Dẹp chợ tạm, lấn chiếm vỉa hè: Vì sao không triệt để?

Bài 1: Thói quen cố hữu

Chợ cóc, chợ tạm gọi chung là chợ tự phát cũng như việc lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh không chỉ gây mất mỹ quan đô thị mà còn làm ảnh hưởng đến giao thông. Mặc dù, các cấp chính quyền đã nhiều lần ra quân triển khai dẹp chợ  tự phát, dẹp lấn chiếm vỉa hè, lòng đường song thực tế đâu vẫn vào đấy.
bai 1 thoi quen co huu Nhếch nhác chợ cóc, chợ tạm khu đô thị
bai 1 thoi quen co huu Cần chấm dứt việc giết mổ gia cầm gây ô nhiễm môi trường
bai 1 thoi quen co huu Lộn xộn chợ cóc ngoại thành: Tìm giải pháp cho chợ tạm

Chợ tự phát Tân Mai (quận Hoàng Mai), chợ tự phát Vĩnh Hồ (quận Đống Đa) là hai điển hình chợ do cư dân tự lập nên ảnh hưởng đến trật tự đô thị và môi trường sống, mặc dù người dân nơi đây phản ánh bức xúc lên các cấp khá nhiều và thực tế các cơ quan chức năng không ít lần ra quân giải tỏa, thiết lập lại trật tự kinh doanh, song đến nay cả hai chợ này vẫn hoạt động bình thường. Đây chính là những ví dụ điển hình về câu chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi’ trong thiết lập trật tự văn minh đô thị đối với hệ thống chợ tự phát và lấn chiếm vỉa hè, lòng đường làm nơi kinh doanh.

Dẹp mãi không xong

Theo phản ánh của bà con đang bán hàng tại chợ tạm Tân Mai (Hoàng Mai), nửa cuối tháng 10, lực lượng chức năng vào cuộc dẹp chợ ráo riết, khiến họ luôn ở trong cảnh “sẵn sàng chạy”. “Lực lượng chức năng rình rập cả ngày, chốt chặn ngay từ đầu chợ, ai mà dám ngồi. Ban đầu, bị đuổi tại chợ chính, người bán hàng chạy vào ngõ, giờ ngõ cũng không cho ngồi, nên chúng tôi đành chuyển hẳn vào nhà dân để bán. Trước công an thỉnh thoảng mới đuổi, nhưng dạo này đuổi dữ quá nên ai không có chỗ phải sang chợ tạm rồi”, bà Ngà – một tiểu thương chợ Tân Mai cho biết. Còn tại chợ Vĩnh Hồ nằm trên phố Vĩnh Hồ thuộc phường Thịnh Quang (quận Đống Đa) đã tồn tại suốt mấy năm nay, điều đáng nói phố thì bé, các hộ kinh doanh, người dân ngoại thành đến bán thịt, bán rau thì nhiều nên ngày nào cũng vậy cứ giờ cao điểm (sáng - chiều) là diễn ra tình trạng tắc đường.

bai 1 thoi quen co huu
Chợ tạm Tân Mai thưa thớt người mua bán, dù được tạo nhiều điều kiện thuận lợi.

Không ít cư dân sống xung quanh hai khu chợ tạm này đã nhiều lần phản ánh lên cơ quan chức năng và thực tế cơ quan chức năng là công an phường, đội quản lý trật tự phường đến giải quyết xong đâu vẫn vào đấy. Chợ tự phát Vĩnh Hồ vẫn cứ tồn tại, hàng hóa cứ vô tư bày bán dưới lòng đường. Còn chợ tạm Tâm Mai, dẫu địa phương đã có quy hoạch chợ để bà con kinh doanh buôn bán song họ vẫn cứ thích kinh doanh, buôn bán ở chợ cũ.

Hộ kinh doanh, những nông dân bán buôn gia cầm, hàng hóa nông sản ở các huyện ngoại thành lên vẫn thích bám trụ chợ tự phát, còn các cơ quan chức năng “đến hẹn lại lên” tiến hành ra quân dẹp chợ cóc, dẹp kinh doanh vỉa hè thì vẫn chẳng mấy chuyển biến.

