Trách nhiệm của cả cộng đồng
Tất cả vì sức khỏe cộng đồng | |
Hoàn thiện các mô hình văn hóa sức khỏe cộng đồng |
Phổ biến tình trạng “co cụm”
Ghi nhận tại Trung tâm Hỗ trợ NKT huyện Thanh Trì, phần lớn những công việc được trung tâm hỗ trợ tạo điều kiện cho các thành viên tham gia đều là những công việc thủ công, đơn giản như đan, móc len. Một số người đủ điều kiện sẽ được giới thiệu đi học may; số ít người được học tin học để ứng dụng kiến thức đã học trong công việc của mình và của trung tâm. Được biết, sản phẩm làm ra đều được các trường học, đơn vị trên địa bàn mua ủng hộ. Tuy nhiên, sản phẩm này chỉ theo mùa vụ nên lượng sản phẩm bán ra cũng không được đều và ổn định.
Còn tại Hội Người mù của huyện Thanh Trì, các thành viên vừa tham gia sinh hoạt cộng đồng vừa tận dụng tầng 2,3 của hội để mở cơ sở mát xa, tẩm quất. Em Thanh Hải (19 tuổi) – thành viên của Hội cho biết, mặc dù mức giá chỉ bằng già nửa dịch vụ bên ngoài (30.000 đồng/giờ) nhưng vẫn vắng khách. Một phần vị trí của kinh doanh nằm khuất xa trung tâm, thu nhập người dân quanh vùng chưa cao...nên lượng khách tìm đến không nhiều. “Trang thiết bị để phát triển dịch vụ tẩm quất còn sơ sài do không có kinh phí để đầu tư. Ngay cả mặt bằng để Hội tạo dựng cơ sở sinh hoạt và làm việc cũng do một nhà hảo tâm của huyện hỗ trợ, tạo điều kiện... nên đời sống hội viên còn nhiều khó khăn” – anh Nguyễn Quang Lập – Chủ tịch Hội cho biết thêm.
Mặc dù điều này mang lại ý nghĩa là bước khởi đầu cho sự hòa nhập cộng đồng của các thanh viên NKT nhưng trên con đường phấn đấu để thực sự được cộng đồng đón nhận, NKT vẫn còn gặp nhiều rào cản.
Doanh nghiệp còn thận trọng
Thực tế, Luật Người khuyết tật 2010 có nhiều quy định tạo điều kiện cho các DN sử dụng lao động là NKT, song nhiều DN vẫn tỏ ra thận trọng. Theo chia sẻ của một giám đốc DN kinh doanh trong lĩnh vực phân phối bình lọc nước (KCN Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội), thực tế không phải DN không muốn tạo điều kiện cho NKT nhưng do tính chất kinh doanh của từng đơn vị ngành nghề mà NKT khó có thể tham gia được. “Đơn cử như vị trí công việc công ty thường xuyên tuyển dụng là nhân viên kinh doanh, giao hàng, phân phối sản phẩm, mở rộng thị trường nên đối tượng ưu tiên là nam giới, sức khỏe tốt, giao tiếp tốt…Đặc thù của công việc cần đi lại, di chuyển nhiều thì NKT không thể đảm nhiệm được...” – vị đại diện này nói.
“Hiện nay, nội dung giảng dạy trong các trường dạy nghề cho NKT vẫn còn đơn điệu, chủ yếu là công việc thủ công đơn giản. Vì thế, cần đổi mới mô hình giảng dạy để NKT sau khi được đào tạo sẽ tự tin áp dụng vào công việc, bắt kịp nhịp sống ngoài xã hội...” – Luật sư Thực cho biết thêm. |
Không chỉ vậy, tại một số cơ sở sản xuất ra các sản phẩm thủ công có phần thích hợp với năng lực của NKT nhưng do quy mô nhỏ, sản phẩm làm ra mang tính mùa vụ, không ổn định nên NKT cũng gặp nhiều khó khăn khi tiếp cận.
Về vấn đề này, bà Nguyễn Lan Anh – Giám đốc Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng cho rằng, nguyên nhân để tình trạng DN không mặn mà đón nhận NKT vào làm việc là do nhận thức và ý thức cộng đồng của các chủ DN vẫn chưa thực sự cao, tạo rào cản rất lớn đối với các lao động là NKT. Do đó, chúng ta cần phải nâng cao hơn nữa việc phổ biến, tuyên truyền giúp các DN nhận thức về những chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các DN sử dụng người lao động là NKT.
Theo bà Lan Anh, bản thân bà cũng bị liệt hai chân, phải ngồi xe lăn nên bà rất thấu hiểu tâm lý cũng như hoàn cảnh của NKT. Vì thế, tôn chỉ hoạt động của trung tâm đều nhằm mục đích kết nối các lĩnh vực trong xã hội với NKT. Ví dụ như thời gian qua, trung tâm đã đi khắp 63 tỉnh thành trong cả nước để phối hợp với y bác sỹ bệnh viện tuyên truyền, hỗ trợ, nâng cao kiến thức về sức khỏe sinh sản cho các chị em khuyết tật trên địa bàn.
Đồng quan điểm với bà Lan Anh, luật sư Nguyễn Đắc Thực – Giám đốc Công ty Luật Minh Khuê nhận định, NKT – họ thực sự cần môi trường để họ có thể tự tin và phát huy hết khả năng của mình trong học tập cũng như lao động. Mặc dù DN sử dụng lao động là NKT sẽ được hưởng nhiều chính sách ưu đãi về thuế nhưng tâm lý kỳ thị vẫn còn nặng nề khiến các chủ DN không mặn mà với nguồn lao động từ NKT. “Quy định nhiều nhưng việc tạo điều kiện, giúp đỡ NKT hòa nhập cộng đồng vẫn còn bị hạn chế. Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến đa số NKT chưa thực sự tự tin khi tiếp xúc cộng đồng...” – Luật sư Nguyễn Đắc Thực nói.
Tuệ Liên
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Cơ hội làm việc tại Australia cho lao động Việt Nam
Việc làm 22/12/2024 21:55
Các công việc số hóa sẽ gia tăng nhu cầu tuyển dụng
Việc làm 22/12/2024 06:10
Chế độ hưu của người lao động tại công ty còn nợ tiền bảo hiểm xã hội
Chính sách 22/12/2024 06:06
Kịp thời đảm bảo quyền lợi BHXH, BHYT cho các nạn nhân vụ cháy trên đường Phạm Văn Đồng
Chính sách 22/12/2024 06:05
Cô giáo sáng tác vè giúp trò củng cố bài học hiệu quả
Gương sáng 21/12/2024 22:32
Tặng quà của Chủ tịch nước cho người có công dịp Tết Ất Tỵ 2025 kịp thời, đầy đủ
Đời sống 21/12/2024 17:35
Hầu hết các ngành nghề có triển vọng lương tích cực
Đời sống 21/12/2024 17:35
Kết quả cuộc thi “Sống Đẹp” mùa 4: Lan tỏa yêu thương qua từng tác phẩm
Đời sống 20/12/2024 13:59
Đơn vị nợ bảo hiểm xã hội, làm thế nào để hưởng lương hưu?
Chính sách 20/12/2024 06:10
Làm sao để biết công ty đang nợ tiền bảo hiểm xã hội?
Chính sách 19/12/2024 17:30