Tình trạng kháng thuốc: Đe dọa, thách thức điều trị
Bệnh gì cũng mua kháng sinh
Thực tế cho thấy, từ người lớn cho tới trẻ nhỏ một khi sổ mũi, ho, sốt, đau bụng… đều thường đến ngay các hiệu thuốc để mua thuốc kháng sinh, thay vào việc phải đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ khám, kê đơn thuốc. Từ việc mở một cửa hàng thuốc tây y dễ dãi bán thuốc không cần đơn và việc mua thuốc quá dễ dàng đã dẫn tới tình trạng “loạn” thuốc kháng sinh.
Trong khi đó, Bộ Y tế đã có quy định về việc cấm bán thuốc kháng sinh không theo chỉ định của bác sĩ, nhưng tình trạng này vẫn diễn ra và rất khó kiểm soát. Vì vậy, chuyên gia y tế đã nhận định, người dân đang quá dễ dãi trong việc sử dụng hay nói đúng hơn là lạm dụng kháng sinh. Còn các nhà thuốc, vì lợi nhuận, nên dù thấy rõ tác hại của việc bán thuốc kháng sinh không theo đơn là nguy hiểm, nhưng vẫn bất chấp, “lách luật” để bán thuốc. Không chỉ người bệnh, người bán thuốc mà đôi khi cả bác sĩ điều trị cũng lạm dụng kháng sinh đắt tiền, chỉ định kháng sinh không phù hợp để kê đơn cho bệnh nhân.
Khi sử dụng thuốc kháng sinh, cần mua theo đơn bác sĩ. |
Việc sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của người trực tiếp sử dụng thuốc mà những nguy hại tiềm ẩm về những phản ứng phụ của thuốc thì khó ai đong đếm được. Đáng báo động hơn, là việc lạm dụng thuốc kháng sinh không chỉ dừng lại ở con người, mà còn cả với thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản… đã làm cho các vi sinh vật thích nghi với thuốc, tạo điều kiện cho nhiều loại vi khuẩn trở thành kháng thuốc, làm cho thuốc kém hiệu quả hoặc không hiệu quả. Ông Lương Ngọc Khuê - Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh (Bộ Y tế) - từng thừa nhận: “Chưa có nước nào mà kháng sinh lại mua dễ như ở Việt Nam. Bộ Y tế đã có quy định yêu cầu các nhà thuốc chỉ bán kháng sinh khi có đơn của bác sĩ, tuy nhiên nhiều nơi không thực hiện, trong khi chế tài xử phạt thấp”.
Cần quyết liệt hơn
Để hiểu rõ hơn về sự nguy hại của tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh dẫn đến những hậu quả khôn lường, phóng viên có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai – nơi đang diễn tình trạng rất nhiều bệnh nhân bị kháng kháng sinh. Có bệnh nhân không chỉ kháng với một hay nhiều loại kháng sinh mà có bệnh nhân kháng hầu như mọi loại kháng sinh và các phác đồ điều trị của các bác sĩ trở nên vô tác dụng. Như trường hợp bệnh nhân hiện điều trị cách ly tại Khoa Hồi sức cấp cứu (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân Phan Như Đ. (45 tuổi, quê huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa).
Theo chị Lê Như Hoa (vợ bệnh nhân Đ.) cho biết, ban đầu, chồng chị được chẩn đoán là bị bệnh viêm đường ruột. Sau nhiều năm chữa trị tại nhiều bệnh viện, tình trạng bệnh của chồng chị không những không khỏi mà còn có dấu hiệu đi xuống, nên gia đình đã vội đưa anh đến Bệnh viện Bạch Mai điều trị. “Chồng tôi nằm điều trị được khoảng 3 tháng, nhưng tình hình không khá hơn. Các bác sĩ cho biết vì gia đình dùng kháng sinh không theo chỉ dẫn, nên dẫn đến tình trạng anh bị đa kháng sinh” - chị Hoa than thở.
