Bài 1: Vấn nạn nhức nhối
Tăng cường phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em | |
Năm 2018, Viện kiểm sát Hà Nội khởi tố 47 vụ xâm hại trẻ em | |
Tội phạm xâm hại trẻ em diễn biến phức tạp |
Nhiều vụ trẻ em bị xâm hại tình dục nhưng chưa được phát hiện, xử lý
Trung tá Phạm Mai Hiên, Phó Trưởng phòng 5, Cục Cảnh sát Hình sự, Bộ Công an cho biết, trong những năm qua, lực lượng công an đã chủ động tham mưu cho các cấp thực hiện nhiều chương trình để phòng ngừa, đấu tranh với các loại tội phạm liên quan đến trẻ em.
Hầu hết, các vụ án liên quan đến trẻ em đã được công an phát hiện, điều tra xử lý nghiêm theo luật định. Tuy nhiên, một số vụ xâm hại tình dục trẻ em chưa đạt kết quả như mong muốn. Nhiều vụ tồn động, kéo dài không khởi tố điều tra được khiến dư luận bức xúc cũng như “nóng” trên các phương tiện truyền thông.
Theo báo cáo của Bộ Công an, trong năm 2018, có 1.547 vụ xâm hại trẻ em được phát hiện với 1.669 đối tượng. Trong đó, các vụ xâm hại tình dục trẻ em là 1.269 vụ (chiếm 82% so với tổng số vụ xâm hại trẻ em) với 1.233 đối tượng, xâm hại 1.141 em.
Ảnh minh họa. |
Tình hình tội phạm xâm hại trẻ em nhất là tội phạm xâm hại tình dục trẻ em thời gian qua nổi lên một số vấn đề như: Hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em xảy ra mọi lúc mọi nơi, trong gia đình, ngoài xã hội, trong nhà trường, đối tượng thực hiện hành vi thường là người có trách nhiệm nuôi dưỡng, quản lý, giáo dục trẻ em, là người thân trong gia đình, người quen biết, hàng xóm.
Đại tá Hồ Sỹ Niêm, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát hình sự, Phó Thủ trưởng Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an cho rằng, số vụ trẻ em bị xâm hại, nhất là xâm hại tình dục, được phát hiện chỉ là bề nổi. Trong thực tế còn có nhiều vụ trẻ em bị xâm hại tình dục nhưng chưa được phát hiện, xử lý.
Theo một số chuyên gia, tại một số địa phương công tác đấu tranh phòng chống tội phạm xâm hại trẻ em chưa được quan tâm đúng mức, công tác tuyên truyền chưa đi vào chiều sâu, chưa tác động trực tiếp đến đối tượng cần tập trung tuyên truyền nhất là các vùng sâu, vùng xa.
Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có nhiều án xâm hại trẻ em
Theo kết quả thống kê của Bộ Công an, các địa phương xảy ra nhiều vụ án xâm hại trẻ em gồm: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đắk Lắk, Tây Ninh, Đồng Nai,…
Cũng theo Bộ Công an, các đối tượng có hành vi bạo lực, bạo hành, xâm hại trẻ em ở nhiều lứa tuổi, thành phần xã hội khác nhau, trình độ văn hóa thấp, nhận thức pháp luật và xã hội còn rất hạn chế.
Nạn nhân thường là trẻ em nhỏ tuổi được cha mẹ gửi người chăm sóc hoặc sống trong gia đình mà cha mẹ ly thân, ly hôn phải sống với cha dượng, mẹ kế… Các trường hợp khác nằm ngoài sự quản lý của cha mẹ, người thân nên bị các đối tượng xâm hại.
