếm tỷ lệ từ 40-70% trong bệnh lý dạ dày, tá tràng.
Nguyên nhân do đâu?
Bệnh viêm dạ dày là một bệnh phổ biến trong xã hội hiện nay. Theo các bác sĩ chuyên khoa, có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – hành tá tràng. Trong đó có thể do chế độ ăn, uống: Ăn quá nhiều chất kích thích, thức ăn quá chua, quá cay, quá nóng. Ăn nhiều chất béo. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng kéo dài. Uống nhiều rượu, nghiện thuốc lá. Ăn vội vàng, nhai không kỹ. Rối loạn giờ giấc ăn uống thường xuyên: ăn không đúng bữa, không đúng giờ, ăn quá khuya, lúc ăn thì quá no, lúc thì nhịn đói quá lâu. Nguyên nhân thứ hai phải kể đến là do yếu tố thần kinh. PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng, BV Bạch Mai cho rằng, viêm loét dạ dày thường hay gặp ở những người hay lo lắng, sợ hãi, làm việc quá căng thẳng, gặp ở người sống ở thành thị nhiều hơn ở nông thôn, gặp ở người làm việc trí óc nhiều hơn ở người làm việc chân tay. Đặc biệt theo kết quả khám tại Bệnh viện ĐH Y Hà Nội thì có một lượng lớn bệnh nhân bị đau dạ dày do dùng thuốc điều trị khớp, gout. Lý giải điều này, một bác sĩ chuyên khoa cho rằng, người bị viêm khớp, gout, thường phải dùng thuốc kháng viêm, giảm đau nên ảnh hưởng đến dạ dày.
Lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam cho biết:Tất cả các thuốc kháng viêm của tây y đều có ảnh hưởng đến dạ dày. Vì thế, khi bị viêm khớp có kèm bệnh dạ dày thì uống thuốc tây y là bất lợi. Trong trường hợp này, nên điều trị theo đông y. Trong đông y, mật ong và nghệ được sử dụng để chữa đau dạ dày. Nghệ là dược liệu có tác dụng sinh cơ, làm lành vết thương.
Để ngăn ngừa viêm dạ dày, và các rối loạn tiêu hóa nói chung, các bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến cáo, nên ăn nhiều bữa nhỏ. Nếu bạn thường xuyên khó tiêu, ăn nhiều bữa nhỏ để đệm cho chất tiết acid dạ dày. Ngoài ra, tránh ăn các thực phẩm kích thích như gia vị, cam quít hoặc thực phẩm có nhiều gia vị nếu bạn bị viêm hoặc loét dạ dày. Hạn chế hoặc tránh uống rượu. Không hút thuốc lá. |
H. Phong
Nên xem

Xây dựng “Quà tặng du lịch Hà Nội” trở thành thương hiệu mạnh

Quận Nam Từ Liêm sẽ thông toàn tuyến đường Lê Quang Đạo kéo dài trước ngày 30/4

LĐLĐ huyện Thường Tín: Đa dạng hình thức tuyên truyền trong đoàn viên, người lao động

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ

Chính phủ quyết định giảm 30% tiền thuê đất cho người dân, doanh nghiệp

Công đoàn ngành Công Thương Hà Nội: Triển khai nhiều nhiệm vụ trọng tâm trong quý II/2025

LĐLĐ quận Hai Bà Trưng tiếp tục đổi mới, hoạt động hiệu quả vì người lao động
Tin khác

Ứng dụng công nghệ mới loại bỏ khối u không cần mổ
Y tế 12/04/2025 22:26

Một người lớn tử vong do sởi
Y tế 10/04/2025 20:43

Bộ Y tế tổ chức lại cơ sở y tế theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp
Y tế 10/04/2025 11:38

Hà Nội siết chặt kiểm soát an toàn thực phẩm tại cộng đồng
Y tế 08/04/2025 06:05

Từ 1/6: Sử dụng VssID, VNeID và Căn cước công dân gắn chip để khám, chữa bệnh BHYT
Y tế 05/04/2025 22:37

Số ca mắc sởi, tay chân miệng có xu hướng gia tăng
Y tế 04/04/2025 14:11

Nam thanh niên 22 tuổi nguy kịch do nhiễm não mô cầu
Y tế 04/04/2025 13:39

Siết chặt kiểm soát lây nhiễm sởi trong các bệnh viện
Y tế 04/04/2025 08:12

Nơi ươm mầm hạnh phúc cho các gia đình hiếm muộn với tỉ lệ IVF thành công vượt trội
Y tế 03/04/2025 16:41

Chủ động các biện pháp phòng, chống, không để dịch bùng phát và lan rộng
Y tế 03/04/2025 16:15