Bảo tồn ca trù: Sau 6 năm vẫn là bài toán khó
![]() | Ngãi Cầu rộn ràng nhịp phách ca trù |
![]() | Khai mạc Liên hoan ca trù toàn quốc năm 2014 |
![]() | Ước mơ đưa ca trù ngày một tiến xa |
Thiếu chính sách đãi ngộ
Theo thống kê, thành phố Hà Nội hiện có 14 câu lạc bộ (CLB) và nhóm ca trù đang hoạt động, trong đó có nhiều CLB hoạt động sôi nổi, hiệu quả như: CLB ca trù Hà Nội, CLB ca trù Thái Hà, Thăng Long, CLB ca trù Lỗ Khê (Đông Anh),… Theo ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) Hà Nội, Hà Nội hiện có 50 người có khả năng truyền dạy, 220 người thực hành, hàng trăm người học ca trù. Các CLB còn giữ được 30 cách thể, điệu múa cổ, sáng tác thêm 18 làn điệu mới. Ba địa điểm thường xuyên biểu diễn ca trù hàng tuần là Bích Câu đạo quán, đền Quan Đế, đình Kim Ngân… luôn thu hút số lượng không nhỏ các du khách thưởng thức bộ môn nghệ thuật dân gian này.
Ông Trương Minh Tiến cho biết thêm, Hà Nội là một trong những địa phương trong cả nước đã có nhiều quan tâm chăm lo cho hoạt động bảo tồn ca trù. Trong 6 năm qua, Sở VH&TT Hà Nội đã hai lần tổ chức liên hoan ca trù mở rộng, tổ chức các hội thảo, toạ đàm về giải pháp bảo tồn ca trù Hà Nội, bước đầu có sự hỗ trợ về âm thanh cho các CLB. Riêng năm 2014, Hà Nội là đơn vị có số lượng CLB đông nhất và là đơn vị đạt giải nhiều nhất trong liên hoan ca trù toàn quốc. Trong năm 2015, Hà Nội là địa phương có nhiều nghệ nhân được xét tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú lĩnh vực di sản văn hoá phi vật thể. Trong 39 nghệ nhân được Hội đồng xét tặng danh hiệu cấp Nhà nước thông qua có 17 nghệ nhân ca trù.
![]() |
Đưa ca trù trở thành di sản văn hóa phi vật thể là động lực để những người yêu ca trù thêm vững tin gắn bó với nghề. |
Thế nhưng, tại nơi đi đầu trong 14 tỉnh thành cả nước có sở hữu di sản ca trù đã được UNESCO vinh danh, việc bảo tồn và đưa ca trù ra khỏi danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhiều năm qua, sự hỗ trợ của các địa phương cho hoạt động của các câu lạc bộ chưa nhiều; cơ chế, chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân chưa có. Theo ca nương Phạm Thị Huệ, chủ nhiệm Giáo phường ca trù Thăng Long, Nhà nước hiện nay chưa có chính sách đãi ngộ cho các nghệ nhân truyền lửa ca trù, dẫn tới việc nhiều bạn trẻ dù yêu ca trù nhưng không thể trụ được với nghề nên bỏ, chuyển sang nghề khác. Trong khi đó, các nghệ nhân cao tuổi cũng thưa dần vì lý do sức khỏe, các thế hệ kế cận cũng không có nhiều.
Cần quan tâm tới thế hệ trao truyền
Theo lộ trình, năm 2017, ca trù sẽ trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Thế nhưng, đã 6 năm kể từ khi được UNESCO công nhận là di sản văn hóa cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại (2009) đến nay lộ trình đưa di sản ca trù thoát khỏi tình trạng di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp vẫn là bài toán khó. Lý giải về sự chậm trễ này, TS Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam, cho rằng: Sự chậm trễ này bắt nguồn từ việc ca trù xuất hiện rải rác ở 14 tỉnh, thành phố khác nhau, thay vì tập trung chủ yếu ở một địa phương như các loại hình nghệ thuật truyền thống khác. Bên cạnh đó, ở mỗi nơi, sự tồn tại của ca trù lại mang những đặc điểm riêng khá phức tạp.
Theo qui định của UNESCO, đối với các di sản phi vật thể được xếp hạng trong tình trạng bảo vệ khẩn cấp, cứ 4 năm/lần mỗi quốc gia phải báo cáo về tình trạng bảo tồn di sản. Được biết năm 2014, Việt Nam cũng đã báo cáo lên UNESCO nhưng đến nay tổ chức này vẫn chưa có câu trả lời là di sản ca trù đã được ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp hay chưa. Mặc dù còn nhiều ngổn ngang nhưng việc đưa ca trù trở thành di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại đang là động lực lớn để những người yêu di sản ca trù thêm vững tin gắn bó với loại hình nghệ thuật này. |
Tại buổi tọa đàm “Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể ca trù Hà Nội” do Sở VH&TT Hà Nội tổ chức mới đây, nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà khoa học, các nghệ nhân nhằm xây dựng kế hoạch bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể ca trù giai đoạn 2016 – 2020 đã được đưa ra, trong đó ưu tiên hàng đầu vẫn là việc đào tạo các nghệ nhân để tạo cơ sở cho sự tồn tại của nghệ thuật này trong tương lai. Ca nương Phạm Thị Huệ cho rằng, cần đưa các thể loại âm nhạc truyền thống đặc trưng của từng địa phương vào giảng dạy, giới thiệu từ mầm non đến đại học. Việc làm này sẽ giúp thế hệ trẻ có một nền tàng văn hóa, hiểu biết về lịch sử, âm nhạc truyền thống của đất nước.
Còn theo TS Lê Thị Minh Lý, Hà Nội cần xây dựng dự án bảo vệ trong vòng 2 năm tới để làm cơ sở báo cáo UNESCO đưa di sản ca trù thoát ra khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp. Để đưa ca trù ra khỏi danh sách di sản phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp thì việc đầu tiên là phải trao truyền ca trù từ thế hệ được cho là nòng cốt gìn giữ ca trù sang cho một thế hệ trẻ, năng động và có nhiệt huyết. Cùng với đó là cần phải tạo ra các cơ hội, không gian trình diễn cho ca trù. Về lâu dài, Hà Nội cần xây dựng đề án, có định hướng cụ thể, có các cơ chế, chính sách cho ca trù.
Lưu Nhi
Có thể bạn quan tâm
Nên xem

