Bảo tồn trò chơi dân gian truyền thống: Trách nhiệm của cả cộng đồng

Nhiều năm trở lại đây, vào những dịp lễ, tết nhiều cơ quan, đơn vị, trường học, đặc biệt ở Bảo tàng Dân tộc học hay gần đây như phố đi bộ Hồ Gươm đã thường xuyên tổ chức các trò chơi dân gian cho các em thiếu nhi. Phát triển trò chơi dân gian chính là giữ gìn cho đời sau một trong những vốn quý của nền văn hoá Việt Nam truyền thống.
tro choi dan gian truyen thong trach nhiem cua ca cong dong Khám phá thú chơi cà kheo nhún của giới trẻ
tro choi dan gian truyen thong trach nhiem cua ca cong dong Trách nhiệm của cả cộng đồng

Vốn quý bị mai một

Nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, cơ chế thị trường với lối sống thực dụng, chạy theo giá trị đồng tiền là nguyên nhân chính khiến nhiều trò chơi dân gian cũng đang dần biến tướng, trở thành những trò cờ bạc đỏ đen, hình thức kinh doanh mang lại lợi nhuận cao, tiêu biểu như trò chọi gà.

tro choi dan gian truyen thong trach nhiem cua ca cong dong
Nghệ nhân hướng dẫn các em nhỏ nặn tò he ở Bảo tàng Dân tộc học. Ảnh: P.B

Đây là trò chơi được cả người lớn và trẻ nhỏ yêu thích bởi nó không chỉ mang lại cho người chơi những giây phút sảng khoái mà còn thể hiện những màn đấu võ kiên cường, đầy tính bất khuất.

Nhưng nay ở hầu hết các hội làng ngoại thành Hà Nội, chọi gà không còn là một trò giải trí như trước mà đã trở thành nơi để ăn thua với giá trị cá cược khá cao có khi lên đến hàng chục triệu đồng. Khi sới gà mở ra, người ta tập trung rất đông để đặt cược, hò hét, văng tục, chửi bậy biến trò chơi dân gian này dần trở thành một thứ phi văn hóa.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, thấy được những giá trị tích cực từ trò chơi dân gian, thành phố đã chỉ đạo Sở tích cực sưu tầm, bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống.

Nhận thức được tầm quan trọng của các trò chơi dân gian, ngành Giáo dục Thủ đô đã sớm có chủ trương đưa các trò chơi dân gian vào trường học. Ngành Văn hoá cũng quan tâm đến các trò chơi dân gian trong lễ hội, tăng cường các trò chơi mang tính cộng đồng, kiềm chế và nghiêm cấm các trò chơi cờ bạc, cá cược, đỏ đen… Phát triển trò chơi dân gian chính là giữ gìn cho đời sau một trong những vốn quý của nền văn hoá Việt Nam truyền thống.

Đẩy mạnh công tác bảo tồn

Trò chơi dân gian thường đơn giản, không tốn kém, dụng cụ dễ tìm, dễ làm, chủ yếu được lấy từ tự nhiên, nên có thể dễ dàng tạo ra nhiều trò chơi khác nhau từ những vật liệu đơn giản như hòn đá, viên sỏi, thanh tre, cùng với một vài người bạn là có thể tạo thành hội chơi hết sức vui vẻ.

Một nét văn hoá độc đáo nữa của các trò chơi dân gian dành cho thiếu nhi là những bài đồng dao gắn với từng trò chơi cụ thể. Đồng dao là một thể văn vần khá độc đáo có thể gieo vần một cách thoải mái, ngắt đoạn tự do, nhiều khi những câu đồng dao không có nghĩa nhưng lại khơi gợi tính tò mò, sáng tạo của trẻ.

Mới đây, tại Bảo tàng Dân tộc học đã diễn ra những hoạt động gắn với tết Trung thu truyền thống như: Nghệ nhân dân gian trực tiếp hướng dẫn làm đồ chơi Trung thu; nặn tò he, nặn hoa quả bằng bột; làm cốm Vòng; làm bánh dẻo; cắt tỉa hoa quả; học bày mâm cỗ Trung thu; hướng dẫn chơi các trò chơi dân gian... Đây là những hoạt động được Bảo tàng tổ chức thường xuyên, nhằm tạo điều kiện cho các bạn trẻ tăng cường hiểu biết về truyền thống văn hóa của dân tộc.

Khoảng một năm trở lại đây, khi phố đi bộ Hồ Gươm được hoạt động vào dịp cuối tuần, không gian trải nghiệm trò chơi – đồ chơi dân gian mà Câu lạc bộ MyHanoi chủ trì luôn là tụ điểm yêu thích của các em nhỏ và du khách quanh Hồ Gươm. Những trò chơi dân gian như ô ăn quan, nhảy dây, đi cà kheo, kéo co, mèo đuổi chuột… mà bấy lâu vắng bóng nơi thành thị đã được tổ chức trong tiếng nói cười, hò reo rộn rã.