Theo số liệu của Bộ Y tế, tại Việt Nam ghi nhận không chỉ một mà một số loại siêu vi khuẩn kháng lại mọi loại thuốc kháng sinh. Phổ biến nhất là nhóm vi khuẩn gram âm đường ruột. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) xếp Việt Nam vào danh sách các nước có tỉ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Thậm chí có loại vi khuẩn gây bệnh viêm phổi đã kháng cả các kháng sinh thế hệ 3 là thế hệ mới nhất. Còn theo PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên - nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, kháng thuốc hiện nay là vấn đề toàn cầu, đặc biệt nổi trội ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Qua đó cho thấy, vấn đề kháng kháng sinh hiện là mối đe dọa nghiêm trọng, thách thức đối với điều trị và về lâu dài vấn đề này sẽ càng trở nên đáng báo động
Đứng trước tình trạng kháng thuốc ngày càng xảy ra nghiêm trọng, WHO đã lấy khẩu hiệu “Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” để kêu gọi các nước cùng chung tay phòng, chống kháng thuốc, trong đó có Việt Nam. Việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không đúng phác đồ, lạm dụng kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn sẽ gây ra những hậu quả khôn lường. GS.TS Lê Năm - nguyên Giám đốc Viện bỏng Quốc gia - nhận định, việc sử dụng kháng sinh là hết sức cần thiết để điều trị cho người bệnh. Công nghệ sản xuất kháng sinh ngày càng phát triển đã cung cấp cho xã hội nhiều kháng sinh mới có hiệu quả và hiệu lực cao. Tuy nhiên, nếu sử dụng kháng sinh không hợp lý, lạm dụng kháng sinh, điều trị kháng sinh khi không mắc bệnh lý nhiễm khuẩn... sẽ làm gia tăng tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh, tạo ra sự khan hiếm, thiếu hụt các thuốc kháng khuẩn mới, đặc biệt là kháng sinh để điều trị cho người bệnh nhiễm vi sinh vật đa kháng.
Trang Thu
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Mối đe dọa từ những vật lạ rơi xuống từ nhà cao tầng
Đặc sắc các sản phẩm tại Hội chợ trái cây, nông sản an toàn các tỉnh, thành phố năm 2024
Tự động hóa quy trình chi trả quyền lợi bảo hiểm với công nghệ OCR thế hệ mới
Tứ kết UEFA Nations League: Mong chờ cuộc đối đầu giữa Đức và Italy
“Manifest” được chọn là từ của năm 2024
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Bắc Từ Liêm
Cụm thi đua số 7 LĐLĐ thành phố Hà Nội: Làm tốt công tác đại diện, bảo vệ người lao động
Tin khác
Nam bệnh nhân mất 1/2 lượng máu trong cơ thể vì sốt xuất huyết
Y tế 22/11/2024 06:03
Thêm giải pháp nâng cao sức khỏe các nhóm yếu thế tại Việt Nam
Y tế 21/11/2024 14:15
Báo động xu hướng trẻ hóa đối tượng nhiễm HIV
Y tế 21/11/2024 07:03
“Chúng tôi đánh giá cao tinh thần học hỏi của đội ngũ FPT Long Châu!”
Y tế 20/11/2024 22:40
Chiến lược đào tạo giúp đội ngũ Long Châu tự tin chăm sóc sức khỏe hơn 20 triệu khách hàng
Y tế 20/11/2024 22:39
Phát hiện sớm, can thiệp kịp thời các vấn đề liên quan đến thính giác ở trẻ em
Xã hội 20/11/2024 15:57
Mỗi ngày phát hiện 70 ca mắc bệnh sởi tại Đồng Nai
Y tế 19/11/2024 21:56
Hạnh phúc "nảy mầm" sau 7 năm hiếm muộn
Y tế 19/11/2024 15:10
Gia tăng tình trạng lây nhiễm HIV ở nhóm nam quan hệ tình dục đồng giới
Y tế 18/11/2024 21:00
Quy định mới về tiêu chuẩn sức khoẻ, khám sức khỏe của người lái xe
Y tế 18/11/2024 14:30