Báo động nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn đa kháng kháng sinh
Nếu biết về kháng kháng sinh bạn sẽ biết thế giới đang bị hủy diệt thế nào | |
Thủ tướng yêu cầu kiểm tra tình trạng kháng kháng sinh tại Việt Nam | |
Tình trạng kháng thuốc: Đe dọa, thách thức điều trị |
Ảnh minh họa (nguồn: Dân sinh) |
Nhiễm khuẩn bệnh viện do vi khuẩn đa kháng kháng sinh khó điều trị, khó kiểm soát lây truyền và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do làm tăng gấp 2 lần số ngày nằm viện, chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong lên đến 30-40%.
Đó là những thông tin được cung cấp từ Hội thảo chuyên đề “Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện tại các đơn vị chăm sóc tích cực” do BV Bạch Mai phối hợp với Văn Phòng đại diện Baxalta, Singapore tại Việt Nam tổ chức ngày 12.4. Hội thảo này được tổ chức với mục đích tạo diễn đàn thảo luận và đề xuất giải pháp làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện (NKBV) tại các đơn vị chăm sóc tích cực - khu vực có nguy cơ NKBV cao nhất trong các cơ sở y tế, góp phẩn cải thiện chất lượng chăm sóc điều trị người bệnh.
Các bác sĩ cho biết, tỷ lệ NKBV tại các Đơn vị có xu hướng giảm trong những năm gần đây (tại BV Bạch Mai, NKBV tại Hồi sức tích cực giảm gần 50% so với 10 năm trước) nhưng vẫn ở mức cao so với các nước trong khu vực (15-20%), cao hơn 2-3 lần so với những nước phát triển.
Theo PGS.TS Nguyễn Việt Hùng, Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn, BV Bạch Mai, hầu hết NKBV tại các Đơn vị chăm sóc tích cực gây ra bởi các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. NKBV do vi khuẩn đa kháng kháng sinh khó điều trị, khó kiểm soát lây truyền và để lại hậu quả nặng nề cho người bệnh do làm tăng gấp 2 lần ngày nằm viện, chi phí điều trị và tăng tỷ lệ tử vong (30-40%).
Do đó, để hạn chế tình trạng NKBV, theo các chuyên gia, mọi nhân viên y tế, bệnh nhân, người nhà bệnh nhân cần tuân thủ nghiêm ngặt các qui trình vô khuẩn trong chăm sóc ở mọi bệnh nhân; phát hiện và tổ chức cách ly sớm bệnh nhân mắc nhiễm khuẩn bệnh viện để phòng ngừa lan truyền các vi khuẩn đa kháng kháng sinh. Đồng thời, có chương trình đào tạo kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản cho học viên tại các trường đạo tạo Y trước khi tới thực hành tại các bệnh viện.
Bên cạnh đó, cần cải thiện điều kiện cơ sở hạ tầng kiểm soát nhiễm khuẩn: nơi xử lý đồ bẩn, phương tiện vệ sinh, hệ thống xử lý nước sinh hoạt, nước thải. Những khu vực cần tập trung nguồn lực là các đơn vị Hồi sức tích cực, cấp cứu, chống độc, nhi sơ sinh và ngoại khoa... Duy trì phương tiện kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản phục vụ công tác vệ sinh tay, vệ sinh môi trường, khử khuẩn tiệt khuẩn dụng cụ, đồ vải.
Tăng cường phòng ngừa chuẩn kết hợp dự phòng theo đường tiếp xúc là thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn cơ bản chưa được thực thi tốt. Duy trì kiểm tra, giám sát chủ động NKBV và tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn để đề xuất kịp thời can thiệp làm giảm NKBV và cải thiện tuân thủ thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn ở nhân viên y tế. Cần có sự phối hợp chặt chẽ khoa Vi sinh để phát hiện, cách ly kịp thời vi khuẩn đa kháng kháng sinh và có liệu pháp điều trị kháng sinh phù hợp...
Được biết, thời gian tới, BV Bạch Mai tăng cường đào tạo KSNK nhằm nâng cao kiến thức KSNK cho mạng lưới viên KSNK, cho mọi NVYT (đặc biệt là học viên thực tập) và cho người nhà người bệnh, với những nội dung kiểm tra giám sát nhằm cải thiện tuân thủ thực hành vô khuẩn của NVYT. Những thực hành vô khuẩn chính cần đẩy mạnh giám sát: Vệ sinh tay và sử dụng găng, qui trình chăm sóc vô khuẩn, làm sạch/khử khuẩn bề mặt môi trường buồng bệnh. Cải thiện cơ sở hạ tầng KSNK, tập trung vào cải thiện chất lượng nước sinh hoạt, các phương tiện cho vệ sinh tay, khử khuẩn bề mặt môi trường, cải tạo trung tâm tiệt khuẩn và khu xử lý chất thải. Những khu vực như hồi sức tích cực, cấp cứu, chống độc, nhi sơ sinh và ngoại khoa là cần tập trung nguồn lực nhất.
Theo Thùy Linh/Lao động
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Liên hoan Ban nhạc toàn quốc năm 2024: "Hút" hàng nghìn khán giả về Sơn Tây
Google Maps tích hợp AI Gemini, sẵn sàng trả lời mọi câu hỏi về địa điểm
Thời tiết miền Bắc chuyển rét, Trung Bộ, Tây Nguyên có mưa lớn
Xây dựng các trung tâm văn hóa Việt Nam ở nước ngoài: Chỉ xây khi dự kiến thu đủ bù chi
Phát huy hiệu quả mô hình “Cổng trường an toàn giao thông”
Quy định về phê duyệt phương án chữa cháy của cơ sở từ 16/12/2024
Công đoàn ngành GTVT Hà Nội: Trao hỗ trợ cho đoàn viên bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3
Tin khác
Nhân viên y tế trung tâm tiêm chủng cứu sống cụ ông bị nhồi máu cơ tim khi đi trên đường
Y tế 02/11/2024 16:50
Phát động giải chạy vì trẻ sinh non
Y tế 02/11/2024 16:38
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhi 7 tuổi gãy xương đùi
Y tế 02/11/2024 12:36
6 giờ phẫu thuật hồi sinh sự sống cho trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh nghiêm trọng
Y tế 02/11/2024 06:18
Những điều cần biết để tránh đột quỵ khi chạy bộ
Y tế 31/10/2024 06:40
Phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường tiền đình miệng
Y tế 30/10/2024 11:44
4 bệnh nhân được hồi sinh sự sống từ mô, tạng của người chết não hiến tặng
Y tế 29/10/2024 15:05
Hà Nội ghi nhận thêm 24 ổ dịch sốt xuất huyết
Y tế 28/10/2024 10:31
Lan tỏa tinh thần hiến máu, hiến tiểu cầu vì cộng đồng
Y tế 28/10/2024 06:03
Phẫu thuật thành công cho người đàn ông bị lưỡi bừa đâm xuyên cẳng chân
Y tế 27/10/2024 16:42