Đã có nhiều người tìm thấy được ký ức tuổi thơ, khoảng thời gian thư giãn êm đềm khi hòa mình vào những trò chơi ấy... Anh Ngô Quý Đức – Chủ nhiệm Câu lạc bộ MyHanoi cho biết, việc tổ chức các trò chơi dân gian với mong muốn làm sống lại những trò chơi tuy đơn giản nhưng đầy thú vị của các thế hệ trước đang dần bị mất đi trong cuộc sống hiện đại ngày nay.

Đây cũng là cơ hội để các em nhỏ rời bỏ những chiếc điện thoại với những trò chơi điện tử vô bổ để hòa mình vào các trò chơi, qua đó những bài học về văn hóa, về lịch sử qua những trò chơi dân gian được lưu giữ lại trong chính tuổi thơ của các em.

Với những người lớn, đây là cơ hội để họ được sống lại trong một không gian tràn đầy ký ức tuổi thơ và với những người bạn nước ngoài, rất nhiều người lần đầu tiên được trải nghiệm các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc ta qua những trò chơi dân gian… điều đó giúp quảng bá một phần văn hóa của Việt Nam đến với bạn bè quốc tế.

Trao đổi với phóng viên báo Lao động Thủ đô, ông Trương Minh Tiến – Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cho biết, thấy được những giá trị tích cực từ trò chơi dân gian, Thành phố đã chỉ đạo Sở tích cực sưu tầm, bảo tồn và phát huy các trò chơi dân gian truyền thống.

Bên cạnh đó, từ năm 2008 thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cũng đã có chủ trương đưa các trò chơi dân gian vào trong các trường phổ thông, đặc biệt là các cấp tiểu học và mẫu giáo để các em nhỏ Thủ đô có những hình thức giải trí lành mạnh, góp phần vào việc hình thành nhân cách toàn diện sau này.

Ông Tiến cũng cho biết: “Không riêng gì phố đi bộ Hồ Gươm hay ở Bảo tàng Dân tộc học, Thành phố đã chỉ đạo ở các địa phương, xã, phường, khu dân cư, thôn xóm đều phải dành một khu vui chơi cho cộng đồng, đặc biệt là thiếu nhi.

Việc đó cần phải khuyến khích và giao cho các tổ chức như đoàn thanh niên từ các cơ sở, khu dân cư phụ trách… Sở cũng có những nghiên cứu để bảo tồn các trò chơi truyền thống. Ví như kéo co ở Sóc Sơn, Long Biên được công nhận là trò chơi di sản văn hóa cấp quốc gia và đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”.

Hà Nội là nơi hội tụ tinh hoa văn hóa dân tộc cùng với quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa, các trò chơi dân gian đặc sắc của mọi miền tổ quốc đã tụ họp về đây làm phong phú văn hóa dân gian của Thủ đô.

Từ việc làm tích cực của Hà Nội, những địa phương khác, đặc biệt là vùng nông thôn nơi các trò chơi dân gian còn tương đối phong phú đa dạng, cần có biện pháp tích cực hơn nữa để bảo tồn và phát huy vốn văn hóa dân tộc độc đáo này ngay từ giờ trước khi quá muộn.

Phương Bùi

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

Tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV

(LĐTĐ) Ngày 5/11, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Xô đã diễn ra phiên chính thức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Hà Nội lần thứ IV năm 2024 với sự tham dự của 250 đại biểu chính thức đại diện cho cộng đồng các dân tộc trên địa bàn Thủ đô.
Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

Đại biểu đề nghị giám sát các quỹ để quản lý, sử dụng hiệu quả

(LĐTĐ) Phát biểu tại phiên thảo luận của Quốc hội về tình hình thực hiện ngân sách Nhà nước, kế hoạch đầu tư công, kế hoạch tài chính... sáng 5/11, đại biểu Nguyễn Quang Huân đề nghị tiến hành giám sát các quỹ để có đánh giá cụ thể, đảm bảo quản lý, sử dụng một cách hiệu quả.
Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

Tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm sởi trong bệnh viện

(LĐTĐ) Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện.
Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

Xem trực tiếp chung kết Miss Universe 2024 ở đâu?

(LĐTĐ) FPT Play vừa chính thức trở thành đơn vị phát sóng độc quyền Bán kết và Chung kết Miss Universe 2024 tại Việt Nam sau khi đàm phán thành công với Tổ chức Miss Universe (MUO). Chương trình sẽ được trực tiếp từ 9 giờ sáng các ngày 15/11 và 17/11 trên hệ thống FPT Play.
Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

Cơ quan Liên đoàn Lao động thành phố Hà Nội: Phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” luôn thực chất, hiệu quả

(LĐTĐ) Thời gian qua, các phong trào thi đua nói chung, trong đó có phong trào thi đua “Người tốt, việc tốt” đã được Cơ quan Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội triển khai sâu rộng, đạt hiệu quả thiết thực. Để hiểu rõ hơn về những kết quả đã đạt được cũng như phương hướng tiếp tục đẩy mạnh, phát triển phong trào trong thời gian tới, phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã có cuộc phỏng vấn đồng chí Lê Đình Hùng - Ủy viên Ban Chấp hành Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực LĐLĐ thành phố Hà Nội, Chủ tịch Công đoàn Cơ quan LĐLĐ thành phố Hà Nội.
Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