Không thích chợ quy hoạch vì mất tiền lại ế ẩm

Thực hiện của Thành phố về trật tự, văn minh đô thị nhiều địa phương của TP đã tiến hành quy hoạch lại hệ thống chợ để xây chợ mới, nhưng có nghịch lý đang diễn ra, các hộ kinh doanh không mặn mà với chợ mới mà đều cố “bám trụ” các khu chợ tự phát hoạt động trên vỉa hè, dưới lòng đường kể kinh doanh.

Một số tiểu thương hiện đang kinh doanh bên chợ tạm Tân Mai cho rằng, “cùng đường” họ mới phải chạy vào chợ tạm. Theo họ, nếu chính quyền kiên quyết dẹp chợ cóc, chợ tạm, thì phải dẹp hết, chứ không thể để cả chợ mới, chợ cũ cùng song song hoạt động. “Mỗi chỗ ngồi mất mấy chục triệu, mỗi tháng còn mất hơn triệu tiền nọ tiền kia. Mà chợ thì chỉ là chợ tạm thời, có mãi mãi đâu mà gọi là chỗ của mình?”, một tiểu thương lo lắng chia sẻ.

Trao đổi với PV vì sao lại như vậy, một số kinh doanh và người dân tại các huyện ngoại thành chuyên bán các loại sản phẩm nông sản ở hệ thống chợ này cho hay: Chợ mới thì không có tiền để mua chỗ ngồi. Đã thế nếu được vào chợ bán thì không có khách. Khách của các hộ kinh doanh chợ cóc ngoài khách quen, còn có dạng khách tiện đâu mua đấy - ngại gửi xe để vào chợ mua hàng. Do đó, kinh doanh ở chợ tự phát lợi nhuận cao hơn và cũng tiện hơn. Theo lời chú Khoa, một người bán rau thâm niên ở chợ cóc Tân Mai, lượng hàng bán ở chợ tạm Tân Mai giảm rất nhiều so với bán ở chợ cóc. Nên mặc dù được chính quyền khuyến khích, tạo chỗ ngồi ở chợ mới, không thu vé chợ trong tháng đầu, nhưng không tiểu thương nào tha thiết cả, bởi giảm trước mắt được vài nghìn vé chợ, nhưng mỗi ngày họ thất thu tới vài trăm nghìn đến cả triệu đồng.

“Ăn thua gì đâu chị, từ sáng đến giờ tôi mới bán được vài trăm nghìn đồng, còn thiếu bao nhiêu vốn. Ở chợ trong kia, mỗi ngày tôi bán tiền triệu ý chứ, thu 2-3 triệu đồng một ngày dễ như không. Chợ cũ bán cả yến khoai sọ, khoai tây, rau củ quả các loại, mỗi yến rau cũng được mấy trăm nghìn đồng, ra chợ mới bán ngày vài kg cũng chật vật”, chú Khoa chia sẻ.

Qua tìm hiểu, được biết, hầu hết người dân vẫn quen tiện đâu mua đấy mà chưa quen mua bán ở các khu chợ mới quy hoạch, bởi chợ mới vừa xa nơi họ ở, vừa nóng nực, đi bộ mỏi chân mới ra được chợ. Nhiều người dân ở chợ cóc Tân Mai cho biết, chợ vẫn có người bán thì họ “tội gì không mua”. Những người dân mở cửa cho tiểu thương kinh doanh trong nhà, cho biết, vì thân quen với các tiểu thương nhiều năm, lúc tiểu thương khó khăn nên “tạo điều kiện” cho họ buôn bán. Tuy nhiên, nhiều người chấp nhận “tiếp tay” cho tiểu thương, duy trì thói quen mua bán thiếu văn minh vì họ không muốn mất đi một khoản tiền kha khá mỗi tháng từ việc cho thuê mặt tiền để kinh doanh...

Đây cũng chính là lý do vì sao, việc dẹp chợ tự phát Tân Mai, Vĩnh Hồ… rồi dẹp lấn chiếm vỉa hè làm nơi kinh doanh triển khai mãi… vẫn không hiệu quả.

