Xâm hại tình dục trẻ em:

Bài 3: Cần hiểu đúng về khái niệm xâm hại tình dục

(LĐTĐ) Xâm hại tình dục hiện đang trở thành vấn đề nhức nhối và nóng bỏng khi hàng loạt những vụ việc xâm hại tình dục trẻ em bị phát giác. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và cả các cơ quan hành pháp cũng chưa hiểu đúng về khái niệm này. Thậm chí, xâm hại tình dục trẻ em còn bị chính các bậc phụ huynh coi nhẹ.  
bai 3 can hieu dung ve khai niem xam hai tinh duc Bài 2: Hậu quả rất lâu dài và khó khắc phục
bai 3 can hieu dung ve khai niem xam hai tinh duc Bài 1: Vấn nạn nhức nhối
bai 3 can hieu dung ve khai niem xam hai tinh duc Xâm hại tình dục trẻ em: Tội ác không thể dung thứ

Khái niệm xâm hại tình dục được hiểu rất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục

Nói về khái niệm “xâm hại tình dục”, ông Trần Thành Nam – Tiến sĩ Tâm lý học trẻ em và vị thành niên cho biết, xâm hại tình dục trẻ em là tất cả các hành vi dụ dỗ, xúi bẩy, lôi kéo, ép buộc trẻ em thực hiện một số hành vi mang tính chất tính dục không phù hợp với lứa tuổi của các em.

Hành vi nhìn chỗ kín (thị dâm), nói chuyện về vấn đề liên quan đến hoạt động tình dục, bộ phận sinh dục (khẩu dâm), nghe, động chạm, ôm đều có thể được xem là xâm hại tình dục. Khái niệm xâm hại tình dục được hiểu rất rộng chứ không chỉ là có hành vi quan hệ tình dục như nhiều người vẫn nghĩ.

bai 3 can hieu dung ve khai niem xam hai tinh duc

Hậu quả lớn nhất khi trẻ bị xâm hại đó là tổn tương về tinh thần và ảnh hưởng đến tương lai. (Ảnh minh họa)

Theo Bác sĩ Nguyễn Trọng An – Nguyên Phó Cục trưởng Cục Bảo vệ và chăm sóc trẻ em, từ trước đến nay, nước ta hay dùng từ “lạm dụng tình dục”. Tuy nhiên, ở Việt Nam nghĩa của từ “lạm dụng” không sát nghĩa với khái niệm của quốc tế sử dụng cho nên sau này đã có thay đổi thành “xâm phạm tình dục”.

Trong quá trình sử dụng, cụm từ này tiếp tục không phù hợp cho nên sau khi Quốc hội quyết định thay đổi thì cụm từ “xâm hại tình dục” được sử dụng từ năm 2010. Từ đó đến nay, cụm từ “xâm hại tình dục” nhằm nói lên một số hiện tượng từ nhìn, sờ mó vào các chỗ kín của trẻ, rồi đến các việc dụ dỗ, cho trẻ xem phim khiêu dâm, dụ dỗ trẻ không mặc quần áo và cuối cùng là dâm ô, giao cấu, hiếp dâm với trẻ. Tất cả các hình thức đó được định nghĩa là xâm hại tình dục trẻ em.

Ông An cho rằng, hiện nay, ngay bản thân các bậc cha mẹ cũng chưa hiểu hết về hành vi xâm hại và càng chưa nhận biết được nguy cơ cao con mình sẽ bị xâm hại. Bản thân các em cũng chưa được nhà trường và cha mẹ trang bị những kiến thức cần thiết để tự bảo vệ mình.

Cũng theo ông An, vấn đề xâm hại tình dục ở nước ta theo báo cáo chỉ là “phần nổi của tảng băng”, cho nên xâm hại tình dục trẻ em là vấn đề xã hội rất nặng nề, cần có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, phát hiện sớm để bảo vệ trẻ em.