Thị xã Cửa Lò nhập vào Thành phố Vinh từ ngày 1/12/2024

(LĐTĐ) Từ ngày 1/12/2024, Thị xã Cửa Lò sẽ chính thức không còn là một đơn vị hành chính cấp huyện của Nghệ An, mà sẽ nhập vào và trở thành một phần của Thành phố Vinh
Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

Năm 2024 cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên

(LĐTĐ) Để giảm chi thường xuyên, Chính phủ đã chỉ đạo các Bộ, ngành, đơn vị giảm công tác phí, chi tiêu ở các hội nghị, hội thảo, tiếp khách. Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong năm nay, Chính phủ cũng đã trình là cả nước tiết kiệm được khoảng 7.000 tỷ đồng chi thường xuyên.

Tin khác

Bông mua tím

Bông mua tím

(LĐTĐ) Con mương xẻ miếng đất của nhà tôi ra làm hai phần. Một nửa kêu là vườn tạp. Bên còn lại thì làm rẫy khóm. Mùa đến, bên này lẫn phía kia đều tím hồng một màu bông mua. Ngoại nói, loại cây này nhiều công dụng, chữa bệnh hay lắm. Nghe vậy nhưng bọn con nít tụi tôi đâu hiểu ý tứ bởi còn mải chơi.
Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

Giữ gìn giá trị truyền thống từ phong trào xây dựng gia đình văn hóa

(LĐTĐ) Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là mục tiêu của Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030. Nhận thức sâu sắc điều đó, thời gian qua, Hà Nội đã triển khai phong trào xây dựng Gia đình văn hóa với những cách làm bài bản. Thông qua phong trào, những giá trị tốt đẹp của gia đình truyền thống như hiếu thảo, chung thủy, đoàn kết được duy trì và lan tỏa rộng rãi trong xã hội.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi

(LĐTĐ) Ủng hộ chủ trương xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài, tuy nhiên, đại biểu Nguyễn Anh Trí (Đoàn thành phố Hà Nội) cho rằng, phải cân nhắc thật kỹ về sự cần thiết và tính hiệu quả.
Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình ra mắt bộ nhận diện mới

(LĐTĐ) Được sự cho phép của Bộ Thông tin và Truyền thông và để phụng sự độc giả được tốt hơn, từ ngày 2/11/2024, Tạp chí điện tử Tiếp thị và Gia đình chính thức ra mắt bộ nhận diện mới và thay đổi cơ cấu một số chuyên mục.
Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

Sôi nổi Liên hoan nghệ thuật quần chúng "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024

(LĐTĐ) Trong không khí hân hoan chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024) và thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 - 2029, tối 1/11, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội tổ chức Liên hoan Nghệ thuật quần chúng với chủ đề "Hà Nội - Niềm tin và hy vọng" năm 2024.
"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

"Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi": Áng văn đẹp đẽ về tình yêu và nhân sinh giữa đại dịch

(LĐTĐ) Sau thành công của tiểu thuyết đầu tay "Tìm em giữa ngàn sao lấp lánh" (2021), tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh vừa cho ra mắt tác phẩm thứ hai mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Đây là một trong số ít tác phẩm văn học Việt Nam viết về đề tài đại dịch, được hoàn thành sau 3 năm ấp ủ và chắt lọc của tác giả.
Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024: Hành trình kết nối "Dòng chảy di sản"

(LĐTĐ) Tiếp nối thành công của hai kỳ Festival trước, Festival Ninh Bình lần thứ III năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24/11 đến ngày 30/11/2024, tại thành phố Ninh Bình và huyện Hoa Lư, với chủ đề "Dòng chảy di sản". Qua đó, không chỉ tôn vinh các giá trị văn hóa, lịch sử của vùng đất cố đô Hoa Lư, mà còn là cơ hội để kết nối, lan tỏa những giá trị di sản văn hóa quốc gia.
NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

NSND Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn

(LĐTĐ) Chiều 30/10, tại Hội nghị công bố quyết định về công tác cán bộ của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL), Thứ trưởng Tạ Quang Đông đã trao quyết định bổ nhiệm NSND Nguyễn Xuân Bắc - Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam giữ chức vụ Cục trưởng Cục Nghệ thuật biểu diễn theo Quyết định số 3199/QĐ-BVHTTDL.
Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

Ấn tượng Chung kết cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội năm 2024

(LĐTĐ) Chung kết xếp hạng và trao giải Cuộc thi nhảy hiện đại “Nhịp sống trẻ” Hà Nội lần thứ 2 năm 2024 đã diễn ra tại sân khấu ngoài trời Trung tâm Văn hóa thành phố Hà Nội (quận Hà Đông). Cuộc thi do Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp với Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức.
Xem thêm
Phiên bản di động