Bể bơi trong trường học: Mô hình có thành hiện thực?
Báo động tai nạn trẻ em đuối nước: Cần giải pháp đồng bộ | |
Báo động tai nạn trẻ em đuối nước: Những con số bàng hoàng! |
HS tiểu học phải có chứng chỉ bơi trước khi chuyển cấp
Thực hiện Đề án Phát triển giáo dục và đào tạo giai đoạn 2016-2020, từ năm học 2016, quận Thanh Xuân có đưa ra chủ trương mới, trong đó có yêu cầu học sinh tiểu học khi ra trường phải có chứng chỉ biết bơi.
Học sinh tiểu học khi chuyển cấp phải có chứng chỉ bơi. |
Theo đó, ngành GDĐT quận Thanh Xuân yêu cầu các trường tiểu học trên địa bàn rà soát số học sinh (HS) lớp 4, lớp 5 chưa biết bơi, xây dựng phương án tổ chức dạy bơi phù hợp (tính đến hết năm học 2015 - 2016, toàn quận có 3.205 HS lớp 5, trong đó có trên 1.200 HS biết bơi, còn lại khoảng 2.000 HS chưa biết bơi).
Theo ông Phạm Gia Hữu - Trưởng phòng GDĐT quận Thanh Xuân, xuất phát từ thực tiễn có rất nhiều trường hợp chỉ vì một sơ xuất nhỏ mà dẫn đến việc trẻ em mất mạng do bị đuối nước.
Theo kết quả điều tra của Tổ chức Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc tại Việt Nam (UNICEF), trung bình mỗi năm, ở Việt Nam có khoảng trên 7.000 trẻ em bị chết đuối, nhất là vào những tháng nghỉ hè, tỷ lệ trẻ chết đuối càng tăng cao. Nhằm giảm tình trạng trẻ bị đuối nước, UBND TP Hà Nội đã có văn bản yêu cầu các quận, huyện triển khai các hoạt động dạy bơi và kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ em. |
Vì thế, quận Thanh Xuân xác định nhiệm vụ trọng tâm trang bị cho các con kỹ thuật bơi đảm bảo theo đúng yêu cầu: Không những chỉ biết bơi mà còn bơi được 25m. Việc này giúp cho trẻ phòng vệ bản thân được an toàn trong các tình huống tiếp xúc với nước.
Chủ trương này ngay lập tức đã nhận được sự ủng hộ của đa phần phụ huynh HS trên địa bàn. Theo ý kiến của nhiều phụ huynh các Trường Tiểu học Nguyễn Trãi, Phan Đình Giót, việc cho trẻ biết bơi sớm, ngoài việc rèn luyện sức khỏe, thì còn có thêm kỹ năng sống khi chẳng may gặp trường hợp nguy hiểm sẽ tự biết bảo vệ bản thân, nhất là vào dịp nghỉ hè trẻ đi chơi, du lịch hoặc về quê có nhiều ao, hồ.
Theo ông Hữu, để triển khai hiệu quả chủ trương này, Phòng GDĐT đã tham mưu cho UBND quận ủng hộ về kinh phí cho HS đăng ký học bơi là 30% từ nguồn ngân sách quận. UBND quận phối hợp với các trung tâm thể thao, doanh nghiệp có bể bơi hỗ trợ các trường miễn phí sử dụng bể bơi dạy cho HS. Nhà trường và phụ huynh trả phần kinh phí đi lại và thù lao của giáo viên.
Môn học bắt buộc là vậy, song Phòng GDĐT quận Thanh Xuân cũng khẳng định, những HS lớp 5 chưa kịp có chứng chỉ học bơi cũng không ảnh hưởng tới việc xét hồ sơ học bạ của HS khi lên lớp trên....
Bể bơi trong trường học: Cần, nhưng chưa đủ
Nhu cầu học bơi đối với trẻ nhỏ ở thành phố lớn như Hà Nội nói chung hay với HS từ bậc tiểu học nói riêng ngày càng trở nên thiết yếu trong thực tế cuộc sống. Tuy nhiên, hoạt động này mới chỉ thực hiện được ở những gia đình có điều kiện (về thời gian và chi phí).
Còn về phía trường học, việc xóa mù bơi, phổ cập phòng, chống đuối nước đã được đặt ra lâu nay, nhưng gặp nhiều khó khăn về điều kiện triển khai, trong đó vấn đề lớn nhất là không đủ bể bơi. Chính vì vậy mà được biết, trước đó huyện Thanh Trì và quận Cầu Giấy cũng đã phổ cập bơi cho HS tiểu học.
Thậm chí, theo lãnh đạo UBND huyện Thanh Trì , huyện này đã mạnh dạn đầu tư hơn 6,5 tỉ đồng xây 4 bể bơi trong các Trường Tiểu học Vạn Phúc, Tam Hiệp, Đại Áng và THCS Liên Ninh. Sau một năm thực hiện thí điểm, mỗi bể dạy được 600 học sinh biết bơi.