Bố, mẹ có con bị xâm hại nên im lặng hay lên tiếng?

Trước vấn đề được nhiều người quan tâm, đó là nếu bạn là người trong cuộc, có con cái không may trở thành nạn nhân của việc xâm hại tình dục, bạn sẽ làm gì? Nhà báo Phạm Gia Hiền cho rằng, phụ huynh cần lên tiếng, nhưng phải vô cùng cẩn trọng.

“Trong thời gian qua, trong xã hội ai cũng quan tâm tới những vụ việc xâm hại tình dục. Theo tôi, đây là một niềm đau mà toàn xã hội phải chịu sự tổn thương từ nó. Các ông bố, bà mẹ phải cẩn trọng hơn khi lựa chọn hướng giải quyết khi là nạn nhân của việc xâm hại tình dục”, nhà báo Phạm Gia Hiền nói.

Nhà báo Phạm Gia Hiền cho biết, nếu con anh bị tấn công bởi một kẻ bệnh hoạn, anh sẽ không im lặng, nhưng cuộc đấu tranh phải diễn ra theo nhiều cách để bảo vệ con của mình. Đấu tranh ngay cả khi điều xấu nhất chưa xảy ra đối với mình, cần phải đặt tương lai của cháu bé lên đầu tiên. Bất kể chúng ta có lên tiếng, phẫn nộ, đấu tranh thì tương lai của cháu bé là do chúng ta quyết định bây giờ.

Nhà thơ Lữ Mai lại lưu ý tới việc cha mẹ thường nhanh chóng “hài lòng” với câu trả lời của con trẻ khi có những sự việc bất thường, xâm hại xảy ra với trẻ mà ít khi tìm hiểu, đào sâu để hiểu được chân tướng vấn đề.

“Người lớn cần phải để ý tới những chi tiết nhỏ nhất, lời nói vu vơ nhất của con trẻ để nhận biết được cạm bẫy, nguy cơ hay những xâm hại mà trẻ đã trải qua. Tôi cho rằng ở một xã hội phức tạp như hiện tại, quan điểm im lặng là có thể hiểu được, nhưng với tôi, tôi vẫn chọn lên tiếng. Cách nào để lên tiếng mới là điều quan trọng. Chúng ta cần phải tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện”, nhà thơ Lữ Mai nhận định.

Bà Nguyễn Vân Anh - Giám đốc Trung tâm Trung tâm Nghiên cứu và ứng dụng về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên kể lại một câu chuyện về bà mẹ đã theo đuổi vụ việc con gái mình bị xâm hại trong vòng 4 năm, thế nhưng kẻ thủ ác vẫn nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật dù cho cơ quan điều tra đã nhiều lần lật lại vụ án.

Bà Vân Anh cho rằng: “Nếu các vụ án cứ tiếp tục xử lý như vậy, cứ chìm vào quên lãng thì sự nguy hiểm là không ai muốn nhắc lại những quán khứ đau buồn nữa. Chúng ta cần phải khích lệ, tạo ra những điều kiện để cái sự “nói ra” đó được dễ dàng hơn cho các nạn nhân”.

Nhiều chuyên gia tâm lý cho rằng, chính ý thức của cộng đồng chưa được đầy đủ, văn hóa Á Đông dễ dãi trong việc âu yếm, cưng nựng trẻ em, đã khiến một số kẻ biến thái lạm dụng và nhân sự cả nể không muốn làm lớn chuyện, kẻ biến thái càng có cơ hội lấn tới.