(còn nữa)

Nguyễn Hạnh

Có thể bạn quan tâm

Nên xem

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

Huyện Mỹ Đức: Khánh thành công trình “Sân chơi thiếu nhi” tại xã Thượng Lâm

(LĐTĐ) Mới đây, Thường vụ Huyện đoàn Mỹ Đức phối hợp với Cụm thi đua số 4 Thành đoàn Hà Nội tổ chức trao tặng công trình thanh niên “Sân chơi thiếu nhi” xã Thượng Lâm.
Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

Chính thức công bố điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2024

(LĐTĐ) Theo đúng kế hoạch, từ 8h hôm nay (17/7), Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) chính thức công bố kết quả thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2024.
Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

Người dân Thủ đô đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý

(LĐTĐ) Ứng dụng iHanoi đã có hơn 52.000 tài khoản đăng ký, vượt mốc 20.000 lượt truy cập hằng ngày. Ứng dụng này đã tiếp nhận và xử lý nhanh chóng 338 phản ánh, tỷ lệ hài lòng đạt trên 48%. Người dân đánh giá cao iHanoi nhờ tính tiện dụng và hiệu quả xử lý.
Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

Đào tạo về dinh dưỡng khoa học trong thể thao cho các câu lạc bộ bóng đá Việt Nam

(LĐTĐ) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam vừa phối hợp với Herbalife Việt Nam tổ chức buổi đào tạo về dinh dưỡng khoa học thể thao cho các đại diện của 58 câu lạc bộ bóng đá Việt Nam.
Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

Hà Nội: Gần 1.100 tỷ đồng chi trả trợ cấp cho người có công

(LĐTĐ) 6 tháng đầu năm 2024, Hà Nội chi cho công tác trợ cấp ưu đãi người có công với tổng kinh phí 1.252 tỷ đồng, trong đó, thực hiện chi trả đầy đủ, kịp thời trợ cấp cho gần 80.000 người có công và thân nhân người có công số tiền 1.094 tỷ đồng.
Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

Hơn 200 cán bộ được tập huấn công tác kiểm soát nhiễm khuẩn

(LĐTĐ) Vừa qua, tại Bệnh viện đa khoa Đức Giang, Sở Y tế Hà Nội tổ chức lớp tập huấn nâng cao năng lực cho 238 cán bộ làm công tác kiểm soát nhiễm khuẩn tại các cơ sở y tế trực thuộc ngành.
Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

Tập huấn kỹ năng thương lượng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho cán bộ Công đoàn huyện Phúc Thọ

(LĐTĐ) Ngày 16/7, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) huyện Phúc Thọ phối hợp với Trung tâm Chính trị huyện tổ chức lớp tập huấn kiến thức về công tác An toàn, vệ sinh lao động; bồi dưỡng kỹ năng, quy trình, phương pháp xây dựng, ký kết Thỏa ước lao động tập thể cho các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ủy ban Kiểm tra LĐLĐ huyện và cán bộ Công đoàn cơ sở trực thuộc LĐLĐ huyện.

Tin khác

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

Đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng từ mô hình chợ văn minh

(LĐTĐ) Mô hình chợ văn minh thương mại, an toàn thực phẩm đã góp phần duy trì môi trường kinh doanh an toàn, văn minh, đảm bảo tôn trọng quyền lợi của người tiêu dùng, góp phần tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo việc làm, thu nhập cho nhiều lao động ở huyện Thanh Trì.
Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

Huyện Thạch Thất xử lý nghiêm vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Thực hiện kế hoạch của Ban Chỉ đạo 197 huyện “Ra quân đảm bảo trật tự đô thị, vệ sinh môi trường, chào mừng kỷ niệm 70 năm Giải phóng huyện Thạch Thất (13/7/1954 - 13/7/2024), Ban Chỉ đạo 197 các xã, thị trấn đã đồng loạt ra quân đảm bảo trật tự đô thị, giải tỏa hành lang an toàn giao thông, đảm bảo đường thông, hè thoáng.
Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

Xử lý vi phạm trật tự đô thị tại quận Hoàn Kiếm: "Hôm nay làm sạch, mai đâu lại vào đấy"