Chứng khoán "lao dốc" khi Tổng thống Mỹ Donald Trump công bố chính sách thuế quan mới

Điện chia buồn nguyên Chủ tịch Đảng, nguyên Chủ tịch nước Lào Khamtay Siphandone từ trần

Barcelona đánh bại Atletico, tái ngộ Real Madrid trong trận chung kết El Clasico ở Cúp Nhà vua

Liverpool hạ Everton trong trận derby máu lửa, tiếp tục duy trì thế thượng phong trước Arsenal

Giá xăng dầu hôm nay (3/4): Giá dầu thế giới biến động nhẹ, trong nước chiều nay dự báo có thể tăng?

Man City 2-0 Leicester: Kết liễu chóng vánh, trở lại Top 4 đầy toan tính

Chelsea vs Tottenham, 2h00 ngày 4/4: Đại chiến vì danh dự
Tin khác

Khám phá sắc màu văn hóa các dân tộc Việt Nam
Văn hóa 02/04/2025 13:14

Chuyên gia văn hóa kinh doanh phân tích "drama" Thùy Tiên và ViruSs
Văn hóa 01/04/2025 16:49

Từ drama tình ái ViruSs, Pháo và Ngọc Kem: Một bộ phận giới trẻ, họ đang nghĩ gì?
Văn hóa 01/04/2025 09:41

Hơn 1.000 phụ nữ diễu hành áo dài và xếp hình bản đồ Việt Nam tại hồ Hoàn Kiếm
Văn hóa 29/03/2025 15:53

Nắng xuân gọi những yêu thương
Văn hóa 29/03/2025 10:07

Báo chí đồng hành cùng Thủ đô xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh
Văn hóa 24/03/2025 18:28

Hà Nội trao bằng xếp hạng cho 17 di tích lịch sử đợt 1 năm 2025
Văn hóa 22/03/2025 06:32

Liên hoan Truyền hình toàn quốc lần thứ 42 tiếp tục khẳng định sức hút riêng
Văn hóa 20/03/2025 14:20

Giữ nét hào hoa giữa lòng Thành phố
Văn hóa 20/03/2025 11:18

Hà Nội: Thêm 567 di tích được đưa vào danh mục kiểm kê và bảo tồn
Văn hóa 18/03/2025 11:25