Bất động sản du lịch nghỉ dưỡng: Cần thêm chính sách mới để phát triển
Bất động sản du lịch bắt đầu xuất hiện loại hình sản phẩm mới lạ | |
Tăng cường hành lang pháp lý cho loại hình căn hộ-khách sạn |
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong năm 2017, ngành du lịch Việt Nam đón 12,9 triệu lượt khách quốc tế và trên 73 triệu lượt khách nội địa với tổng doanh thu gần 510.000 tỷ đồng, tăng lần lượt 29% so với năm 2016.
Cần có những chính sách mới để BĐS du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng thực sự phát triển |
Trong 7 tháng đầu năm 2018, Việt Nam đã đón 9 triệu lượt khách quốc tế, tăng 25,4% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo, đến năm 2020 lượng khách trong nước và quốc tế đến nghỉ dưỡng tại các địa điểm du lịch của Việt Nam sẽ tăng lên khoảng 100 triệu lượt.
Cùng với tiềm năng lớn của ngành du lịch, hàng loạt các dịch vụ “ăn theo” cũng có cơ hội phát triển mạnh mẽ như: Lao động, việc làm, giao thông, đặc biệt là BĐS nghỉ dưỡng. Trước những tiềm năng lớn này, ông Nguyễn Mạnh Khởi, Phó cục trưởng Cục Quản lý nhà và Thị trường BĐS (Bộ Xây dựng) chia sẻ, tính tới cuối năm 2017 có gần 4.500 dự án nhà ở tại các địa phương được triển khai xây dựng, đặc biệt là tại các đô thị phát triển, với khoảng 108 nghìn ha đất, tổng diện tích nhà ở theo quy hoạch khoảng 493 triệu m2.
Trong đó, BĐS du lịch biển đang phát triển rất nhanh và chiếm vị trí riêng. Đặc biệt, sự phát triển này không chỉ diễn ra tại các tỉnh, thành phố có biển, mà trải đều khắp các địa phương khác.
Điều đó cho thấy, BĐS du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng đang có tiềm năng lớn để phát triển đặc biệt là các mô hình BĐS như: Condotel (căn hộ khách sạn), shophouse (nhà ở kết hợp với cửa hàng kinh doanh), resort…mặc dù đây là một trong những lĩnh vực kinh doanh BĐS hoàn toàn mới.
Đồng quan điểm với ông Khởi, bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao của CBRE tại Việt Nam (Tập đoàn bất động sản đa quốc gia) cho rằng, với sự phát triển và tăng trưởng mạnh mẽ của ngành du lịch Việt Nam, cùng sự đầu tư đồng bộ của Nhà nước tại các dự án cơ sở hạ tầng, đã làm tăng khả năng kết nối giữa các địa phương, các địa điểm du lịch trên cả nước. Qua đó, tạo tiền đề lớn góp phần thúc đẩy ngành BĐS du lịch phát triển đồng bộ.
Cũng theo bà Dung, tiềm năng để phát triển BĐS du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng của Việt Nam là rất lớn, song hiện nay hạn chế lớn nhất đối với đa số địa phương có biển tại Việt Nam đó chính là sự yếu kém về hạ tầng, giao thông…dẫn đến việc khó khăn trong kết nối và thu hút các nhà đầu tư.
Trong khi đó, mảnh đất tiềm năng đối với BĐS du lịch biển là những loại hình khách sạn 4 – 5 sao phát triển còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng. Vì thế, để BĐS du lịch biển phát triển cần phải có những giải pháp đồng bộ nhằm phát triển các hệ thống kết nối hạ tầng.
Đánh giá về tiềm năng phát triển của ngành BĐS du lịch biển, cũng như du lịch nghỉ dưỡng, ông Nguyễn Mạnh Hà, Chủ tịch hội Môi giới BĐS Việt Nam cho rằng, không thể phủ nhận thời gian qua BĐS du lịch biển có sự phát triển nhanh chóng, điển hình là mô hình condotel đã thu hút mẽ các nhà đầu tư trong và ngoài nước nhờ Việt Nam có đường bờ biển kéo dài, an ninh tốt...