(LĐTĐ) Mới đây, Tổ kiểm tra số 1 của Ban Chỉ đạo 197 thành phố Hà Nội đã kiểm tra thực tế các tuyến phố như: Trần Nhật Duật, Bát Đàn, Phùng Hưng, Hàng Buồm, Hàng Bạc, Mã Mây, Đào Duy Từ... Kết quả vi phạm trật tự đô thị (TTĐT) diễn ra phổ biến. Tuy nhiên, theo báo cáo 6 tháng đầu năm, các phường như: Cửa Nam, Tràng Tiền, Cửa Đông, Hàng Buồm... không có trường hợp nào bị xử phạt. Nội dung này không đúng với tình hình thực tế.
Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

Hàng chục nắp hố ga bỗng nhiên… biến mất

(LĐTĐ) Thời gian gần đây, trên địa bàn quận Đống Đa, Hà Nội, xảy ra tình trạng mất nắp hố ga dọc các tuyến đường, tiềm ẩn nguy cơ xảy ra tai nạn cho người tham gia giao thông.
Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa xử lý vi phạm về trật tự đô thị

(LĐTĐ) Ngày 8/7, Ban chỉ đạo 197 quận Đống Đa (Hà Nội) đã tổ chức đoàn đi kiểm tra tại một số điểm nóng trong công tác đảm bảo trật tự đô thị, an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn các phường Thịnh Quang, Phương Mai và Cát Linh.
Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

Quận Ba Đình quyết liệt tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp

(LĐTĐ) Ngày 5/7, tại buổi làm việc kiểm tra, đôn đốc thực hiện các nhiệm đảm bảo trật tự đô thị, trật tự công cộng và vệ sinh môi trường trên địa bàn quận Ba Đình, Thượng tá Dương Minh Tuyến - Phó trưởng Phòng Tham mưu, Công an thành phố Hà Nội yêu cầu Ban Chỉ đạo 197 quận Ba Đình cần triển khai những nhiệm vụ mới trong thời gian tới, với sự vào cuộc quyết liệt hơn nữa, đồng loạt hơn nữa để tiếp tục duy trì đô thị xanh - sạch - đẹp...
Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

Thi tuyển ý tưởng quy hoạch chuyển đổi công năng Khu công nghiệp Biên Hòa 1, Đồng Nai

(LĐTĐ) Cuộc thi tuyển nhằm lựa chọn được ý tưởng tốt nhất, phát huy tối đa tiềm năng của khu vực khu công nghiệp (KCN) Biên Hòa 1 chuyển đổi công năng thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ; phát huy tối đa tiềm năng của khu vực vào đồ án điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa đến năm 2045.
Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

Vi phạm về cấp phép xây dựng ở Hà Đông do cán bộ cấp vội, cấp ẩu

(LĐTĐ) Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Lê Thanh Nam cho biết, vi phạm về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cấp giấy phép xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp trên địa bàn quận Hà Đông chủ yếu liên quan đến 5 phường: Phú Lương, Phú Lãm, Phú La, Đồng Mai và Biên Giang.
Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

Thành phố Hồ Chí Minh thu hồi hơn 3ha đất làm dự án phục vụ cộng đồng

(LĐTĐ) Ủy ban nhân dân (UBND) Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) vừa có Tờ trình số 3674 trình Hội đồng nhân dân (HĐND) Thành phố thông qua danh mục dự án thu hồi đất với quy mô 3,14ha để phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng trên địa bàn.
Để vỉa hè thực sự “đẻ” ra tiền

Để vỉa hè thực sự “đẻ” ra tiền

(LĐTĐ) Dự thảo Đề án quản lý, khai thác, sử dụng vỉa hè trên địa bàn thành phố Hà Nội vừa được hoàn thiện và đang trình UBND Thành phố xem xét, quyết định. Theo lộ trình, dự thảo sẽ được Thành phố xem xét, lấy ý kiến người dân cũng như các sở, ngành liên quan và đơn vị chức năng… sau đó sẽ điều chỉnh phương án phù hợp. Nhìn chung, các đề xuất trong dự thảo thu hút sự quan tâm lớn của dư luận bởi mức độ ảnh hưởng trực tiếp của nó.
Xem thêm
Phiên bản di động