Bao giờ mới không còn?
Bạo hành gia đình: Nạn nhân cần lên tiếng | |
Chuyên gia tội phạm học nghi ngờ về danh “võ sư” của người đàn ông bạo hành vợ | |
Tạm giữ người đàn ông bạo hành vợ |
Nữ phụ xe buýt bị 5 người đàn ông hành hung ngày 20/10 |
Khi bạo lực trở thành thói quen
Những ngày gần đây, dư luận xã hội đang vô cùng phẫn nộ trước vụ việc một nữ phụ xe buýt bị 5 người đàn ông hành hung trong lúc làm việc khiến chị này phải nhập viên trong tình trạng đa chấn thượng.
Cụ thể, ngày 20/10, xe buýt BKS 29B-188.23 vận hành chở khách đến khu vực Xà Kiều, huyện Ứng Hòa thì một thanh niên đứng giữa đường chặn xe dừng lại. Nam thanh niên này cùng 4 thanh niên khác sau đó lên xe, nói chuyện rất nhiều, có những lời lẽ thô tục làm mất trật tự và còn trêu ghẹo lái xe và phụ xe buýt.
Sự việc làm ảnh hưởng đến các hành khách khác trên xe nên chị Đỗ Thúy H (nhân viên phụ xe buýt) đã nhắc nhở. Lúc này, một đối tượng xông vào đạp vào người chị H và chị này phản ứng lại. Thấy vậy, 3 người trong nhóm thanh niên xông vào đánh nạn nhân chấn thương.
Sau khi hành hung chị H, một người trong nhóm thanh niên đã đưa 1 triệu đồng để chị H mua thuốc nhưng chị không nhận. Khi xe buýt đến điểm dừng chân gần sân vận động Ứng Hòa, các đối tượng trên nhanh chóng rời khỏi xe. Chị H được đưa vào Bệnh viện Đa khoa Vân Đình cấp cứu trong tình trạng đa chấn thương vùng mặt, đầu… Sự việc sau đó đã được cơ quan điều tra công an huyện Ứng Hòa vào cuộc xử lý.
Trước đó, ngày sáng 12/10, chị Nguyễn Thị L (quận Thanh Xuân) đến cây ATM tại số 35 phố Khương Trung, phường Khương Trung để rút tiền. Lúc này, trước cây ATM có đông người xếp hàng đợi. Khi đến lượt chị L thì anh Đào Quang Tiến (một kỹ sư) đột nhiên xuất hiện chen ngang. Khi bị chị L nhắc nhở phải xếp hàng thì người đàn ông này đã lao vào đánh chị này, mặc cho những người xung quanh can ngăn.
Xa hơn nữa vào tháng 1, một nhân viên thu ngân tại một cửa hàng quần áo tại chung cư HH2A Linh Đàm (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) sau khi tan ca ra về bất ngờ bị một nhóm thanh thanh niên sàm sỡ. Bực tức trước trước sự phản ứng bảo vệ nhân phẩm của cô gái, một tên trong nhóm côn đồ lao vào đấm và đập đầu cô vào tường. Bất chấp đám đông người can ngăn, nhóm thanh niên sau đó đã hung hãn đánh đập khiến nạn nhân bị hoảng loạn, thương tích nặng.
Hàng loạt sự việc xảy ra khiến cho không ít người đặt câu hỏi, phải chăng bạo lực phụ nữ đã trở thành thói quen xấu trong hành xử, kể cả đối với những người được xem là tri thức.
Không khỏi bức xúc khi nhắc tới vấn đề bạo lực phụ nữ nơi công cộng chị Nguyễn Thị Thu (Nguyễn Xiển, Hà Đông) chia sẻ: “Hằng ngày khi đi ra đường, không ít lần tôi nhìn thấy cảnh một một người đàn ông quát tháo, đánh mắng phụ nữ trong cửa hàng hay ngay giữa phố hay cả một nhóm thanh niên bắt nạt, trêu ghẹo một cô gái.
Các đối tượng trên không chỉ là những người ít học mà còn có cả những người được xã hội gọi là tri thức, công chức nhà nước… Những hành động bạo hành phụ nữ khiến tôi sợ hãi và cảm thấy bất an mỗi khi ra đường. Dường như đến nay phụ nữ vẫn chưa được bảo vệ một cách đúng mực”.
Nghiêm trị để thay đổi nhận thức
Trước đây, khi nhắc tới bạo hành phụ nữ người ta thường nghĩ đến bạo lực gia đình, chồng đánh vợ, bố đánh con… nhưng trên thực tế, việc phụ nữ bị bạo hành ở nơi công cộng đã không còn là chuyện hiếm gặp trong cuộc sống hằng ngày.
Theo tiến sĩ tâm lý Trần Thành Nam – Trường Đai học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội: Có thể thấy, ở nước ta hiện nay, hành xử thiếu văn minh, thiếu tôn trọng phụ nữ đã tồn tại như một thói quen xấu trong đời sống, kể cả với những người được coi là trí thức, cán bộ, doanh nhân…
Để ngăn chặn một cách triệt để vấn nạn bạo hành phụ nữ nơi công cộng, các cơ quan chức năng cần xây dựng luật pháp xử lý các vụ bạo lực, bạo lực phụ nữ với khung hình phạt đủ sức răn đe để các đối tượng biết sợ không dám vi phạm, góp phần giúp kiềm chế tính hung hãn. Nghiêm trị, thậm chí xử lý hình sự những hành vi bạo hành phụ nữ thường xuyên, tái diễn nhiều lần. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tự vệ để bảo vệ bản thân khi xảy ra tình huống bị tấn công bất ngờ. |
Điều đáng nói là đa số các hành vi bạo hành, xâm phạm người khác diễn ra trên đường phố chỉ được xử lý rất cảm tính, dễ dàng “cho qua” sau những lời xin lỗi. Số ít trong những vụ việc trên bị đưa ra truy tố trước pháp luật, còn lại phần lớn vụ việc vẫn là đôi bên tự giải quyết bằng “tình nghĩa”. Đây chính là lý do khiến các vụ bạo lực phụ nữ nơi công cộng ngày một diễn ra nhiều hơn, rộng hơn và len lỏi vào cả những người được cho là trí thức, là hiểu biết nhất.