Từ thành công của việc thí điểm, huyện đặt mục tiêu triển khai đại trà việc xây dựng bể tập và dạy bơi đặt tại 12 trường tiểu học và THCS còn lại với kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản và trang thiết bị ban đầu khoảng 18 tỉ đồng.
Tuy nhiên, việc duy trì hoạt động này còn gặp khó khăn, chủ yếu là việc huy động nguồn kinh phí xã hội hoá phục vụ mục tiêu của đề án, chi phí cho mỗi buổi học bơi và tập bơi của học sinh khá cao.
Trao đổi về vấn đề này, ông Nguyễn Hiệp Thống - Phó Giám đốc Sở GDĐT Hà Nội cho biết: Việc dạy bơi trong trường học ở Hà Nội gặp nhiều khó khăn. Trong đó có 2 lý do khách quan ảnh hưởng nhiều đến việc triển khai: Do điều kiện thời tiết (là có mùa đông) và khoản kinh phí không nhỏ cho đầu tư xây dựng cũng như duy trì hoạt động của các bể bơi…
Vì thế hoạt động dạy bơi chưa thể triển khai được đại trà trong trường học. Hiện Hà Nội vẫn đang tập trung vào việc tập huấn kiến thức kỹ năng cho cán bộ, giáo viên của các trường tiểu học, THCS trên địa bàn Thành phố công tác phòng, chống đuối nước trẻ em. Kiến thức này rất cần thiết, đặc biệt khi năm học nào các trường cũng cho HS đi sinh hoạt ngoại khóa.
Cũng theo ông Thống, việc dạy bơi cho HS có thể các gia đình cũng đã tự thực hiện, nhưng chỉ biết bơi không chưa đủ mà còn cần trang bị cho trẻ kỹ năng cứu nạn, xử lý tình huống khi gặp các trường hợp đuối nước còn quan trọng hơn.
Do đó, hằng năm, Sở phối hợp với các trung tâm thể thao mở các lớp tập huấn cho từ 150 đến 200 giáo viên và HS ở các trường về học bơi miễn phí và cách phòng, chống đuối nước.
Đồng quan điểm trên, lãnh đạo Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GDĐT) cho hay: Về nhân lực, không thiếu giáo viên dạy bơi cho học sinh và môn học bơi đã được đưa vào chương trình giáo dục thể chất. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất hiện nay là cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy bơi còn rất hạn chế.
Phát biểu tại Tháng Hành động vì trẻ em năm nay, Thứ trưởng Bộ LĐTBXH Đào Hồng Lan nhận định, việc phòng, tránh tai nạn đuối nước cho trẻ phải được xem là vấn đề cấp bách, cần sự quan tâm, vào cuộc của toàn xã hội.
Việc dạy bơi và kỹ năng an toàn dưới nước cho trẻ cần sự kết hợp của cả gia đình, nhà trường và các tổ chức xã chính trị - xã hội. Các địa phương không có điều kiện xây bể bơi có thể tận dụng điều kiện sẵn có để dạy bơi cho trẻ.
Hữu Thành
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Nhân lên giá trị tri thức, giá trị văn hóa trong đời sống xã hội
Phụ nữ Hà Nội chung tay thu hẹp khoảng cách giới
Đặc sắc sản phẩm các vùng miền do phụ nữ sản xuất kinh doanh
Quốc hội xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia, thuốc lá
Kháng thuốc đang đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng
Cụm thi đua số 6 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Thực hiện tốt chức năng đại diện
Bắt giữ nhóm thanh thiếu niên cầm dao kiếm, hò hét đuổi đánh nhau
Tin khác
Cô giáo mầm non với nỗ lực giữ gìn nét đẹp dòng tranh dân gian Hàng Trống
Giáo dục 22/11/2024 06:05
Chung tay nâng cao chất lượng giáo dục Thủ đô
Giáo dục 21/11/2024 07:42
Nền tảng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
Giáo dục 20/11/2024 16:21
Lớp học tiếng Anh miễn phí dành cho các học viên khiếm thị
Xã hội 20/11/2024 14:20
Lời tri ân gửi đến những người “lái đò” thầm lặng
Giáo dục 20/11/2024 06:36
Hà Nội: Biểu dương nhiều nhà giáo lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp
Giáo dục 19/11/2024 22:02
Ba Đình: Tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo tiêu biểu năm 2024
Giáo dục 19/11/2024 18:50
“Người lái đò” tận tâm và nhân hậu
Giáo dục 19/11/2024 16:40
Quận Bắc Từ Liêm tuyên dương điển hình tiên tiến, nhà giáo mẫu mực
Giáo dục 19/11/2024 15:36
Tôn vinh các Nhà giáo Nhân dân, Nhà giáo Ưu tú, Nhà giáo tiêu biểu
Xã hội 17/11/2024 12:04