Để hạn chế những hậu quả do xâm hại tình dục gây ra, việc quan tâm của cha mẹ hoặc người giám hộ để phòng ngừa và phát hiện kịp thời những biểu hiện xâm hại tình dục ở trẻ là điều đặc biệt quan trọng. Cha mẹ và người giám hộ nên lưu ý những biểu hiện bất thường của trẻ như rối loạn giấc ngủ, ăn uống, lo âu, ám sợ, tâm trạng dễ thay đổi, cáu giận bất thường, trốn học hoặc nghỉ học, hay trẻ bỗng dưng có nhiều tiền, quà tặng, điện thoại,… mà không rõ nguồn gốc. Những dấu hiệu này có thể không khẳng định trẻ đang bị xâm hại, nhưng các bậc phụ huynh cần trò chuyện nhiều hơn với trẻ để tìm hiểu nguyên nhân hoặc nắm bắt kịp thời tâm lý các em đang cần tìm kiếm sự trợ giúp của cha mẹ, người giám hộ từ những biểu hiện trên. Đồng thời, khi phát hiện con đã bị xâm hại tình dục, điều cần thiết trước hết là cha mẹ hay người giám hộ hãy hỗ trợ giúp trẻ lấy lại tinh thần và vượt qua nỗi sợ hãi tâm lý. Mặt khác, cha mẹ cần tìm hiểu rõ sự việc, từ đó nhanh chóng tố giác tội phạm hay gọi ngay vào đường dây nóng để được tư vấn bảo vệ trẻ em miễn phí.

(Còn nữa)

H. Phong

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch

(LĐTĐ) Một trong những điểm nổi bật của Luật Thủ đô 2024 là các quy định về phát triển văn hóa, thể thao và du lịch được quy định tại Điều 21. Điều này thể hiện rõ mục tiêu xây dựng và phát triển Thủ đô trở thành "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại", đồng thời là trung tâm hội tụ, kết tinh văn hoá của cả nước.
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu

(LĐTĐ) Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung cho rằng, bên cạnh việc chú trọng đào tạo nhân lực đại trà, thì phải chú trọng đào tạo nhân lực chất lượng cao gắn liền với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển ứng dụng công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Phấn đấu đến cuối năm 2025, Việt Nam phải nằm trong top 3 các nước dẫn đầu ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu.
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024

(LĐTĐ) Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 29/11 đến hết ngày 1/12/2024, tại Công viên Thống Nhất, với nhiều hoạt động hấp dẫn, qua đó, tăng cường giới thiệu, quảng bá các sản phẩm văn hóa ẩm thực, làng nghề truyền thống địa phương
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10

(LĐTĐ) Giải trình, làm rõ một số vấn đề tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, chiều 4/11, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, hiện nay học sinh phải đối mặt với sức ép rất lớn khi thi vào lớp 10. Do vậy, đã đến lúc chúng ta cần phải đánh giá một cách đầy đủ sau một thời gian triển khai Quyết định 522/QĐ-TTg 2018, mức độ phù hợp còn đến đâu, bởi đây là căn cứ mà rất nhiều địa phương dựa vào.
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện

(LĐTĐ) Đại biểu Hà Sỹ Đồng cho rằng, dù lương cơ sở tăng 30%, nhưng một cán bộ, công chức mới được tuyển dụng, dù xuất sắc đến đâu, lương cũng chỉ mới đủ tiền thuê nhà ở mức bình dân, và chi tiêu phải hết sức tằn tiện...
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”

(LĐTĐ) Theo Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội, tính đến ngày 31/10, sau 4 tháng đi vào hoạt động chính thức, ứng dụng “Công dân Thủ đô số” - iHanoi đã có khoảng 14 triệu lượt người dân truy cập khai thác, sử dụng. Tổng số người dùng đăng ký tài khoản trên ứng dụng là 1.043.724.
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô

(LĐTĐ) Thời gian qua, công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật trong các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội được đặc biệt chú trọng. Bám sát đặc điểm, điều kiện địa phương, nội dung, hình thức tuyên truyền từng bước được đổi mới theo hướng ngắn gọn, dễ hiểu, sinh động và phù hợp với tâm lý, nhận thức của học sinh.