Một số vụ việc do hoàn cảnh khó khăn, người mẹ sinh con ngoài ý muốn đã vứt bỏ con khi mới sinh hoặc cố ý bỏ con tại các nơi công cộng, nơi hoang vắng, các trung tâm bảo trợ xã hội, nhà chùa, nhà thờ…
Nói về giải pháp trong thời gian tới, ngoài việc tuyên truyền, hoàn thiện chính sách pháp luật, ổn định kinh tế,… Bộ Công an đưa ra hàng loạt công tác phòng ngừa nghiệp vụ. Trong đó, lực lượng công an sẽ lên danh sách những đối tượng tiềm ẩn nguy cơ phạm tội xâm hại trẻ em, chủ yếu tội phạm giết trẻ em, xâm hại tình dục trẻ em và những đối tượng thường rủ rê, cưỡng ép, mua chuộc các em vào con đường phạm tội.
Đồng thời, lên danh sách các em chưa thành niên có biểu hiện nghi vấn hoạt động phạm tội: bỏ nhà lang thang, hư hỏng tụ tập sử dụng trái phép chất ma túy, gây rối trật tự công cộng, chống người thi hành công vụ,… Các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn, sống xa cha mẹ, có nguy cơ bị xâm hại, bạo lực gia đình,… cũng là đối tượng được quan tâm.
Ngoài ra, Bộ Công an sẽ chủ động mở các đợt cao điểm tấn công tội phạm hình sự và tệ nạn xã hội trên phạm vi toàn quốc, đồng thời tham mưu cho Bộ, Chính phủ mở các kế hoạch chuyên đề theo từng thời gian, vùng miền để đấu tranh ngăn chặn tội phạm xâm hại trẻ em, tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên, tội phạm liên quan đến bạo lực gia đình, tội phạm mua bán người.
(Còn nữa)
Có thể bạn quan tâm
Nên xem
Luật Thủ đô năm 2024: Những đột phá trong phát triển văn hóa, thể thao và du lịch
Bộ trưởng Đào Ngọc Dung: Việt Nam phấn đấu top 3 ASEAN về đổi mới sáng tạo toàn cầu
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Lễ hội văn hóa ẩm thực Hà Nội 2024
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói về việc học sinh thi vào lớp 10
Lương khởi điểm của công chức chỉ đủ thuê nhà bình dân và chi tiêu tằn tiện
Hơn 1 triệu người đăng ký tài khoản “Công dân Thủ đô số” - iHanoi”
Đưa kiến thức pháp luật đến với học sinh Thủ đô
Tin khác
Công an tỉnh Kiên Giang phản hồi đơn tố cáo của bạn đọc báo Lao động Thủ đô
Điều tra - bạn đọc 02/11/2024 14:22
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Huyện Định Quán mắc mớ gì mà chưa báo cáo?
Điều tra - bạn đọc 14/10/2024 10:44
Liên quan đến loạt bài “Xâm phạm hồ Trị An”: Chỉ có Tỉnh uỷ Đồng Nai mạnh mẽ vào cuộc
Điều tra - bạn đọc 19/09/2024 09:12
Cần nghiêm trị những "bảo mẫu" có hành vi xâm phạm đến sức khỏe, tính mạng của trẻ em
Điều tra - bạn đọc 05/09/2024 15:50
Công an xã Văn Đức (Gia Lâm): Không có căn cứ để thiết lập hồ sơ theo đơn thư phản ánh
Điều tra - bạn đọc 28/08/2024 10:24
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 3: Hàng nghìn bè nuôi cá và nguy cơ ô nhiễm nguồn nước
Điều tra - bạn đọc 15/08/2024 09:45
Xâm phạm hồ Trị An - Bài 1: Đua nhau lấn chiếm lòng hồ
Điều tra - bạn đọc 08/08/2024 13:55
Đề nghị xem xét lại giá bồi thường đất nông nghiệp
Điều tra - bạn đọc 09/07/2024 08:48
Huyện Gia Lâm: Hàng chục nghìn mét vuông đất nông nghiệp sử dụng sai mục đích?
Điều tra - bạn đọc 17/06/2024 18:44
Xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức: Cần sớm di dời các hộ dân sinh sống trong diện tích rừng
Điều tra - bạn đọc 12/06/2024 16:05