Bảo hiểm thất nghiệp: Sẽ hướng tới giao dịch điện tử
Gần 71.000 người đã hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần | |
Tuyên truyền chính sách pháp luật BHXH tới 300 công nhân tại Hải Phòng | |
Liên quan đến bảo hiểm thất nghiệp: Sẽ hoàn thiện các quy định pháp lý |
Đó là nội dung được đề cập đến trong Dự thảo Thông tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 166/2016/NĐ-CP ngày 24/12/2016 của Chính phủ quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT) và BH thất nghiệp. Thông tư này đang được Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐTBXH) lấy ý kiến góp ý rộng rãi từ các đơn vị, tổ chức, cá nhân đến ngày 12/1/2019.
Việc tiếp nhận, giải quyết các chế độ BH thất nghiệp sẽ được thực hiện bằng phương thức điện tử. Ảnh: B.D |
Theo đó, đối tượng áp dụng theo Dự thảo Thông tư gồm: Người lao động, người sử dụng lao động thuộc đối tượng bắt buộc tham gia BH thất nghiệp theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm. Đơn vị thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ giải quyết hưởng các chế độ BH thất nghiệp (Sở LĐTBXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trung tâm Dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý Nhà nước về việc làm thành lập được giao các nhiệm vụ theo quy định tại Khoản 2 Điều 38 Luật Việc làm).
Đơn vị thực hiện việc tiếp nhận hồ sơ đóng BH thất nghiệp và chi trả trợ cấp thất nghiệp (cơ quan BHXH). Cơ quan xây dựng, triển khai và quản lý dữ liệu về BH thất nghiệp (Cục Việc làm - Bộ LĐTBXH; cơ quan BHXH). Các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Về phạm vi, đối tượng áp dụng, dự kiến, Thông tư này sẽ hướng dẫn về việc: Tham gia BH thất nghiệp, tiếp nhận giải quyết các chế độ BH thất nghiệp và việc trao đổi thông tin liên quan đến việc thực hiện các chế độ BH thất nghiệp bằng phương thức điện tử.
Bên cạnh đó, thông tư cũng đề cập đến các dịch vụ hỗ trợ người lao động, người sử dụng lao động bằng phương thức điện tử bao gồm: Tra cứu thông tin của người lao động đang hưởng các chế độ BH thất nghiệp; thông tin của người sử dụng lao động được hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động; gửi các văn bản, thông báo của cơ quan giải quyết các chế độ BH thất nghiệp cho người lao động, người sử dụng lao động.
Dự thảo thông tư cũng đưa ra những quy định cụ thể về việc tham gia BH thất nghiệp qua mạng điện tử; giải quyết các chế độ BH thất nghiệp qua mạng điện tử; quản lý dữ liệu BH thất nghiệp điện tử.
Về nguyên tắc thực hiện, giao dịch điện tử trong lĩnh vực này được thực hiện theo các nguyên tắc: Phải tuân theo nguyên tắc rõ ràng, công bằng, trung thực, an toàn, hiệu quả và phù hợp với quy định của Luật Giao dịch điện tử; bảo đảm tính liên tục, kịp thời, rõ ràng, chính xác, công bằng, trung thực, an toàn, hiệu quả, tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo mật và toàn vẹn thông tin.
Dự thảo thông tư cũng quy định, cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền lựa chọn giao dịch bằng phương tiện điện tử hoặc giao dịch bằng phương thức truyền thống trong lĩnh vực BH thất nghiệp.
Những đổi mới về phương thức giao dịch điện tử theo Dự thảo thông tư là xu thế tất yếu và cũng là một trong những nhiệm vụ đã được đề cập đến trong Nghị quyết số 28-NQ/TW của Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII về cải cách chính sách BHXH. Theo đó, yêu cầu cấp thiết là cần cải cách trong xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách nhằm củng cố niềm tin, tăng mức độ hài lòng của người tham gia vào hệ thống BHXH.
Cụ thể, Nghị quyết yêu cầu các bộ, ngành cần đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, đơn giản hóa các quy trình, thủ tục đăng ký, đóng, hưởng BHXH, nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ BHXH theo hướng thân thiện, công khai, minh bạch, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Một trong những nhiệm vụ và giải pháp được đề cập trong Nghị quyết số 28-NQ/TW là cần đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tất cả các lĩnh vực BHXH, BH thất nghiệp; hoàn thiện, đẩy mạnh kết nối cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm với các hệ thống cơ sở dữ liệu có liên quan nhằm phục vụ tốt công tác thực hiện chính sách và công tác nghiên cứu, hoạch định chính sách.
Tiếp tục hiện đại hóa quản lý BHXH, đầu tư phát triển công nghệ và phương pháp quản lý tiên tiến trong tổ chức thực hiện BHXH, BH thất nghiệp. Kịp thời ngăn chặn tình trạng gian lận, trục lợi chính sách BHXH, BH thất nghiệp. Nghị quyết cũng nêu rõ: Triển khai có hiệu quả các chính sách BH thất nghiệp, phát huy đầy đủ các chức năng của BH thất nghiệp, bảo đảm BH thất nghiệp thực sự là công cụ quản trị thị trường lao động.
Bảo Duy
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Dự kiến mức điều chỉnh tiền lương, thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2025
Chính sách 02/11/2024 06:22
Đề xuất hai mức quà tặng người có công dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Chính sách 27/10/2024 12:56
Chuẩn hóa đội ngũ nhà giáo thông qua hệ thống chức danh
Chính sách 25/10/2024 12:14
Góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô
Chính sách 23/10/2024 07:05
Hướng dẫn phụ huynh tra cứu thời hạn thẻ BHYT và đăng ký tài khoản VssID cho con
Chính sách 19/10/2024 22:52
Người lao động đi làm ngày lễ, Tết được hưởng ít nhất 300% lương
Chính sách 19/10/2024 18:59
Điều chỉnh cách tính lương hưu của khu vực Nhà nước
Chính sách 13/10/2024 06:59
Năm 2025, cách tính tuổi nghỉ hưu và tỷ lệ hưởng lương hưu có nhiều thay đổi
Chính sách 12/10/2024 19:24
Mở rộng quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế
Chính sách 03/10/2024 10:52
Lương của nhà giáo sẽ được ưu tiên xếp cao nhất
Chính sách 01/10/2024 09:57