“Tại các nước phát triển, các hành vi nói trên, đặc biệt có liên quan đến hành xử bạo lực với phụ nữ sẽ bị nghiêm trị, dù bên bị hại có tố cáo hay không. Đó là một trong những lý do khiến người phụ nữ được tuyệt đối tôn trọng, luôn được bảo vệ trước pháp luật.
Tại Việt Nam, việc xử lý bằng thỏa thuận, tình nghĩa, xí xóa cho qua rất dễ tạo ra những tiền lệ xấu, khiến hành vi sai trái không bị xử lý nghiêm, tạo tâm lý “nhờn luật”. Đây là một trong những lý do khiến cho nhận thức về tuân thủ luật pháp, về tôn trọng phụ nữ không được nâng cao” – Tiến sĩ Nam cho hay.
Đồng tình với quan điểm của Tiến sĩ Nam, ông Nguyễn Ngọc Hùng (Văn phòng Luật sư Kết Nối) chia sẻ: Hiện nay, Nước ta có nhiều quy định bảo vệ an toàn, quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho phụ nữ.
Đối với hành vi bạo lực, Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt phòng, chống bạo lực gia đình quy định, người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính. Nếu hành vi quấy rối mà xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự người khác thì cũng có thể bị xử lý hình sự theo Điều 121 Bộ luật Hình sự về tội Làm nhục người khác.
Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, vi phạm quy định về trật tự công cộng, căn cứ vào Điểm a, Khoản 2, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP thì phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau, trong trường hợp cố ý gây thương tích cho người khác với tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% . Đối với thương tích dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp nghiêm trọng thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm.
“Mặc dù quy định đã có, tuy nhiên trên thực tế hiện nay vẫn tồn tại trường hợp đối tượng bạo hành phụ nữ chưa bị xử lý phù hợp với tính chất vi phạm. Điển hình như vụ nữ sinh bị sàm sỡ trong thang máy hay trên xe buýt nhưng đối tượng chỉ bị phạt hành chính 200.000 đồng. Như vậy, dù có chế tài nhưng nếu không được xử lý nghiêm minh theo đúng quy định của pháp luật, thì vấn đề bạo lực nơi công cộng, đặc biệt là đối với những người phụ nữ chắc chắn sẽ còn tiếp diễn.
Để chấm dứt vấn nạn trên cần mạnh tay xử lý các đối tượng, bất kể là tri thức hay cán bộ, công chức, trong trường hợp cần thiết phải truy tố trước pháp luật để làm gương cho người khác. Thậm chí cần tăng mức chế tài xử lý, như vậy mới đủ sức răn đe và vấn nạn bạo hành phụ nữ nơi công cộng mới được kiểm soát và loại bỏ” – luật sư Hùng bày tỏ.
Vậy, để ngăn chặn một cách triệt để vấn nạn bạo hành phụ nữ nơi công cộng, các cơ quan chức năng cần xây dựng luật pháp xử lý các vụ bạo lực, bạo lực phụ nữ với khung hình phạt đủ sức răn đe để các đối tượng biết sợ không dám vi phạm, góp phần giúp kiềm chế tính hung hãn.
Nghiêm trị, thậm chí xử lý hình sự những hành vi bạo hành phụ nữ thường xuyên, tái diễn nhiều lần. Bên cạnh đó, phụ nữ cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng tự vệ để bảo vệ bản thân khi xảy ra tình huống bị tấn công bất ngờ.
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Đặc sắc chương trình nghệ thuật “Tây Hồ toả sáng”
Thanh Trì: Triển khai cho vay ưu đãi gần 700 triệu đồng tháng 12
Lần đầu tiên ngành Thuế thu đạt 1,7 triệu tỷ đồng
Luật Thủ đô 2024: Cơ hội để Hà Nội phát triển thương mại văn hóa
Triển lãm “Thiên Quang”: Tôn vinh nghề thủ công truyền thống
Ăn thử xúc xích Cocktail của TH true FOOD: Tên nghe “wow”, còn hương vị thì sao?
Cập nhật giá vàng, tỷ giá sáng 23/12: Vàng nhẫn diễn biến lạ, tỷ giá USD tăng "nóng"
Tin khác
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Kỳ 4: "Quả bóng" trách nhiệm
Điều tra - bạn đọc 05/12/2024 14:24
Kỳ 3: 2 trạm trộn bê tông xả thải ra sông Cầu?
Điều tra - bạn đọc 30/11/2024 19:49
Kỳ 2: Hàng loạt bãi vật liệu xây dựng “ăn theo” cảng Hòa Bình
Điều tra - bạn đọc 28/11/2024 12:32
Các bến, bãi, trạm trộn bê tông không phép ở Sóc Sơn - Bài 1: Cảng Hòa Bình bị phạt vẫn... bình yên
Điều tra - bạn đọc 26/11/2024 21:52
Vì sao Chứng khoán Smart Invest bị phạt tiền tỷ?
Điều tra - bạn đọc 23/11/2024 15:04
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24