Riêng trong năm 2017, cả nước có tới 12.500 sản phẩm condotel được thực hiện giao dịch thành công. Trong đó, nhiều mô hình condotel được xây dựng rất quy mô, hiện đại và đạt chuẩn quốc tế. Thậm chí, mô hình này còn tác động mạnh đến thị trường BĐS nghỉ dưỡng.
Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy, trong quý II/2018, nguồn cung codotel chỉ đến từ 2 dự án, một dự án mới và một dự án mở bán giai đoạn tiếp theo với tổng số 2.100 căn hộ. Trong đó, riêng dự án ở Khánh Hòa đã cung cấp 2.000 căn với lượng tiêu thụ chiếm 63% toàn thị trường, còn lại các dự án khác, sức tiêu thụ rất khó khăn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, đây là quý thứ 3 liên tiếp thị trường này giảm nguồn cung.
Một trong những vấn đề gây trở ngại đến sự phát triển của thị trường BĐS du lịch nghỉ dưỡng theo các chuyên gia BĐS, đó chính là các vấn đề liên quan đến chính sách. Bởi nếu chính sách không ổn định, BĐS sẽ là một trong những ngành chịu tác động nhiều nhất.
Trong khi đó, hiện thị trường BĐS đang rất cần những chính sách điều tiết của Nhà nước để giữ ổn định các vấn đề liên quan đến thuế, đất đai, tín dụng…Đặc biệt, đối với mô hình condotel, Việt Nam hiện vẫn chưa có hành lang pháp lý rõ ràng, vì thế ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý khách hàng và nhà đầu tư.
Do đó vậy để thị trường BĐS nghỉ dưỡng phát triển rất cần có những chính sách mới phù hợp hơn, hiệu quả hơn, nhằm tháo gỡ những rào cản không đáng có, để BĐS du lịch biển, du lịch nghỉ dưỡng thực sự cất cánh.
Đỗ Đạt
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Thủ tục báo tăng đóng bảo hiểm xã hội
Tin vui: Người dân được nhận 2 tháng lương hưu, trợ cấp BHXH trước Tết
Doanh nghiệp cần hỗ trợ trong chuyển đổi “xanh”
Đánh giá tác động khi áp thuế tiêu thụ đặc biệt
Đổi mới tổ chức và hoạt động Công đoàn trong tình hình mới
Tập trung chăm lo Tết cho người lao động
Lan tỏa sâu rộng phong trào thi đua trong công nhân
Tin khác
Tạo điều kiện để trẻ em khiếm thị tiếp cận công nghệ
Cộng đồng 22/12/2024 06:53
Nhân lên niềm tự hào về truyền thống lịch sử vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
Cộng đồng 21/12/2024 11:47
Quận Thanh Xuân biểu dương cán bộ làm công tác dân số
Xã hội 21/12/2024 10:19
Ra mắt tính năng nhận diện “Ứng dụng chính thức của Chính phủ” trên Google Play
Xã hội 20/12/2024 12:24
Tập huấn kỹ năng truyền thông về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cộng tác viên dân số
Xã hội 20/12/2024 06:53
Tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng dành cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn trong năm 2025
Cộng đồng 19/12/2024 23:11
Quận Thanh Xuân hưởng ứng Tháng hành động Quốc gia về dân số
Xã hội 19/12/2024 20:52
Xuân đẹp nhất khi còn bên bố mẹ
Cộng đồng 19/12/2024 17:42
Độc đáo nghề làm hoa tre
Cộng đồng 19/12/2024 16:30
Phát động chiến dịch “Những mùa xuân nguyên vẹn”
Cộng đồng 19/12/2024 13:21