Bến xe Lương Yên chấm dứt vận chuyển khách từ 26.7
Còn nhiều sai phạm trong kinh doanh vận tải khách | |
[Video] Nhức nhối xe "rùa bò" khu vực bến xe |
Sứ mệnh đã hoàn thành
Bến xe khách Lương Yên nằm trên địa bàn quận Hai Bà Trưng, có diện tích trên 10.000m2, được Cty TNHH MTV Lương thực Lương Yên đưa vào khai thác năm 2004, theo đề nghị của Cty Lương thực cấp 1 Lương Yên (Cty TNHH MTV Lương thực Lương Yên). Kể từ đó, bến xe này đã đáp ứng được nhu cầu lớn đi lại của người dân với 38 tuyến vận tải đi 20 tỉnh/thành phố, tần suất 335 lượt xe/ngày, với 319 phương tiện vận tải của 52 đơn vị vận tải. Bến xe Lương Yên đang hoạt động ổn định, đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của nhân dân kể cả trong các dịp cao điểm, lễ, Tết; đặc biệt là tuyến đi phía Bắc và Đông Bắc của Hà Nội.
Một góc bến xe Lương Yên. |
Đến nay, do nhu cầu phát triển của các phương tiện vận tải khách và nhu cầu đi lại của người dân tăng cao, bến xe này đã quá tải, không hợp lý cho các luồng tuyến vận tải; đồng thời, do nhu cầu sử dụng đất tại bến xe Lương Yên, TCty Miền Bắc đã đề nghị Sở GTVT Hà Nội sắp xếp lại các tuyến giao thông ra vào bến xe Lương Yên trên phần diện tích 5.576m2 ở phía Bắc bến xe Lương Yên trong giai đoạn TCty triển khai xây dựng khu tổ hợp công trình cao tầng ở phía Nam bến xe Lương Yên.
Trước đề nghị trên, năm 2011, Sở GTVT Hà Nội đã phê duyệt phương án sắp xếp, tổ chức lại hoạt động bến xe khách Lương Yên do TCty Lương thực Miên Bắc trình, phục vụ cho việc điều chỉnh thu hẹp diện tích bến xe Lương Yên đồng thời tiếp tục duy trì hoạt động ổn định của bến xe này trong thời gian triển khai giai đoạn 1 của dự án. Đây cũng phù hợp với quy hoạch xây dựng, quy hoạch bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ trên địa bàn Thành phố đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Sở GTVT Hà Nội. Theo Quyết định số 519/QĐ-TTg ngày 31.3.2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch GTVT Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 thì các bến xe Mỹ Đình, Nước Ngầm, Giáp Bát, Gia Lâm được nâng cấp cải tạo (không có bến xe Lương Yên).
Không xáo trộn hoạt động vận tải
Theo đánh giá của Sở GTVT Hà Nội, tình hình trật tự an toàn giao thông tại trục đường Nguyễn Khoái (khu vực trước cửa bến xe Lương Yên) cũng như các trục đường quanh khu vực các bến xe khách như Yên Nghĩa, Giáp Bát, Mỹ Đình, Nước Ngầm thường xuyên ùn ứ giao thông trong khung giờ cao điểm của Thành phố. Do vậy, việc di dời bến xe này ra khỏi nội đô là phù hợp. Hiện Sở GTVT Hà Nội cũng đã xây dựng kế hoạch chuyển một số luồng tuyến vận tải xe từ bến Mỹ Đình về Nước Ngầm. Cụ thể sẽ lựa chọn các tuyến có cự ly 240km trở lên từ bến xe Mỹ Đình đi các tỉnh phía Nam để điều chuyển về bến xe Nước Ngầm. Chủ yếu là các xe tuyến Nghệ An - Hà Nội và một số xe Hà Tĩnh - Hà Nội, Đắk Lắk - Hà Nội… Các tuyến có cự ly từ 145km trở lên, hiện từ Mỹ Đình đi Thanh Hóa, được chuyển về bến xe Nước Ngầm. Dự kiến có 68 lượt xe/ngày sẽ được điều chuyển.
Để di dời hoạt động của bến xe Lương Yên, ông Nguyễn Hoàng Linh - Phó GĐ Sở GTVT Hà Nội - cho biết, Sở đã có báo cáo lên UBND TP.Hà Nội và dự kiến xây dựng 2 phương án di dời xe khách sang các bến xe khác trên địa bàn Hà Nội. Cụ thể, phương án 1: Sở GTVT sẽ điều chuyển các tuyến xe, phương tiện đang hoạt động tại bến xe Lương Yên về các bến xe còn khả năng tiếp nhận trên địa bàn Thành phố trong khi làm việc với các đơn vị khai thác bến xe để sắp xếp lại luồng tuyến tại các bến xe phục vụ cho việc tiếp nhận các tuyến mới từ bên xe Lương Yên chuyển sang, sắp xếp các tuyến xe khách liên tỉnh, xe buýt. Phương án này góp phần giảm ùn ứ giao thông trên trục đường Nguyễn Khoái. Tuy nhiên, đại diện Sở GTVT cũng chỉ ra một số bất cập trước mắt - như sẽ làm xáo trộn nhu cầu đi lại của nhân dân trong một thời gian, tăng ùn ứ giao thông tại các bến xe tiếp nhận các tuyến và phương tiện từ bến xe Lương Yên chuyển sang và đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của đơn vị vận tải đang hoạt động tại bến xe này.
Với phương án 2, Sở GTVT tính toán đến việc điều chuyển toàn bộ luồng tuyến và phương tiện từ bến xe Lương Yên sang bến xe khách Cổ Bi (trên địa bàn huyện Gia Lâm) sau khi bến Cổ Bi đủ điều kiện tiếp nhận. Đây là phương án đơn giản hơn so với phương án 1 và ít ảnh hưởng đến hoạt động của đơn vị vận tải vì điều chuyển nguyên trạng sang bến xe mới. Nhưng để làm được thì còn phụ thuộc vào tiến độ đầu tư xây dựng bến xe Cổ Bi của TCty Vận tải Hà Nội.
Đặng Tiến
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Chia sẻ khó khăn cùng gia đình có người thân bị tai nạn giao thông
Giao thông 22/11/2024 18:44
Tăng cường xử lý xe chở quá tải, cơi nới thành thùng
Giao thông 22/11/2024 12:55
Quyết tâm kiềm chế tai nạn giao thông ở Thủ đô
Giao thông 22/11/2024 12:50
Nỗ lực ngăn chặn tình trạng học sinh vi phạm luật giao thông
Giao thông 22/11/2024 10:41
Giá vé tuyến metro Bến Thành - Suối Tiên từ 7.000 đồng - 20.000 đồng/lượt
Giao thông 21/11/2024 21:02
Lộ trình phát triển hệ thống giao thông thông minh
Đề án Hà Nội 21/11/2024 08:42
Đồng lòng gỡ “nút thắt” giải phóng mặt bằng Quốc lộ 1A
Giao thông 21/11/2024 07:18
Dự án đường sắt tốc độ cao: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt “vươn mình”
Giao thông 21/11/2024 07:17
Công an xác minh nhóm học sinh đầu trần đi xe máy cầm cờ trên đường Nguyễn Trãi
Giao thông 20/11/2024 11:22
Xử lý nhiều trường hợp điều khiển xe máy đi vào Vành đai 3 trên cao
Giao thông 20/11/2024 09:34