Tin khác

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của ông Nguyễn Văn Quang, trú tại ấp Thạnh Đông, xã Thanh Đông B, huyện Tân Hiệp (tỉnh Kiên Giang) về việc, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kiên Giang chậm trễ trong việc trả lời và giải quyết nội dung phản ánh của 20 hộ dân tại ấp Thạnh Đông... Sau khi nhận được nội dung, Công an tỉnh Kiên Giang đã chuyển Công văn của báo Lao động Thủ đô đến Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Kiên Giang xem xét, giải quyết.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?

(LĐTĐ) Loạt bài "Xâm phạm hồ Trị An" của Báo Lao động Thủ đô đã được Tỉnh ủy, UBND tỉnh Đồng Nai vào cuộc quyết liệt, tuy nhiên một trong những cơ quan phải rà soát, báo cáo nội dung báo phản ánh là UBND huyện Định Quán vẫn thờ ơ....đứng ngoài.
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc

(LĐTĐ) Tỉnh ủy Đồng Nai đã có công văn yêu cầu các cấp, các đơn vị liên quan, có trách nhiệm xem xét phản ánh của Báo Lao động Thủ đô để xử lý về tình trạng xâm phạm hồ Trị An.
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em

(LĐTĐ) Cơ quan chức năng đã vào cuộc vụ việc bạo hành trẻ trong Mái ấm Hoa Hồng ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thế nhưng, nỗi đau về thể xác, những sang chấn về tâm lý sẽ mãi là ký ức đáng sợ trong suy nghĩ của các cháu. Đồng thời, dư luận cũng đề nghị xử lý nghiêm những hành vi hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em.
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh

(LĐTĐ) Liên quan đến đơn thư phản ánh của bà Đặng Thị Thúy (xã Văn Đức, Gia Lâm) về việc: Có người đã chặt phá vườn hồng và đốt căn lều của gia đình... Công an huyện Gia Lâm vừa có văn bản phúc đáp Báo Lao động Thủ đô và cho biết, sau khi xác minh thông tin, Công an xã Văn Đức không có căn cứ để thiết lập hồ sơ.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước

(LĐTĐ) Khu vực hồ Trị An hiện có hàng nghìn nhà bè nuôi thủy sản các loại, nước thải sinh hoạt của người dân, các khu du lịch tự phát và các cơ sở chăn nuôi, đơn vị sản xuất khác…đổ xuống hồ. Việc nguồn nước lòng hồ Trị An bị ô nhiễm là điều khó tránh khỏi.
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ

(LĐTĐ) Tại hồ Trị An hiện nay lại diễn ra tình trạng lấn chiếm, phá đảo để làm du lịch nghỉ dưỡng, xây dựng các công trình dân dụng có dấu hiệu trái pháp luật. Phóng viên Báo Lao động Thủ đô đã tìm hiểu phản ánh vấn nạn nhức nhối này.
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp

(LĐTĐ) Thời gian qua, nhiều cử tri quận Hoàng Mai đề nghị thành phố Hà Nội xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi đất để thực hiện dự án. Giá bồi thường đất nông nghiệp hiện là 252.000đ/m2 chưa phù hợp với thực tế, chưa đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất.
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?

(LĐTĐ) Nhiều năm qua, tại khu vực đất bãi bồi sông Đuống, thuộc thôn 2, xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm, Hà Nội), hàng nghìn mét vuông đất đã bị “biến tướng” thành bãi tập kết cát, than và xây dựng nhà xưởng trái phép… Điều đáng nói, dù vi phạm diễn ra nhiều năm, nhưng chính quyền sở tại dường như “không hay biết”.
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng

(LĐTĐ) Hiện nay, có khoảng 500 hộ sinh sống trên diện tích rừng thuộc khu di tích thắng cảnh chùa Hương, xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội. Việc sinh hoạt của các hộ dân tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng. Cử tri đã nhiều lần kiến nghị Thành phố hỗ trợ kinh phí để di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng trên địa bàn xã Hương Sơn.
Xem thêm
Phiên bản di động